VIỆT NAM RỒI SẼ THANH BÌNH

14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 13080)
VIỆT NAM RỒI SẼ THANH BÌNH
nguyen_huynh_mai_baby_1-content
Photo tác giả chụp lúc còn bé ở làng Hòa Hảo gần Tổ Đình PGHH

Quê hương Việt Nam! Quê hương Việt Nam lúc nào cũng âm vang trong lòng tôi. Đó là lời mời gọi thiết tha nhất mà tôi luôn luôn mong muốn có ngày trở lại để sống, để thở, để uống những ngụm nước ngọt ngào múc lên từ giòng sông Cửu Long.

Thật êm đềm làm sao những buổi rong chơi nô đùa trên các bờ đê, nhìn đồng ruộng với những hạt lúa chín vàng rung rinh trước gió. Hình ảnh các chú bé chăn trâu, bác nông phu chân lấm tay bùn, thật thà chất phác vẫn luôn luôn thân thương đượm tình người.

Tôi sống những ngày thơ ấu nơi ngôi làng nhỏ bên giòng An Giang thật êm đềm, nồng nàn tình tương thân tương ái. Mọi người đối xử với nhau như bà con ruột thịt. Thật đúng như tên ngôi làng. Đó là làng Hòa Hảo.

Tôi chỉ biết đến sự đau khổ của chiến tranh từ khi rời xa mảnh đất thân yêu rày đây mai đó, theo bước chân của cha mẹ bôn ba nơi xứ người. Xa Việt Nam lúc chỉ mới lên bảy tuổi, tôi cảm thấy lạc lõng giữa nhiều ngôn ngữ lạ. Tại Nam Vang, người ta nói tiếng Miên, tiếng Tàu, tiếng Pháp. Đất lạ quê người gia đình tôi sống với bao nỗi bơ vơ, mất mát, lòng thương nhớ quê cha đất tổ.

Gia đình tôi phải xa Việt Nam vì tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp, nhưng chính tôn giáo ấy đã ảnh hưởng mãnh liệt trong tình yêu quê hương, nghĩa đồng bào nơi tâm hồn tôi.

Ba mẹ thường hay đọc Sám giảng thi văn giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho tôi nghe. Những câu thơ nói về niềm ưu tư đến vận nước khiến tôi rung động nhất, như bài "Lo Nước":

Nước Việt trẻ già mãi ngóng trông
Ngày nào hưng phục cõi trời Đông
Lẽ đâu tạo hóa riêng cay độc
Đày khắc mãi chi giống Lạc Hồng.

Trong bài "Gọi Đoàn Thanh Niên" có những câu tôi học thuộc lòng và xem đó như những lời nhắc nhở:

Chớ có ngủ li-bì trong mộng
Để dân ta mãi sống khốn cùng.

Hoặc:
Hy sinh báo quốc tận trung
Đem bầu nhiệt huyết so cùng sắt gang
Việt Nam là giống Hồng Bàng
Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong.

Ba tôi thường ngâm bài "Gọi Đoàn Chiến Sĩ" vào những buổi chiều với khuôn mặt đâm chiêu xúc động:

Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn tráng sĩ
Nhìn thời xưa hùng vĩ nước nhà ta
Bắc Nam một giải san-hà
Mồ hôi giọt máu ông cha tài bồi
Nay vận nước đến hồi thịnh thái
Chí anh hùng ta hãy noi gương
Một mai nước được phú cường
Tấm thân tráng sĩ cột rường nhà Nam.

Với một giọng thanh tao mẹ tôi hay ngâm bài "Gọi Đoàn Phụ Nữ" mỗi khi chải tóc cho tôi, hay ôm tôi vào lòng:

Chị em ôi, Bắc Nam là một
Chị em là rường cột giống nòi
Giỡ? sử xanh Nam Việt mà coi
Gương Trưng, Triệu còn roi muôn thuở
Chẳng có lẽ xưa hay mà nay dở
Khiếp nhược là cái cớ vong gia
Chí anh hùng của khách quần thoa
Đâu có kém bực tu mi nam-tử
Sách Thánh Hiền truyền lưu mấy chữ
Thất phu còn trách nhiệm với non sông
Cả tiếng kêu bạn gái má hồng
Đem son phấn điểm tô Tổ Quốc.

Gia đình tôi may mắn được trở lại quê hương sau mười năm xa cách. Tôi và các em được cắp sách đến trường học ngôn ngữ Việt Nam, sống với đồng bào ruột thịt của mình. Nhưng, đau đớn thay, năm 1975 miền Nam đã mất, ba mẹ tôi không chấp nhận chế độ vô thần nên phải dắt chúng tôi ra đi, bỏ tất cả sản nghiệp vừa mới gầy dựng lại.

Nay tuy đã sống nơi xứ người gần hai mươi năm, nhưng tình yêu quê hương đồng bào ruột thịt của tôi lại càng phát triển mạnh mẽ,đậm đà hơn bao giờ hết. Với niềm tin tuyệt đối nơi tôn giáo,tôi chắc chắn rằng tất cả những chế độ vô thần rồi sẽ sụp đổ và nước Việt Nam của chúng ta sẽ được thanh bình.

Trong bài "Khuyến Nông" viết năm Ất Dậu 1945, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khuyến khích nông gia ở các tỉnh miền Tây Nam Phần như sau:

Cả kêu điền chủ phu nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang
Muốn cứu khỏi tai nàn của nước
No dạ dày là chước đầu tiên
Nam Kỳ đâu phải sống riêng
Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung.

Cũng trong bài này, Ngài ân cần dặn dò:
"Gởi một tấc lòng son nhắn nhủ
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông
Nắm tay trở lại cánh đồng
Cần lao nhẫn nại Lạc Long tổ truyền".

Ngài còn cho biết thêm :
"Dầu những kẻ vô tình với nước
Cũng tỉnh hồn mơ ước tự do
Tiếng vang độc lập reo hò
Từ Nam chí Bắc nung lò khí thiêng."

Theo Ngài, khi nào người Việt Nam cùng một lòng với nhau, quê hương ta sẽ được tự do thanh bình. Trong bài "Tặng Đoàn Thanh Niên Ái Quốc", Đức Huỳnh Giáo Chủ có nói:

Gương trung nghĩa Thánh Thần cảm động
Ắt có ngày mở rộng cơ quan
Từ Nam ra Bắc xa ngàn
Nhưng lòng phải một mới toàn mưu hay.

Cũng trong bài này Ngài đã nói về tương lai nước Việt Nam như sau:
Vừa nghe nói Đoàn Thanh Niên Ái Quốc
Lòng sĩ tăng bỗng bật sự vui say
Âu là Trời đã sẵn bày
Non sông chìm đắm có ngày phục hưng
Khắp Á Đông tưng bừng náo nhiệt
Nô nức nhau kiến thiết quốc gia
Kẻ sang hải ngoại về nhà
Người trong tăng lữ cũng là ước ao.

Nguyễn Huỳnh Mai

1-to-dinh-pghh_2012-large-content

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ đình PGHH tháng 1-2012 (Photo Đức Đặng)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 20155:23 SA(Xem: 16589)
Từ những ngày đầu ở miền Nam, 1954, khi còn trong tuổi thiếu niên, người viết bài này đã nghe nói đến nhân vật Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo (Viên Linh)
29 Tháng Giêng 20152:55 CH(Xem: 13497)
Mọi sự thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt đều làm thay đổi tâm hồn con người. Điều ấy có đúng không?
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7037)
Mẹ là sự hiện diện của cả một quá khứ Việt Nam đau thương, của cả những kỷ niệm bình yên, đẹp đẽ của quê hương tôi.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 21904)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
05 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 9862)
Nguyễn Huỳnh Mai: Có những lúc nằm thiu thiu ngủ với cảm giác trôi bềnh bồng trên mặt sông, tâm hồn tôi thật nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tôi hồi tưởng thời còn bé bỏng theo mẹ đi Long Xuyên thăm bà Mười. Bà Mười là em út của ông Ngoại tôi. Bà có đôi mắt to, nghiêm khắc khiến tôi sợ sệt, e dè mỗi khi khoanh tay thưa bà.
17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 8604)
Huệ Thọ- Cách đây 92 năm trước, hoa từ bi đã trổ tại làng Hòa Hảo để 20 năm sau kết trái cho một bậc vĩ nhân lâm phàm mặc khải:“ Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn Khắp hạ giới truyền khai đạo pháp”