- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
M
ẩu chuyện nầy xảy ra cuối năm Kỷ Mão 1939. Lúc bấy giờ anh em đồng đạo thường tới Tổ Đình Thánh Địa Hòa Hảo để nghe Đức Thầy thuyết pháp và chép kinh giảng, trong đó có ông Đặng Thành Tựu, người ở xã Kiến An, quận Chợ Mới.Một sáng hôm nọ ông Tựu thấy có một đồng đạo ở xa đến viếng Đức Thầy. Bắt đầu câu chuyện Đức Thầy hỏi thăm về tình hình địa phương và giảng dạy một ít lời đạo lý. Sau hết Ngài khuyên đồng đạo ấy:
-Ông muốn tu hành phải bớt làm ăn một chút chớ! Công việc đa đoan quá làm sao tu được.
Thế rồi trưa lại cũng có người khác đến viếng, vừa giáp mặt chào hỏi thì Đức Thầy vỗ vai người ấy bảo:
-Ông muốn tu hành phải lo làm ăn chớ, nếu không làm ăn lấy gì bảo vệ đời sống và đâu có dư tiền của để bố thí giúp đời.
Thưa quí vị, ông Tựu thấy một ngày mà Đức Thầy dạy hai vị đồng đạo với hai ý khác nhau. Ông bèn suy nghĩ, chắc có cơ duyên nào đây, ông bèn lại gần hai vị đồng đạo ấy gợi chuyện hỏi thăm từng người, thì vị đồng đạo mà Đức Thầy khuyên bớt làm ăn lại một chút, thì được ông đó cho biết:
“Ở nhà tôi làm ruộng không giờ nghỉ, có khi làm thâm tới ban đêm nữa, bỏ cả giờ lễ bái, vì tôi nghĩ mình lo làm ăn cho có tiền thật nhiều rồi sẽ ở không ăn mà tu. Nay được lịnh Đức Thầy kêu nên mới bỏ công việc làm ăn đến đây”.
Còn người được Đức Thầy khuyên tu hành, cần phải lo làm ăn, thì nói với ông Tựu rằng:
“Từ ngày tôi xem kinh giảng và quy y với Đức Thầy thì tôi liền bán cả bò ruộng. Chỉ ở không mà lo tu thôi, vì tôi nghĩ đời sắp tới một bên, ở đó lo làm ăn hoài rồi tu sao kịp, và nếu còn lo làm ăn, còn bận rộn tâm trí mãi, làm sao an tâm được mà tu”.
Nghe hai đồng đạo kể rõ hoàn cảnh của mỗi người thì ông Đặng Thành Tựu mới hiểu ra Đức Thầy tùy theo cơ duyên của mỗi tín đồ mà giáo hóa.
Câu chuyện nầy thuật theo lời của ông Đặng Thành Tựu.
PHẦN NHẬN XÉT:
X
ưa nay về việc mưu cầu cho sự sống, trong giới tu hành có nhiều quan niệm khác nhau, như có người cho rằng hễ tu thì phải buông bỏ hết công việc làm ăn, hễ còn làm ăn là còn bận rộn với trí lực và còn gây nghiệp tội, không thể tu giải thoát được. Lại có số người khác thì quan niệm rằng hễ tu thì có lòng vị tha giúp đời, nên cần làm cho có tiền của, để vừa đủ cung ứng cho đời sống và vừa trợ tế cho xã hội và đời sống gia đình đầy đủ không bị thiếu hụt, thì tâm trí mới an nhiên mà hành đạo.Câu chuyện của hai đồng đạo kể trên cho chúng ta thấy rằng, tuy cùng theo một đạo học, chung một thầy, nhưng quan niệm đời sống không đồng nhất, là vì chưa nhận rõ tôn chỉ của nền đạo mình đã hướng theo.
Đức Thầy thấu suốt tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi tín đồ, nên khi gặp hai đồng đạo ấy, Ngài liền tùy nghi mà chỉ dạy, cũng như vị lương y tùy bịnh mà cho thuốc.
Thứ nhất là vị đồng dạo nghĩ rằng cần lo làm ăn cho có tiền của thật nhiều, rồi mới ở không mà tu, ý nghĩ nầy có nhiều lệch lạc. Cái lầm thứ nhứt là nếu còn muốn tiền của thật đầy đủ, thì biết bao giờ mới đầy đủ. Bởi nó không có con số cùng, hễ có được số chục thì muốn số trăm, mà hễ có số trăm thì muốn thêm có số ngàn rồi số muôn, ức, triệu v.v. . . Khó dừng lại được chính đó là nguyên nhân tạo cho mình có một ý tham, biết sao đầy được túi tham, không ngăn, không đáy. Thế thì đồng đạo nầy có khi suốt kiếp không tu được vì phải lo làm ăn hoài, nên ông chưa chịu biết đủ.
Cũng như anh cày ruộng xưa kia sinh một thời với Đức Phật còn trụ thế, khi anh thấy Đức Phật và môn đồ đi ngang qua cánh đồng, anh muốn buông cày để quy y, nhưng anh nghĩ để cày xong vạc cày rồi đến qui y cũng chưa muộn. Phật biết rõ tâm cơ của anh ấy, Ngài liền kêu các đệ tử bảo:
-“Các ông có thấy chăng, thấy anh cày ruộng kia chưa? Đã trải qua chín mươi mốt kiếp và gặp bảy vị Phật ra đời, mà anh ấy vẫn còn cày ruộng, chưa tu được. Mỗi lần anh gặp Phật thì anh cũng muốn tu, lúc nào cũng nghĩ như thế, nghĩa là đợi cày hết vạc cày sẽ tu. Rồi mãi cho đến kiếp nầy và trong tâm anh hiện giờ cũng nghĩ như vậy.”
Nghe được lời Phật nói, anh cày ruộng giựt mình, liền buông cày, chạy đến trước Phật quỳ xuống và xin được quy y tu niệm.
Đức Thầy của chúng ta hiện nay cũng vậy, hằng thức tỉnh tín đồ:
Lo giàu nghèo lo cũng chẳng rành.
Và
Để sau đến việc tả tơi,
Rồi tu sao kịp chiều mơi cho thành.
Cho nên để đối lại các bệnh lầm của đồng đạo nói trên, Đức Thầy khuyên ông ấy “Bớt lo làm một chút”, bớt làm chớ chẳng phải là không làm, nghĩa là hành giả phải biết tri túc thường lạc, vừa tu, vừa làm.
Cái lầm thứ hai là đồng đạo ấy chẳng chịu tu ngay.
Đời còn tu gấp kịp thì.
Mà còn lần lựa không xét nghĩ số vô thường đến bất ngờ, chẳng ai đoán trước được, tử thần gõ cửa không từ một ai, dù vua quan hay dân giả, nó không đợi tuổi già, từ mới chào đời cho đến răng long tóc bạc, hạng nào cũng có người chết, không một ai trì huởn được. Như câu chuyện của ông Trương Tố Lưu. Một nhà sư khuyên Lưu nên làm lành niệm Phật. Lưu hẹn lại khi làm xong ba việc:
-Một là quan tài của ông thân còn quàn tại nhà mồ chưa chôn.
-Hai là đứa con trai chưa cưới vợ.
-Ba là cô gái út chưa gã chồng.
Chờ ba việc ấy xong rồi tôi sẽ vưng lời. Mấy tháng sau ông Lưu phát bịnh nặng rồi chết, nhà sư đến cầu siêu và điếu ông Lưu bài thơ:
“Bạn tôi tên là Trương Tố Lưu,
Khuyên ông niệm Phật hẹn ba điều.
Ba điều chưa vẹn Vô Thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng nể nhau”
Thưa quí vị, với đồng đạo thứ hai thì quan niệm rằng: Còn làm ăn thì tu không kịp và bận rộn tâm trí không yên mà tu. Cái lầm thứ nhứt của đồng đạo nầy là: Thiên về thời cơ, không theo chơn lý, mà nếu chưa tu học giáo pháp để nắm vững chơn lý thì đoán thời cơ đâu đúng, cũng như người chưa nghe giảng phương pháp làm toán đố thì đâu biết cách làm. Hơn nữa Đức Thầy dạy:
Thiên cơ đạo lý để lòng mà thôi.
Theo đây thiên cơ và đạo lý phải hiểu song đôi và để lòng chớ không nên bàn rộng ra, vì bàn trật có tội, mà bàn trúng cũng có lỗi.
Thứ nhì ông tưởng đâu sự tu tấn mau thành, chớ không ngờ phải tu suốt kiếp.
Mãn kiếp Hồng trần sanh Lạc quốc.
Số tiền của ông dự trữ chắc gì đủ dùng đến trọn đời, hễ ngồi không mà ăn, chẳng chịu làm thêm, thì dầu của tiền như núi cũng hết “Tọa thực sơn băng”. Bằng lo gom góp của tiền dành để xài riêng không biết giúp ai, thì lối tu vị kỷ ấy quá thấp kém, chẳng đúng theo tôn chỉ của Phật Giáo Hòa Hảo, cho nên trong điều răn cấm thứ nhì Đức Thầy dạy:
Điều thứ nhì: Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm sốt sắng lo làm ăn, và lo tu hiền chơn chất. . .
Thứ ba là đồng đạo ấy quan niệm còn lo làm ăn thì còn bận rộn trí lực, không yên mà tu. Thế lại càng lầm xa hơn nữa. Tổ Bách Trượng đã nêu một phương châm trong thiền viện của Ngài để các môn đồ hành theo: “nhứt nhựt bất tác nhứt nhựt bất thực” (một ngày không làm một ngày không ăn). Đức Lục Tổ Huệ Năng thì giã gạo cho đồ chúng ăn suốt ngày mà vẫn kiến tánh thành Phật.
Theo tôn chỉ Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay, Đức Thầy dạy tín đồ trong chỗ tu, ăn ở, nói làm, nói năng xử sự miễn làm sao giữ cho tư tưởng, ngôn ngữ thuần chánh là được.
Nằm đi đứng hay ngồi chẳng chấp
Và
Sớm tối đi nằm y chánh pháp.
Ông Ba Thới cũng bảo:
“Chẳng thấy ai cấm việc lo làm
Lòng Trời lòng Phật lòng Phàm khác nhau.”
Do đó Đức Thầy mới khuyên vị đồng đạo thứ hai: “Ông muốn tu hành phải lo làm ăn chớ”. Tóm lại theo Phật Giáo Hòa Hảo dạy người tu phải đi đúng theo con đường Trung Đạo, bồn chồn cũng không được, lần lựa, không nên làm việc nhiều quá, không được ở không, chẳng làm gì hết cũng không xong, mà phải vừa làm vừa tu, nên sấp xếp công việc cho vừa chừng để có thì giờ công phu bái sám và học đọc kinh giảng, mở mang trí huệ, siêng năng làm theo chánh nghiệp để không gây nên tội “Nhứt Lục Nghi Giới” và biết tiết kiệm để còn dư tiền bố thí giúp đời “Nhứt Thiện Nghiệp Giới”, ấy là Phước Huệ song tu và đủ phương tiện nhiếp hóa chúng sanh lần trên con đường giải thoát “Nhiêu Ích Hữu Tình Giới”. Đó là hạnh tu Đại Thừa của chư Bồ Tát trong Tam Tụ Giới. Tam Tụ Giới nầy là ở trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, do Đức Phật Thuyết Giáo từ nghìn xưa, nay Đức Thầy “Nối theo chí Thích Ca ngày trước” mà khai hóa nhân sinh, tức dạy lại chúng ta.