1. Quan niệm và tổ chức.

16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 25320)
1. Quan niệm và tổ chức.

 

Thể hiện tinh thần tôn giáo nhập thế, đề cao ân đất nước, với sứ mạng tôn giáo hóa chánh trị, giải thoát cái khổ tập thể, Phật Giáo Hòa Hảo không chủ trương tách rời Đạo và Đời.

“Đời không Đạo Đời vô liêm sĩ 

Đạo không Đời Đạo biết dạy ai”.

Và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngoài tư thế của một cư sĩ tại gia còn là một công dân của đất nước. Hẳn nhiên công dân phải có bổn phận đối vời sự thịnh suy của quốc gia, dân tộc; tùy tài, tùy sức kể cả các nhà tu cũng phải “dứt cà sa khoát chiến bào”.

Dù vậy, chánh trị không phải là cứu cánh của Phật Giáo Hòa Hảo mà tùy thời, tùy thế dùng làm phương tiện để hành sử pháp môn “Học Phật Tu Nhân”.

Phật Giáo Hòa Hảo nói riêng và các giáo phái miền Nam nói chung là một hiện tượng đặc biệt của miền Nam đi xa mục tiêu tôn giáo thuần túy cổ truyền, hướng dẫn nông dân vào cuộc đối kháng với các địa chủ để thay đổi số phận cơ cực của họ. Lại nữa, với thuyết cứu nhân độ thế, Phật Giáo Hòa Hảo không thể chủ trương cầu xin tiêu cực ở kẻ thống trị cải thiễn đời sống nông dân mà phải tổ chức họ vào đời sống tập thể trên phương diện đời lẫn đạo, kích thích lòng yêu nước và mang lại cho họ niềm an ủi trong cuộc sống nghèo khổ hằng ngày (1).

---------------------------------------------------------------------------


(1) Trần Thị Hòai Trân, Đoàn Thể Áp Lực, Saigon 1974, trang 130.


Vì vậy, với hậu thuẩn quần chúng, với hoàn cảnh thuận lợi và đặc biệt sau Đệ II Thế Chiến, Giáo Phái Phật Giào Hòa Hảo đã dấn thân tích cực vào lãnh vực đấu tranh chánh trị, quân sự với hai kẻ thù Cộng Sản và Thực Dân.

Sau biến cố 09-03-1945, Phật Giáo Hòa Hảo đã chánh thức nhập cuộc vào lãnh vực chánh trị dưới hình thức Hội hay chánh đảng với quyết tâm : dành độc lập thật sự cho quốc gia như “Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội” và “ Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng”; hoặc hòa giải các lực lượng không Cộng sản qua “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt Toàn Quốc”; hay làm giảm hận thù giũa những người Việt hầu thống nhứt lãnh thổ và đoàn kết dân tộc trong tổ chức “Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp”.

Tuy nhiên, trong các tổ chức chánh trị đó, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng được thành lập ngày 21-09-1946 tại hậu phương Gia Định phản ảnh chủ trương chánh trị và ảnh hưởng lâu bền trên cộng đồng tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo.

Dù thoát thai từ nhiều đoàn thể cách mạng, tôn giáo (1) nhưng hậu thuẩn mạnh nhứt chính là lực lượng Phật Giáo Hòa Hảo., Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng chủ trương : (1) một đảng quốc gia, đấu tranh cho sự tự chủ hoàn toàn của dân tộc, củng cố nền độc lập quốc gia, cấu tạo xã hội Việt Nam mới; (2) một đảng Dân Chủ, chủ quyền thuộc về toàn dân; (3) một đảng cách mạng xã hội, mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng tài năng và việc làm của mình nhưng không chủ trương đấu tranh giai cấp.

Sự tương quan giữa hai lực lượng Phật Giáo Hòa Hảo và Dân Xã Đảng đã tạo nên sự ngộ nhận Dân Xã Đảng là Phật Giáo Hòa Hảo trá hình nhưng Đức Huỳnh Phú Sổ đã khẳng định : “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng là một đảng chánh trị… Thế thì không phải Phật Giáo Hòa Hảo đổi tên”… mà Phật Giáo Hòa Hảo và Dân Xã Đảng là hai tổ chức khác nhau. Tôn giáo là tôn giáo mà chánh trị là chánh trị”. Và “Đạo là để tu hành, còn đảng là để tranh đấu (2).

Cũng như tình trạng tôn giáo, Dân Xã Đảng sau khi các lãnh tụ lần lượt bị Cộng sản sát hại đã thiếu sự lãnh đạo mà chỉ có sự điều khiển của Đại Tá Lê Quang Vinh tự Ba Cụt với chủ trương ôn hòa đến khi chiến khu Long Châu Hà bị chánh quyền tấn công ngày 08-12-1954.

Với lập trường chống sự chia cắt đất nước, sự bất lực của chánh quyền Ngô Đình Diệm, Dân Xã Đảng rút vào chiến khu và chống đối tích cực. Hẳn nhiên những cơ sở pháp lý của tổ chức nầy bị huỷ bỏ (nghị định 91/BNV/CT bị thu hồi). Chánh quyền chấp nhận một tổ chức Dân Xã khác bằng nghị định mới 5/BNV/CT ngày 09-02-1955 khai sinh “Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội” do các Ông Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ, Phan Bá Cầm xin tái lập với Ông Nguyễn Bảo Toàn làm Tổng Bí Thư để dễ dàng tiêu diệt lực lượng của Lê Quang Vinh.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


(1) Việt nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, Bình Xuyên và các Ông Lê Văn Thu, Phan Khắc Sử, Lâm Văn Tết. (2) Báo Quần Chúng số ra ngày 15.11.1946

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Dân Xã Đảng thật sự bắt đầu thời kỳ phân hóa :

Thủ đoạn chánh trị của nhà cầm quyền cùng sự chia rẽ mâu thuẩn cấp lãnh đạo khiến tiềm năng Dân Xã Đảng bị suy giảm và chia làm hai hệ phái : Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng và Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam.

* Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (hệ phái 3 ngôi sao).

Trên phương diện pháp lý, và theo quan điểm của nhà cầm quyền, lực lượng Dân Xã của tướng ba Cụt ở bưng biền chỉ là một nhóm phản động, ly khai. Lực lượng kể cả Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia mà Dân Xã Đảng đã liên kết cùng các tổ chức khác thành lập được coi như tan rã sau khi quân đội chánh phủ lần lượt tấn công vào lực lượng Bình Xuyên, quân đội Phật Giáo Hòa Hảo ở Cái Dầu (Châu Đốc), Cái Vồn (Cần Thơ), Thốt Nốt (Long Xuyên), chiến khu Long Châu Hà và kết thúc bằng chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” (từ 26-04-1956 đến 24-02-1957). Các phần tử Dân Xã còn lại chia làm hai khuynh hướng : một nhóm chủ trương trung lập do Phạm Sĩ Thanh cầm đầu lưu vong sang Miên, nhóm còn lại họp nhau ở chiến khu giải phóng Kiến Phong (tháng 06-1957) bầu Ông Trình Quốc Khánh (tức Nguyễn Hữu Lễ) làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng Bộ nhưng tình trạng tù đày của vị nầy, Dân Xã Đảng coi như tan rã.

Sau cách mạng 01-11-1963, Dân Xã Đảng s9ược củng cố nhưng cũng tiếp tực phân hóa, trong cùng hệ pháp có đến hai tổ chức : Trình Quốc Khánh và Trương Kim Cừu (1) nhưng khối trước hoạt động tương đối mạnh mẽ hơn, tạo bất ổn thường xuyên cho chánh quyền.

* Đảng Dân Chủ Xã Hội Việt Nam (hệ phái chữ Vạn).

Khai sinh do hậu ý của chánh quyền, đảng có những hoạt động thuận lợi cho chánh sách của Ông Ngô Đình Diệm qua đại hội ngày 30-04-1955 và Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia do Nguyễn Bảo Toàn làm Chủ Tịch.

Tính cách “hữu danh vô thực” của Hội Đồng nầy đã khiến vị Chủ Tịch thay đổi lập trường và gay gắt lên án sự độc tài của Ngô Đình Diệm (đăng trên tờ New York times) mà hậu quả là Ông phải rời khỏi Việt Nam.

Khối chữ Vạn lại bắt đầu rạn nứt do sự kiện Tướng Nguyễn Giác Ngộ (lúc bấy giờ là Chánh sở Du kích chiến Bộ Tổng Tham Mưu) ủy nhiệm lần lượt cho các Ông Trần Văn Mãi, Huỳnh Thiện Ngôn và Trung Tá Phạm Văn Giác hành sử chức vụ Tổng Bí Thư, trước sự phản đối của các Ông Ngô Văn Ký, Phan Bá Cầm, Lâm Văn Lệ. Một Ban Chấp Hành mới thành hình và chia xẻ ảnh hưởng với khối trên đến khi Ông Nguyễn Bảo Toàn trở về nước và tái hoạt động đến sau cuộc đảo chánh 11-11-1960. Cuộc chính biến đó “đốt cháy” Đảng Dân Xã khối Nguyễn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


(1) Nghị Định số 1099 BNV/KS ngày 11.9.64 và Văn Thư số 5014-B/KS ngày 9.6.64. Bảo Toàn và Ông nầy bị thủ tiêu (1), Phan Bá Cầm bị lưu đày Côn Đảo, đồng thời cũng giúp củng cố cho khối còn lại của Phạm Văn Giác.

 

Chánh trị đổi thay, mỗi giai đoạn một chánh sách, Dân Xã cũng theo đó mà thay đổi phù hợp với giai đoạn mới. Ông Phan Bá Cầm được trả tự do sau cách mạng 01-11-1963 và thành lập một Ban Chấp Hành trước sự rút lui của khối Phạm Văn Giác để nhường thế độc nhứt cho khối Phan Bá Cầm trong hệ phái chữ Vạn.

 

Dân xã Đảng lại khởi đầu cho giai đoạn vận động thống nhứt :

Thực trạng chia ba của Dân Xã Đảng đã không tạo được niềm tin cho các tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo và đảng viên Dân Xã, cũng chẳng ứng phó hữu hiệu trước không khí sinh hoạt chánh trị hậu cách mạng. Vấn đề thống nhứt đã được đặt ra từ năm 1964 và cụ thể hóa bằng một Đại Hội tại Long Xuyên (11-10-1964) với một Ban Chấp Hành lâm thời gồm đại diện giáo hội và đại diện ba hệ phái, nhưng đến giữa tháng 6-1965, Ban Chấp Hành lâm thời đã cảm thấy “không đủ khả năng thực hiện thống nhứt khi 3 khối còn mang tị hiềm và không san bằng các mâu thuẩn đã qua” đã tự ý đình chỉ công tác kể từ ngày đại hội nói trên.

Một úy ban vận động thống nhứt mới thành hình chỉ tạo thêm tranh chấp và nhiều địa phương đã xảy ra xô xát đổ máu giữa các hạ tầng (2).

Tình trạng Dân Xã còn đang căng thẳng, hai tổ chức ngoại vi khác là “Tập Đoàn Cựu Chiến Sĩ Hòa Hảo Dân Xã” và “Hội Cựu Quân Nhân Phật Giáo Hòa Hảo” thành hình lại càng tạo thêm phân hóa cho các tổ chức chánh trị Phật Giáo Hòa Hảo. Đại hội lại mở ra tại Thánh Địa dưới sự hổ trợ của Giáo Hội và nhứt là chỉ thị của Đức Bà Lê Thị Nhậm khai sanh Ủy Ban Lãnh Đạo “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng thống Nhứt” theo “ngũ đầu chế” gồm các Ông Phan Bá Cầm, Trương Kim Cừu, Trình Quốc Khánh, Lâm Thành Nguyên và Trần Duy Đôn.

 

Sự thống hợp rồi cũng có tính cách giai đoạn, các phe nhóm lại tiếp tục hoạt động riệng rẽ và kéo dài tình trạng khủng hoảng như ngày nay.


 --------------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) “Chín Năm Máu Lữa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm”, Nguyệt San Thần Phong, trang 189. 

(2) Trần Nhựt Thăng, Tìm Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo, Luận văn tốt nghiệp, trang 83.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn