Mục II : Cơ sở truyền giáo

16 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 26659)
Mục II : Cơ sở truyền giáo

 

Sau 10 năm phát triển nhưng vẫn chưa có đầy đủ cơ sở truyền giáo đúng nghĩa của một tôn giáo vì đến nay Phật Giáo Hòa Hảo vẫn còn thiếu cán bộ rất trầm trọng. Dù vậy, đoàn thể vẫn cố gắng thiết lập những cơ sở để làm phương tiện truyền thông.

 

* TỰ VIỆN

 

Chùa của Phật Giáo Hòa Hảo có lối kiến trúc giản dị và thờ phượng theo giáo thuyết vô vi của tôn giáo (ngoại trừ một số ngôi chùa có thờ tượng Phật vì đã được dựng lên trước khi Phật Giáo Hòa Hảo xuất hiện, chẳng hạn ngôi chùa chánh An Hòa Tự tại Thánh Địa Hòa Hảo). Tự viện là nơi hành hương của những tín đồ cư sĩ tại gia vào các ngày đặc biệt của Phật Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo. Sau đây là bảng kê Tự Viện và nhân viên Ban Quản Tự toàn quốc.

 

 

 

 

 

 

Năm

 Tự Viện

Nhân viên Ban Quản Tự

1968 (1)

1973 (2)

152

213

1976

2769

 

* ĐỌC GIẢNG ĐƯỜNG

Kỷ nguyên mới trong lịch sử truyền giáo Phật Giáo Hòa Hảo (mà cao điểm của kỷ nguyên nầy xảy ra vào những năm đầu thành lập giáo hội) là những Đọc Giảng Đường. Với lối kiến trúc đặc thù, mang hình ảnh một hoa sen và bàn thông thiên phóng đại, ngôi đọc giảng đường chỉ là cơ sở đúng với danh xưng đó. Dù được khuyến cáo tôn trọng giờ giấc lao động nhưng tại nhiêu nơi, người ta vẫn nghe tiếng ngân nga kệ giảng suốt ngày đêm. Đến nay, phần cơ sở nầy đã thực hiện được.

 

Năm

 Đọc Giảng

Đường

Đọc Giảng

Viên

Nhân Viên

Ban Quản Trị

Máy

 Phóng thanh

 1966

 1968

 1973

300

388

468

5.819

?

10.000

3.900

5.044

6.086

275

401

?


* SẤM GIẢNG – NGUYỆT SAN – ĐẶC SAN – TÀI LIỆU HỌC TẬP


Ngoài các cơ sở vật chất, Phật Giáo Hòa Hảo còn thiết lập những cơ sở tinh thần để nuôi dưỡng lý tưởng cán bộ và tín đồ, phát huy giáo thuyết.

Tất cả những tài liệu viết của Đức Huỳnh Phú Sổ được các cán bộ sưu tầm và hệ thống hóa thành bộ “Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ” dày 472 trang gồm 6 quyển tái bản trên ba trăm lần với số lượng trên 800.000 quyển.

Sách đã trở thành quyển kinh “gối đầu giường” của đa số tín đồ và hiện đang có tại những thư viện ở Nhựt, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Pháp …

Một cơ quan ngôn luận chính thức của Phật Giáo Hòa Hảo đước thiết lập từ tháng 2-1965 với ấn lượng từ 15.000- 20.000 quyển mỗi kỳ. Đó là nguyệt san “Đuốc Từ Bi” một phương tiện quản bá sinh hoạt Phật Giáo Hòa Hảo do chính vị Trưởng Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương đương thời điều khiển. Nguyệt san xuất bản liên tục được 29 số hơn gần 3 năm và đã đình bản theo sự chấm dứt thời kỳ hợp nhứt của đoàn thể.

Phương tiện truyền đạt khác cũng được giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xử dụng có tính cách bất thường như những nội san : Sống Vì Đạo, Hưng Đạo, Chân Tiến, Chân Đạo, Ánh Đạo, Suối Đạo, Hương Đạo, Trí Đạo, Ý Đạo, Mùa Hoa Đạo, Đất Nội, Thánh Địa, Phù Sa … và gần đây nội san định kỳ (nửa tháng) Từ Bi (số ra mắt ngày 15-11-1973) với tính cách cơ quan ngôn luận của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.

Cũng trong phạm vi nầy, Phật Giáo Hòa Hảo cũng góp mặt vào sinh hoạt văn hóa để truyền giáo qua các đặc san “Xuân Đại Đồng, Xuân Từ Bi, Từ Bi …” trong những ngày hội lớn hay Tết Nguyên Đán.

Các ấn bản đặc biệt và bất thường không có tác dụng nhiều về khía cạnh truyền đạo.

Thêm vào đó, Ban Tu Thư Phổ Thông Giáo Lý cũng đã cho ấn hành những tài liệu học tập nội bộ mà ấn bản lên đến 407.760 (1) cộng thêm số sách báo đã phát hành 456.352 quyển (2), trong đó có các tác phẩm sau đây :

 

Sách tiếng Việt :

 

- Thành phần tổ chức và thể lệ đọc Sấnm giảng. - Giáo Hội và Giáo pháp. - Độc giảng đường và đọc giảng viên. - Phật Giáo Hòa Hảo, một nề đạo dân tộc. - Tài liệu tu học Giảng viên truyền bá giáo lý sơ cấp. 

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

-(1) Hinh Phương Cư Sĩ – Nhìn Thẳng Vào Tôn Giáo Phật Giáo Hòa Hảo. 

(2) Ibid. - Đạo Pháp Khai Tâm. - Tập kỷ yếu của trường Phổ Thông Lý Tưởng Phật Giáo Hòa Hảo. - Tiếng Quyên. - Thất Sơn mầu Nhiệm. - Con đường sống.

 

Sách Việt – Anh – Pháp :

 

- Biography and Teaching of Prohet Huỳnh Phú Sổ. - A General Survey of Hoa Hao Buddhism.

 

Sách Việt – Hán :

 

- Sứ Mạng Hoằng pháp. - Tài liệu tu học khóa Đọc giảng viên. - 100 bài pháp luận trên các đài truyền thanh Saigon, Cần Thơ. - Tu Hành Tất Tri. - Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hành.

 

Để đóng góp vào sự thiếu thốn của giáo hội, và làm dồi dào phương tiện truyền giáo, tư nhân cũng đã xuất bản một số sách và tạp chí sau:

 

- Số 41 đường Hồng Bàng, Gia Định phát hành tạp chí “Giác Thiền” với 40 số từ tháng 4-1956 đến tháng 8-1959.

- Tân Sanh xuất bản : Đức Quản Cơ của Nguyễn Văn Hầu – 1966.

- Long Hoa xuất bản : . Đức Phật Thầy Tây An, Vương Kim và Đào Hưng - 1958. . Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo, Thanh Sĩ và Vương Kim - 1959. . Bửu Sơn Kỳ Hương, Vương Kim - 1966. . Hành Sử Đạo Nhân, Vương Kim – 1070. 

- Hương Sen xuất bản : . Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn Văn Hầu – 1969. . Muốn Về Cõi Phật, Nguyễn Văn Hầu – 1968. . Tu Rèn Tâm Trí, Nguyễn Văn Hầu – 1970. . Pháp Luận, Ban Phổ Thông Giáo Lý Trung Ương – 1970. 

- Hoa Sen : Ấn quán của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, đang hoàn thành các tác phẩm của Dật Sĩ và đảm trách hầu hết các ấn loát phẩm khác.

 

* ĐÀO TẠO CÁN BỘ - HUẤN LUYỆN TRỊ SỰ VIÊN VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ


Chánh sách dù có hay, giáo thuyết dù có tuyệt hảo nhưng thiếu cán bộ, thiếu nhân viên truyền giáo tốt vẫn không tạo kết quả mong muốn. Trong chiều hướng đó từ những năm 1953, 1954, 1955, trường Phổ Thông Lý Tưởng Hòa Hảo tại Thánh Địa Hòa Hảo do Cố Vấn Tối Cao Huỳnh Công Bộ thành lập khóa huấn luyện Hoằng Pháp do Ông Thanh Sĩ (tín đồ gọi là Cậu Hai Nhỏ) điều khiển là những cơ sở đầu tiên đào tạo nhân sự… Kỷ nguyên lại được khai mở sau 1963 với các khóa tại Trung Ương và hơn 50 địa điểm khác nhau trên toàn quốc.

Chương trình huấn luyện nhân sự nhằm vào nhiều thành phần đối tượng mà lớp tuổi từ 8 đến 15 được xếp vào học viên các khóa “Đạo Pháp Khai Tâm” được huấn luyện những điều cần thiết của một tín đồ. Sau hơn 6 năm hoạt động (từ tháng 12-1967 – cuối năm 1973) đã có hơn 350 khóa thuộc loại nầy được khai giảng và đã huấn luyện cho hơn 35.000 thiếu nhi nông thôn miền Tây vào các dịp nghỉ hè của học sinh Tiểu học.

Đối tượng khác của chương trình huấn luyện là các “Tu Sĩ” qua khóa “Đào tạo giảng viên truyền giáo sơ cấp”. Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ cùng các Ban Trị Sự địa phương mở các khóa “Đạo Pháp Khai Tâm” và tổ chức hội thảo Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Từ tháng 4-1966 đến cuối tháng 09-1972 (từ đây đến cuối năm 1973 chưa tổng kết được), Phật Giáo Hòa Hảo đã đào tạo khoảng 800.000 các bộ thuộc cấp nầy qua 200 khóa. Họ đang tản mác khắp địa phương và gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động.

Các bậc cao hơn kế tiếp cũng được đặt ra nhưng chưa thực hiện vì những khó khăn nội bộ. Đó là các khóa : Đào tạo Giảng Viên Sơ cấp Bổ túc, Đào tạo Giảng viên Trung cấp, Đào tạo Giảng viên Cao cấp, Đào tạo Giảng viên Cao đẳng Đại học….

Nhằm cập nhựt hóa các vấ đề giáo hội và truyền giáo Phật Giáo Hòa Hảo còn mở các khóa Tu nghiệp Trị Sự Viên và Giảng Viên (đã có 15 khóa trong năm 1972).

Một cố gắng khác của Phật Giáo Hòa Hảo trong công việc đào tạo cán bộ truyền giáo là việc khai mở “Trung Tâm Phổ Giáo” năm 1970 tại 114 Bùi Thị Xuân Saigon, với 500 học viên cho các khóa Trí Huệ đầu tiên. Trung tâm khai giảng 5 khóa kế tiếp trong năm 1971 tại Thánh Địa Hòa Hảo mang tên Tinh Tấn, Trí Dũng, Chí Thiện, Chơn Như, Tín Giác, cung cấp hơn 10.000 cán bộ cho các tỉnh An Giang, Châu Đốc, Kiến Phong. Nhưng đến nay, số cán bộ nầy cũng thiếu địa bàn hoạt động.

Trung tâm đã ngưng hoạt động khi nội bộ Hội Đồng Trị Sự Trung Ương rạn nứt.

 

*HỌC VIỆN - TU VIỆN


Nhằm mục đích đào tạo các tu sĩ có khả năng về mọi phương diện hầu ứng hợp với hoàn cảnh phức tạp, đồng thời nhận chân những ưu điểm của các cán bộ truyền giáo Phật Giáo, hoặc của Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo đã chuẩn bị đào tạo các cán bộ chú trọng nhiều vào phẩm hơn lượng và đã bắt đầu thiết lập Học Viện, Tu Viện với chương trình dài hạn.

Trong lý thuyết, chương trình nầy gồm 05 cấp học mà bậc sau cùng là “Tiến Sĩ” và một Tu Viện Trung Ương đã hoàn tất cơ sở cung ứng cho học trình nhưng chưa hoạt động.


Khi đó, trên thực tế, Phật Giáo Hòa Hảo đã có các Tu Viện địa phương sau đây đã hoạt động :

 

- 01 Tu Viện Trung Cấp I gồm 80 học viên tại Xã Thuận Trung, Quận Thốt Nốt (An Giang).

- 03 Tu Viện Sơ Cấp tại Thới Long, Trung Nhứt, Tân Lộc Đông, Quận Thốt Nốt (An Giang). 

- 01 Tu Viện tại Khánh Vân Tự ở Cái Sắn, Thốt Nốt (An Giang), đã đào tạo 200 Tu Sĩ hiến mình cho tôn giáo.

 

Phật Giáo Hòa Hảo cũng lập các đoàn Tu Sĩ lưu động di chuyển trên ghe tàu khắp các sông rạch Hậu giang.

 

Cũng có thể kê vào mục nầy, các chương trình “Thuyết trình giáo lý” hay “truyền thanh, truyền hình”….

 

Phật Giáo Hòa Hảo chỉ có “thuyết trình giáo lý” mà không “thuyết pháp” vì “thuyết pháp” chỉ được dùng riêng cho Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và mãi đến năm 1966 trở đi chương trình nầy mới được thiết lập. Dần dần hình thức nầy trở nên phổ thông để đến ngày nay đã là một món ăn tinh thần thích thú cho những tín đồ ngoan đạo. Riêng năm 1973 cả 3 khối Trị sự đã mở ra hơn 3.000 địa điểm trên toàn quốc để tuyết trình giáo lý dù Phật Giáo Hòa Hảo thiếu rất nhiều cán bộ để phụ trách chương trình nầy.

 

Và cũng nhằm mang tiếng nói “Học Phật Tu Nhân” đến cho tha nhân, Phật Giáo Hòa Hảo trong tinh thần bình đẳng tôn giáo cũng đã thiết lập các chương trình phát thanh và phát hình trên các hệ thống vô tuyến Việt Nam.

 

Từ trung tuần tháng 05-1969 đến cuối năm 1973 đặc ban truyền thanh đã thực hiện được 215 chương trình trên đài phát thanh Saigon mệnh danh là chương trình “Tiếng Từ Bi” vào mỗi chiều thứ ba từ 18g30 – 19 giờ, và 210 chương trình trên hệ thống phát thanh Cần Thơ vào mỗi sáng chủ nhật từ 09g30 – 10g00.

 

Hình thức truyền giáo qua cơ sở Dân Vận địa phương hay phi cơ trực thăng cũng được Phật Giáo Hòa Hảo dùng đến.

Ngoài ra chương trình phát hình cũng được thực hiện trên đài truyền hình saigon (băng tần số 9) và Cần Thơ (băng tần số 7) nhưng đã ngưng trệ từ tháng 04-1972 đến nay.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


(1) Nguyễn Văn Hầu, Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo. 

(2) Hinh Phương Cư Sĩ, Nguyệt San Phương đông số 23 tháng 5/1973.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn