- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
N
ăm Quí Mùi 1943, một hôm Đức Thầy hỏi chư tín đồ câu nầy:-Phải tu như con rùa hay tu như con cua đinh?
Ai nấy đều nói: Phải tu như con rùa! Vì xưa nay người ta vẫn cho rằng con rùa biết tu, chớ không (nghe) ai nói con cua đinh biết tu.
Nhưng Ngài nói:
Phải tu như con cua đinh vì nó có vè, chớ con rùa không có vè (* 5)
Ý Ngài muốn nói người tu phải có sự “dè dặt”, và không nên không dè (dặt) đối với mọi người mọi việc.
Lúc Đức Thầy ở Sai gòn gần sở hiến binh Nhựt có vài tín đồ ỷ lại vào sự che chở của quân Phù tang, nên dường như không dè dặt trong mọi hành động. Đức Thầy nói:
-Hễ ỷ thì ướt; ỷ lại thì mang tai!”
(Thuật theo Thất Sơn mầu nhiệm)
* 5-Vè trong “có vè” và Dè trong “dè dặt” là hai chữ đồng âm (phát âm theo người Miền Nam) dị tự. Sử dụng phép “đồng âm dị tự” là một nghệ thuật ngôn ngữ “mượn Sự để diễn Lý.
PHẦN NHẬN XÉT:
Hai chữ “không dè” tuy ngắn gọn, nhưng xưa nay không biết bao người phải thảm khổ đảo điên, nước mắt họ chảy ra để khóc cho mình, cho người thân, không sao kể xiết bởi họ không có được “cái dè”.
Đối với Đức Thầy thì Ngài đã quán thông mọi lẽ, thấu triệt huyền cơ, nên mới mượn câu chuyện của con rùa và cua đinh. Chuyện nầy mới nghe qua như nửa đùa nửa thật, nhưng đó quả là lời thuyết pháp của Đấng cha lành, có một giá trị tuyệt đối. Bởi thời nay người Nhựt đang có mặt tại Việt Nam họ hết lòng quí trọng Đức Thầy và ưu đãi tín đồ của Ngài. Thế nên, có nhiều người cứ ngỡ là thời thế không đổi thay, nên không dè dặt. Riêng đối với Đức Thầy thì Ngài đã biết trước là người Nhựt không thể tồn tại trên mãnh đất Việt Nam nên Ngài muốn cho tín đồ phải dè dặt trên phương diện đối ngoại, đừng ỷ lại vào sự che chở của quân đội Phù tang. Đồng thời, phải dè dặt mọi vấn đề để khỏi rước lấy tai họa do sự hối tiếc về sau. Về điểm nầy Ngài đã dạy:
Tất cả các hành động trong Đạo hay ngoài đời, trước khi làm điều gì phải tính toán một cách cẩn thận, đừng làm chuyện ngông cuồng vô ý thức. Một đừng ỷ lại vào kẻ mạnh; hai đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thần Thánh; ba đừng ỷ lại sự binh vực của Thầy mình. Luôn luôn lúc nào cũng phải nhớ câu Nhân Quả của Phật dạy, nếu Nhân toàn thiện thì Quả cũng sẽ do đó được toàn thiện vậy. Kẻ nào hành động ngông cuồng, không suy xét cẩn thận để đến đỗi thất bại đem đến sự khó khăn, khổ não, rồi trách cứ kẻ mạnh sao không cứu mình, Thầy sao không giúp mình, Trời Phật sao không độ mình, thì sự lầm lạc ấy rất đáng thương hại.
(Cách thờ phượng, hành lễ, và ăn ở của một người tín đồ PGHH)
Chẳng những dè dặt về sự người Nhựt có mặt trên bán đảo Đông Dương, mà còn phải dè dặt mọi vấn đề trên phương diện xử thế tiếp vật. Chẳng những phải dè dặt mà còn phải nắm chặt giáo lý của Tổ Thầy, nhứt là phải dè dặt để khỏi bị lầm lạc tà Đạo:
Trí linh mẫn nhìn xem các chuyện,
Phải đừng cho lầm lạc nẻo tà.
Dầu việc người hay việc của ta,
Nên phán đoán cho tường cho tận.
Tội với phước xét coi nhiều bận,
Mới khỏi lầm tà kiến đem vào.
(Sấm Giảng Quyển 4)
Nếu ta không lấy trí sáng suốt mà nhận định tinh tường sau nầy ta sẽ hối tiếc bởi không dè. Không dè Thầy ta là Phật, nên khi Ngài xa vắng ai rủ rồi cũng theo. Bởi sự vắng mặt quá lâu của Ngài nên có người ngỡ là Ngài không trở lại, rồi mặc tình lung lăng theo sở dục,. Đến khi gặp khổ thì mới hối tiếc bởi “không dè”. Vậy ta nên nhớ muôn sự thất bại cũng tại “không dè”. Thế nên ở đời có vô số cái “không dè” nên phải rước lấy khổ đau.
Lúc ở Sài Gòn, có lần Thầy nói với ông Cả Hốt sau nầy Thầy sẽ có một diệu pháp để thử lòng đệ tử. Diệu pháp đó chắc chắn là Ngài áp dụng lúc nầy. Điểm nầy Thầy đã có nhiều lần thố lộ cho ta biết. Thế mà có nhiều người lại không dè sự thử lòng đó, lại để cho danh-lợi-tình lôi cuốn vào bể khổ thật đáng tiếc vô cùng!