Hội-Nghị Thượng-Đỉnh Tôn-Giáo Thiên-Niên-Kỷ về Hòa-Bình Thế-Giới (Millennium World Peace Summit) đã nhóm họp tại Trụ-sở LHQ ở New York (Hoa-Kỳ) hồi cuối tháng 8 năm rồi. Hội-nghị kéo dài trong 3 ngày (31/8/00 - 02/9/00) với sự tham-dự của hơn 1000 vị Lãnh-đạo tinh-thần các tôn-giáo trên khắp thế-giới. Hội-nghị thảo-luận về các phương-thức mà tôn-giáo có thể thực-hiện được để tạo-dựng hòa-giải, hòa-bình cho thế-giới, và kết-thúc với sự cam-kết sẽ hợp-tác với nhau để cùng làm việc cho mục-tiêu cao-cả nầy.
Ở đây chúng tôi không đề-cập đến nội-dung các đề-tài thảo-luận cũng như kết-quả của Hội-nghị, mà chỉ muốn nêu một khía-cạnh khác thường của cuộc họp lớn-lao mang danh-nghĩa Hội-Nghị Thượng-Đỉnh Thiên-Niên-Kỷ nầy. Đó là việc Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không được mời tham-dự Hội-nghị khiến mọi người cũng như dư-luận quốc-tế bàng-hoàng xúc-động. Đây quả là một điều nghịch-lý khó hiểu.
-Họp thượng-đỉnh tôn-giáo mà một vị lãnh-đạo Phật-giáo nổi tiếng thế-giới như Đức ĐLĐM không được mời trong khi các nhà sư quốc-doanh trá-hình của CS lại ngồi chễm-chệ trong Hội-nghị.
-Hội-nghị bàn về vấn-đề hòa-bình thế-giới mà một vị chân-tu khả-kính từng dược giải Nobel Hòa-Bình năm 1989 vì sự mưu-cầu độc-lập, an-bình bền-bỉ, không ngừng cho xứ-sở Tây-Tạng của mình lại không được mời đóng góp, trong khi những phái-đoàn của các nước ngang-nhiên dùng bạo-lực xâm chiếm nước người (Trung-Quốc), vi-phạm nhân-quyền trầm-trọng (VN) lại trơ-trẽn bàn chuyện thế-thái nhân-an (thế-giới vui-vẻ, nhân-loại bình-an).
Sở-dĩ có chuyện tréo cẳng ngỗng nầy là vì BTC Hội-nghị bị áp-lực của Trung-Quốc phải loại Đức ĐLĐM ra khỏi danh-sách các nhà lãnh-đạo tôn-giáo được mời. Trước phản-ứng bất-mãn mạnh-mẽ của quốc-tế, từ những vị từng đoạt giải Nobel Hòa-Bình đến người dân bình-thường, từ các nhà lập-pháp đến các chính-trị-gia, các bậc tu-hành như Đức Hồng-Y Tutu của Nam-Phi, Hòa-Thượng Thích Quảng-Độ của VN, yêu-cầu sự có mặt của Đức ĐLĐM, Ban Tổ-Chức mới miễn-cưỡng đạt thư mời Ngài đến phát-biểu trong ngày bế-mạc, nhưng không phải tại diễn-đàn Hội-nghị mà ở một địa-diễm khác, bên ngoài trụ-sở LHQ không xa. Dĩ-nhiên, trước thái-độ mời-mọc có vẻ gượng ép và bất-kính đó, Đức ĐLĐM đã nhã-nhặn từ-chối, vì Ngài phát-biểu là muốn phái-đoàn tôn-giáo các nước nghe để cùng thảo-luận cho vấn-đề nêu ra, chớ nếu nói chuyện không chánh-thức bên lề Hội-nghị như vậy thì đâu còn ý-nghĩa, ích-lợi gì, mà cũng không còn cần-thiết nữa.
Tránh né trách-nhiệm việc làm thất nhân-tâm đó, ông Tổng Thư-Ký LHQ Kofi Annan cho rằng Hội-Nghị Thượng-Đỉnh nầy là do các Tổ-chức tư-nhân (private organigations) bảo-trợ và thực-hiện chớ không phải LHQ. Có thể tạm-thời tin lời ông. Nhưng có điều, nếu không có sự đồng-tình của LHQ (nếu không muốn nói là bảo-trợ) thì làm sao một hội-nghị tư-nhân mà lại tổ-chức ở cơ-sở của LHQ? Đã thế, ông TTK còn tự mâu-thuẫn khi phụ-họa là: Tôi hiểu nhiều người đã có lý khi thất-vọng sâu xa về viết Đức ĐLĐM sẽ không có mặt nơi đây trong Hội-Nghị Thượng-Đỉnh Tôn-Giáo sắp tới. Nhưng tôi cũng xin nói rằng nơi đây là cơ-sở dành cho các quốc-gia hội-viên và các vấn-đề tế-nhị của họ.
Tây-Tạng là một quốc-gia có chủ-quyền, và Đức ĐLĐM là vị Lãnh-đạo vừa giáo-quyền vừa quốc-quyền của nước nầy mà ai cũng biết. Sau khi Trung-Cộng xua quân xâm chiếm Tây-Tạng năm 1950, Ngài cùng một số đông dân-chúng phải lánh nạn sang Ấn-Độ và lập chánh-phủ lưu-vong, tiếp-tục, kiên-trì vận-động, tranh-đấu cho chủ-quyền và độc-lập của xứ-sở. Khi viện lý-do diễn-đàn LHQ chỉ dành cho các quốc-gia hội-viên để biện-minh cho việc không mời Đức ĐLĐM tham-dự Hội-nghị phải chăng ông TTK hay LHQ mặc-nhiên công-nhận việc TQ xâm-chiếm, sát nhập Tây-Tạng vào lãnh-thổ rộng lớn của mình là hợp-pháp? Người ta còn nhớ khi Iraq tấn-chiếm Kuwait và biến nước nầy thành tỉnh của mình, hay sau nầy, khi quân Serb tàn-sát, đánh đuổi dân thiểu-số gốc Albanie ra khỏi Kosovo, thì chính LHQ huy-động lực-lượng quân-sự các nước hội-viên mạnh-mẽ can-thiệp, bảo-vệ. Vậy mà nửa thế-kỷ nay, trước tội-ác trắng-trợn xâm-chiếm, thống-trị Tây-Tạng của Trung-Quốc, bất-chấp công-pháp quốc-tế, LHQ lại làm ngơ chẳng một lời lên án, khuyến-cáo hay trừng-phạt.
Thừa thắng xông lên, TQ lại càng thao-túng dữ hơn, không phải chỉ trong địa-hạt chính-trị, quân-sự , mà còn giẫm chân vào lãnh-vực tôn-giáo. Họp thượng-đỉnh tôn-giáo mà kẻ vô-thần muốn cho mời ai thì BTC mới được mời, không đồng ý người nào (vì lý-do bất-lợi cho chế-độ, nhà nước), thì BTC phải gạt tên ra. Chính thái-độ nhu-nhược đó của LHQ mà TQ vẫn ngạo-nghễ thống-trị, thẳng tay khủng-bố đất nước và nhân-dân Tây-Tạng, CSVN vẫn tiếp-tục đàn-áp thô-bạo tôn-giáo, đặc-biệt đã vô-cớ bắt giam, kết án các tín-đồ PGHH, ngăn chận công-cuộc cứu-trợ khẩn-cấp nạn-nhân lũ lụt Miền Tây VN của các tôn-giáo, và ngang-nhiên chiếm đất nhà thờ giáo-xứ Nguyệt-Bìu (Huế) mà không còn kiêng dè, sợ-sệt ai cả, đưa đến cuộc tranh-đấu cho tự-do tôn-giáo, lan rộng và quyết-liệt trong nước hiện nay.
Người ta nghĩ sao về vai trò và uy-thế của LHQ khi chịu khuất-phục trước áp-lực khống-chế của kẻ mạnh như vậy? LHQ, cơ-quan đầu-não của các nước trên thế-giới, mà còn như thế thì các quốc-gia nhược-tiểu làm sao có thể sống an lành yên-ổn, nhân-dân thấp cổ bé miệng có thể sống hạnh-phúc tự-do? Chừng nào LHQ vẫn còn bất-lực, chưa giải-quyết được cảnh nước lớn nuốt nước bé, chánh-phủ thù địch chính nhân-dân mình thì làm sao có thể nói chuyện hòa-bình, hòa-giải thế-giới?
ĐUỐC TỪ-BI
.
Ở đây chúng tôi không đề-cập đến nội-dung các đề-tài thảo-luận cũng như kết-quả của Hội-nghị, mà chỉ muốn nêu một khía-cạnh khác thường của cuộc họp lớn-lao mang danh-nghĩa Hội-Nghị Thượng-Đỉnh Thiên-Niên-Kỷ nầy. Đó là việc Đức Đạt-Lai Lạt-Ma không được mời tham-dự Hội-nghị khiến mọi người cũng như dư-luận quốc-tế bàng-hoàng xúc-động. Đây quả là một điều nghịch-lý khó hiểu.
-Họp thượng-đỉnh tôn-giáo mà một vị lãnh-đạo Phật-giáo nổi tiếng thế-giới như Đức ĐLĐM không được mời trong khi các nhà sư quốc-doanh trá-hình của CS lại ngồi chễm-chệ trong Hội-nghị.
-Hội-nghị bàn về vấn-đề hòa-bình thế-giới mà một vị chân-tu khả-kính từng dược giải Nobel Hòa-Bình năm 1989 vì sự mưu-cầu độc-lập, an-bình bền-bỉ, không ngừng cho xứ-sở Tây-Tạng của mình lại không được mời đóng góp, trong khi những phái-đoàn của các nước ngang-nhiên dùng bạo-lực xâm chiếm nước người (Trung-Quốc), vi-phạm nhân-quyền trầm-trọng (VN) lại trơ-trẽn bàn chuyện thế-thái nhân-an (thế-giới vui-vẻ, nhân-loại bình-an).
Sở-dĩ có chuyện tréo cẳng ngỗng nầy là vì BTC Hội-nghị bị áp-lực của Trung-Quốc phải loại Đức ĐLĐM ra khỏi danh-sách các nhà lãnh-đạo tôn-giáo được mời. Trước phản-ứng bất-mãn mạnh-mẽ của quốc-tế, từ những vị từng đoạt giải Nobel Hòa-Bình đến người dân bình-thường, từ các nhà lập-pháp đến các chính-trị-gia, các bậc tu-hành như Đức Hồng-Y Tutu của Nam-Phi, Hòa-Thượng Thích Quảng-Độ của VN, yêu-cầu sự có mặt của Đức ĐLĐM, Ban Tổ-Chức mới miễn-cưỡng đạt thư mời Ngài đến phát-biểu trong ngày bế-mạc, nhưng không phải tại diễn-đàn Hội-nghị mà ở một địa-diễm khác, bên ngoài trụ-sở LHQ không xa. Dĩ-nhiên, trước thái-độ mời-mọc có vẻ gượng ép và bất-kính đó, Đức ĐLĐM đã nhã-nhặn từ-chối, vì Ngài phát-biểu là muốn phái-đoàn tôn-giáo các nước nghe để cùng thảo-luận cho vấn-đề nêu ra, chớ nếu nói chuyện không chánh-thức bên lề Hội-nghị như vậy thì đâu còn ý-nghĩa, ích-lợi gì, mà cũng không còn cần-thiết nữa.
Tránh né trách-nhiệm việc làm thất nhân-tâm đó, ông Tổng Thư-Ký LHQ Kofi Annan cho rằng Hội-Nghị Thượng-Đỉnh nầy là do các Tổ-chức tư-nhân (private organigations) bảo-trợ và thực-hiện chớ không phải LHQ. Có thể tạm-thời tin lời ông. Nhưng có điều, nếu không có sự đồng-tình của LHQ (nếu không muốn nói là bảo-trợ) thì làm sao một hội-nghị tư-nhân mà lại tổ-chức ở cơ-sở của LHQ? Đã thế, ông TTK còn tự mâu-thuẫn khi phụ-họa là: Tôi hiểu nhiều người đã có lý khi thất-vọng sâu xa về viết Đức ĐLĐM sẽ không có mặt nơi đây trong Hội-Nghị Thượng-Đỉnh Tôn-Giáo sắp tới. Nhưng tôi cũng xin nói rằng nơi đây là cơ-sở dành cho các quốc-gia hội-viên và các vấn-đề tế-nhị của họ.
Tây-Tạng là một quốc-gia có chủ-quyền, và Đức ĐLĐM là vị Lãnh-đạo vừa giáo-quyền vừa quốc-quyền của nước nầy mà ai cũng biết. Sau khi Trung-Cộng xua quân xâm chiếm Tây-Tạng năm 1950, Ngài cùng một số đông dân-chúng phải lánh nạn sang Ấn-Độ và lập chánh-phủ lưu-vong, tiếp-tục, kiên-trì vận-động, tranh-đấu cho chủ-quyền và độc-lập của xứ-sở. Khi viện lý-do diễn-đàn LHQ chỉ dành cho các quốc-gia hội-viên để biện-minh cho việc không mời Đức ĐLĐM tham-dự Hội-nghị phải chăng ông TTK hay LHQ mặc-nhiên công-nhận việc TQ xâm-chiếm, sát nhập Tây-Tạng vào lãnh-thổ rộng lớn của mình là hợp-pháp? Người ta còn nhớ khi Iraq tấn-chiếm Kuwait và biến nước nầy thành tỉnh của mình, hay sau nầy, khi quân Serb tàn-sát, đánh đuổi dân thiểu-số gốc Albanie ra khỏi Kosovo, thì chính LHQ huy-động lực-lượng quân-sự các nước hội-viên mạnh-mẽ can-thiệp, bảo-vệ. Vậy mà nửa thế-kỷ nay, trước tội-ác trắng-trợn xâm-chiếm, thống-trị Tây-Tạng của Trung-Quốc, bất-chấp công-pháp quốc-tế, LHQ lại làm ngơ chẳng một lời lên án, khuyến-cáo hay trừng-phạt.
Thừa thắng xông lên, TQ lại càng thao-túng dữ hơn, không phải chỉ trong địa-hạt chính-trị, quân-sự , mà còn giẫm chân vào lãnh-vực tôn-giáo. Họp thượng-đỉnh tôn-giáo mà kẻ vô-thần muốn cho mời ai thì BTC mới được mời, không đồng ý người nào (vì lý-do bất-lợi cho chế-độ, nhà nước), thì BTC phải gạt tên ra. Chính thái-độ nhu-nhược đó của LHQ mà TQ vẫn ngạo-nghễ thống-trị, thẳng tay khủng-bố đất nước và nhân-dân Tây-Tạng, CSVN vẫn tiếp-tục đàn-áp thô-bạo tôn-giáo, đặc-biệt đã vô-cớ bắt giam, kết án các tín-đồ PGHH, ngăn chận công-cuộc cứu-trợ khẩn-cấp nạn-nhân lũ lụt Miền Tây VN của các tôn-giáo, và ngang-nhiên chiếm đất nhà thờ giáo-xứ Nguyệt-Bìu (Huế) mà không còn kiêng dè, sợ-sệt ai cả, đưa đến cuộc tranh-đấu cho tự-do tôn-giáo, lan rộng và quyết-liệt trong nước hiện nay.
Người ta nghĩ sao về vai trò và uy-thế của LHQ khi chịu khuất-phục trước áp-lực khống-chế của kẻ mạnh như vậy? LHQ, cơ-quan đầu-não của các nước trên thế-giới, mà còn như thế thì các quốc-gia nhược-tiểu làm sao có thể sống an lành yên-ổn, nhân-dân thấp cổ bé miệng có thể sống hạnh-phúc tự-do? Chừng nào LHQ vẫn còn bất-lực, chưa giải-quyết được cảnh nước lớn nuốt nước bé, chánh-phủ thù địch chính nhân-dân mình thì làm sao có thể nói chuyện hòa-bình, hòa-giải thế-giới?
ĐUỐC TỪ-BI
.
Gửi ý kiến của bạn