- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
N
ăm Kỷ Mão 1939 nhà nhà đều rộn rịp đón xuân, các chậu hoa thọ, hoa cúc được đặc chung quanh bàn Thông Thiên hoặc trước nhà. Những chiếc lục bình trên bàn thờ, bàn khách được cắm nhiều cành hoa tươi, hoa giấy, đủ màu sắc sặc sỡ. Rồi cờ xí đèn lồng, đèn giấy cũng được treo bày mời cửa ngõ, cho đến đường sá giậu phên đều được hớt sửa, quét dọn. Nhìn đâu đâu cũng thấy mát dịu, thật vui tươi.Bấy giờ ông Ngô Thành Bá và ông Hương Quản Diệp, trong chiều hôm đó đi xe đạp đến Tổ Đình để nghe Đức Thầy thuyết giảng Đạo Pháp. Cũng như thường lệ, khoảng bảy giờ tối, đồng đạo kẻ mới người cũ đều tề tụ chật nức. Từ nhà khách đến ngoài sân, ai nấy đều yên lặng chờ nghe lời giảng khuyên của Đức Thầy.
Ngài thuyết giảng đến chín giờ tối, thì dừng lại. Phần đông tản mác ra về, chỉ còn lại vài người. Lúc đó Đức Thầy mới kêu ông Biện Đài và ông Hương Quản Diệp biểu nhắc ghế ra sân ngồi. Khi mọi người đều ngồi, Đức Thầy cũng ngồi lại môt cái ghế. Bấy giờ trời thật trong, sao tỏ, mùi thơm các loại hoa hòa với khói trầm hương ngào ngạt, khiến ai nấy nghe lòng thanh thoát như phủi hết bụi trần.
Đức thầy bàn luận đạo lý thêm một hồi, đoạn Ngài chỉ cho ông Diệp và ông Biện Đài, cùng tất cả mọi người ngồi đó xem một điềm trời vừa xuất hiện, đó là sao Tử Vi.
Hình như Đức Thầy thấu rõ tâm niệm cho nên Ngài nhìn ngay ông Diệp và ông Biện Đài nói:
-Độ nầy các ông sợ lắm phải không? Thời kỳ Thầy chuyển Pháp độ đời, dẫu cho thế lực dân Pháp và bọn tay sai có ác độc đến đâu, cũng không thể nào làm hại Đạo được. Chừng nào hào quang trên mặt trăng không còn chiếu xuống đất, thì Đạo Thầy mới mất. Bằng ánh sáng mặt trăng còn chiếu thì Đạo Thầy vẫn còn cứu đời và lan rộng mãi mãi.
Đức Thầy còn cho biết thêm:
-Tất cả uy quyền hay thế lực đàn áp, chỉ là vun phân tưới nước cho Đạo tốt thêm, các ông cứ an tâm hành Đạo, đừng lo sợ gì hết.
Lời nầy của ông Nguyễn Chi Diệp thuật lại.
PHẦN NHẬN XÉT:
Qua dòng lịch sử, ai cũng thấy từ những bậc được người đời xưng tụng là Phật, Thánh, Triết nhân hay Dị nhân v.v. . . cho đến những sự nghiệp vẻ vang và vĩ đại được liên tiếp lưu tiến nghìn thu, tất cả đều thành công trong gian khổ, nhứt là Đạo Phật.
Bởi Đạo Phật vạch một lối đi ngược dòng luân lưu của nhân loại để đưa họ ra khỏi bờ sanh tử, nên thảo nào người đời chẳng ngăn, chẳng chận, đàn áp. Vì họ xem đó là một chướng ngại lớn đối với họ. Họ đâu có ngờ, trong lòng từ bi của vị khai sáng Đạo Phật thật vị nhân sinh và những người kế tiếp đối với chúng sanh thật bao la vô bờ bến. Dầu phải đương đầu với chông gai khổ khó:
Lòng từ bi chẳng quản nắng mưa,
Xông thuyền giác rước đưa sanh chúng.
Và
Dầu cho gặp lắm hùm beo,
Từ- bi vẫn niệm quyết leo khỏi rừng.
Đâu nản chí mà ngừng việc phải,
Cuộc tan thương biến cải cảnh trần.
(Thu Đã Cuối)
đó là một trong trăm ngàn lần mà Đức Thầy đã thốt, để giác tánh tín đồ vững lòng đương đầu với những cơn pháp nạn.
Câu chuyện nói trên, tuy Đức Thầy ngắn gọn nhưng rất hiệu năng cho những tín đồ ngoan đạo đủ niềm tin và kiên trì trên đường hành đạo và truyền đạo. Về việc điềm trời xuất hiện như Ngài đã nói:
Điềm trời xuất hiện Tử Vi,
Quang minh sáng suốt vậy thì dân ôi.
Ở đây chúng tôi xin miễn bàn mà chỉ đề cập tới ánh sáng của mặt trăng lúc nào cũng tràn đầy và chiếu khắp trái đất.
Sở dĩ trăng có lúc tròn lúc khuyết và lúc sáng nhiều, lúc sáng ít hoặc có hai đêm đầu và cuối tháng vắng bặt, là do sự xoay chuyển của quả địa cầu. Hễ bên nầy sáng nhiều, thì bên kia sáng ít và ngược lại cũng thế, chớ ánh sáng mặt trăng không bao giờ bị mất.
Cái Đạo cũng vậy, nó rộng lớn bao trùm cả vũ trụ vạn hữu và lúc nào cũng như lúc nào, vẫn lào lào sáng tỏ. Nó chan hòa vào lòng người, tất cả chúng sanh vạn vật, không nơi nào mà chẳng có. Dầu là một vật rất vi tế nhưng nó lại không có hình tướng, sắc màu và ngôn ngữ đối đãi:
“Đạo khả Đạo phi thường Đạo,
Danh khả danh phi thường danh.
Nên gọi nó là chơn không, nhưng không mà chẳng không, nên gọi nó là diệu hữu. Khi nào muốn cứu đời thì cái Đạo ứng dụng ra muôn ngàn phương diện, nên gọi là chơn không diệu hữu.
Song khi Đạo ứng dụng vào đời cứu độ chúng sanh “Quyết cứu đời dùng đạo phổ thông” thì nó phải đi theo luật thăng trầm, suy thạnh do nghiệp quả của chúng sanh mà ra.
Cũng như mặt trăng có mờ, có tỏ, có tròn, có khuyết là do sự xoay chuyển chớ không phải tại ánh sáng của mặt trăng có tròn khuyết mờ tỏ.
Ở đâu Phật Giáo Hòa Hảo sắp đương đầu pháp nạn, là bị quân Pháp theo dõi và họ quyết dập tắt trong khi Đạo vừa khai mở. Đức Thầy mới dùng lý lẽ trên để trấn tĩnh tín đồ. Ngài không cho đây là một dịp rủi trọn vẹn, mà còn có dịp may.
Ta còn thương thương trò liệu điệu.
Chớ cũng mừng được dịp phổ thông.
Và
Càng đi càng biết nhiều nơi,
Càng đem chơn lý tuyệt vời phổ thông.
Đức Thầy cũng tiên đoán chẳng những một lần pháp nạn nầy thôi mà còn chịu qua mấy lần nữa, nên Ngài nói thêm:
-Tất cả uy quyền thế lực đàn áp chỉ là vun phân tưới nước cho Đạo tốt thêm.
Thật là một lời dặn dò son sắt, còn hơn liều thuốc trường sanh, nó làm cho toàn thể tín đồ giữ vững niềm tin ghi nhớ mãi mãi.
Đạo Phật vi diệu thậm thâm,
Dầu mà tận thế ngàn năm vẫn còn.
Nghe dứt câu chuyện, tôi ngồi bưng ly nước hớp từ ngụm nhỏ, nghe lòng cảm xúc, nhớ lại quãng đời hành đạo của mình trải năm lần thoát nạn. Bây giờ đây, vẫn được an toàn ngồi nghe kể chuyện bên Thầy đượm đầy đạo vị. Và nghĩ rằng việc đã qua chỉ là cơ thử thách người tu vậy.
Lúc trồng rẫy rủi nhiều sâu bọ,
Rồi ngẩn ngơ bỏ giống hay sao?
Nấu lọc ranh mới biết vàng thao,
Ai thật tánh, ai người giả Đạo.
Và ấy cũng là định luật bi quan ly hiệp.
Đời cùng Đạo bi quan ly hiệp,
Tấm lòng thành gian truân chớ thiết.
Đức Từ Bi tiếp dẫn linh hồn,
Tóm lại, trăng có khi tròn, khi khuyết, đạo có lúc thạnh lúc suy, gặp thời thịnh hưng thì đạo phô bày hình thức và áp dụng mọi phương tiện với đời để độ chúng. Còn gặp lúc nghịch cảnh suy di, thì đạo hòa ẩn trong lòng của mỗi người, mọi giới, để hoài tàng đạo đức, “Ẩn nhẫn hoài chờ đợi vận hanh thông” . Cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng: Hễ loài người còn tức đạo còn, mà đạo còn tất sẽ còn người truyền đạo mãi mãi.
Do đó, người hữu tâm hữu chí quả quyết Đạo không thể mất, và:
Bại rồi thành lại nên tuồng,
Vạn dân hưởng được nước nguồn Ma Ha.