- Lời Nói Đầu
- Giới Thiệu
- Mẩu chuyện số 1 - SỰ LÂM PHÀM CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 2 - TRỊ BỊNH CHO ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 3 - NÚI TRÀ SƯ
- Mẩu chuyện số 4 - ĐĂNG SƠN LẦN THỨ NHỨT
- Mẩu chuyện số 5 - ĐỨC THẦY TẮM SÔNG
- Mẩu chuyện số 6 - ĐỨC THẦY ĐỘ ÔNG KÝ VÕ VĂN GIỎI
- Mẩu chuyện số 7 - ĐỨC THẦY ĐỘ CHO NGƯỜI TRUNG HOA
- Mẩu chuyện số 8 - CẢI TỬ HUỜN SANH
- Mẩu chuyện số 9 - DẠY ĐẠO CỨU ĐỜI
- Mẩu chuyện số 10 - LỜI DẶN DÒ CỦA ĐỨC THẦY
- Mẩu chuyện số 11 - CON THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 12 - ĐỨC THẦY UỐNG NƯỚC ACID
- Mẩu chuyện số 13 - CẤM THỌ THỰC BA NHÀ
- Mẩu chuyện số 14 - CHẾT ĂN KHÔNG ĐƯỢC
- Mẩu chuyện số 15 - CHUYỂN ĐIỂN LÀNH
- Mẩu chuyện số 16 - TRUYỀN PHÉP LINH
- Mẩu chuyện số 17 - TU TIẾN CHỚ TU LÙI
- Mẩu chuyện số 18 - BÀI TÀ HIỂN CHÁNH
- Mẩu chuyện số 19 - TRÁI BÍ ĐAO
- Mẩu chuyện số 20 - THỂ HIỆN TỪ BI
- Mẩu chuyện số 21 - RỦA CON
- Mẩu chuyện số 22 - ĐI TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 23 - CÓ NÊN SÁT SANH TRONG NGÀY CHAY KHÔNG
- Mẩu chuyện số 24 - PHƯƠNG PHÁP NHẪN NHỤC
- Mẩu chuyện số 25 - NGÀY THẦY TRỞ LẠI
- Mẩu chuyện số 26 - LỘ VẺ TỪ BI
- Mẩu chuyện số 27 - PHẬT, LÃO, NHO
- Mẩu chuyện số 28 - CÙNG MỘT SỰ ĂN
- Mẩu chuyện số 29 - LÒNG QUẢNG ĐẠI
- Mẩu chuyện số 30 - THẦY CHỨNG SỰ QUY Y
- Mẩu chuyện số 31 - TU QUANH VÀ TU TẮT
- Mẩu chuyện số 32 - ĐẬU RỚT
- Mẩu chuyện số 33 - TÙY CƠ HÓA ĐỘ
- Mẩu chuyện số 34 - THEO THẦY HAY THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 35 - ÔNG THẦY THUỐC ĐI TRỊ BỊNH CHO ÔNG TỔ THẦY THUỐC
- Mẩu chuyện số 36 - ĐỨC CẢ BAO DUNG
- Mẩu chuyện số 37 - KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
- Mẩu chuyện số 38 - QUY Y THÌ PHẢI LÀM Y
- Mẩu chuyện số 39 - TÔI LÀM HUẤN LUYỆN VIÊN
- Mẩu chuyện số 40 - KHẨU NGHIỆP
- Mẩu chuyện số 41 - CHÂN VÀ GIẢ
- Mẩu chuyện số 42 - ĐOÀN KẾT ĐỂ CHUNG LO
- Mẩu chuyện số 43 - MỘT BÀI NGỤ NGÔN
- Mẩu chuyện số 44 - THEO BẦY MỚI SỐNG
- Mẩu chuyện số 45 - HẠNH KHIÊM TỐN CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
- Mẩu chuyện số 46 - CHỈ CÓ MỘT NẤC
- Mẩu chuyện số 47 - LÒNG THÀNH CẢM ỨNG
- Mẩu chuyện số 48 - ĐỨC HÁO SANH
- Mẩu chuyện số 49 - “THÀNH LÒNG NƯỚC LÃ NÊN HỒ”
- Mẩu chuyện số 50 - MUỐN TÌM PHẬT
- Mẩu chuyện số 51 - TÀ HAY CHÁNH
- Mẩu chuyện số 52 - LỜI KHÉO KHỎI TAI NẠN
- Mẩu chuyện số 53 - TÙY BỊNH CHO THUỐC
- Mẩu chuyện số 54 - CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN
- Mẩu chuyện số 55 - ĐẠO KHÔNG THỂ MẤT
- Mẩu chuyện số 56 - Y KINH DIỄN NGHĨA
- Mẩu chuyện số 57 - PHÉP THẦN THÔNG
- Mẩu chuyện số 58 - CHẾT KHÔNG MẤT
- Mẩu chuyện số 59 - GÌN GIỚI LUẬT
- Mẩu chuyện số 60 - MUỐN DIỆT MÊ SI
- Mẩu chuyện số 61 - Y THEO TÔN CHỈ
- Mẩu chuyện số 62 - TU CÁCH NÀO MỚI CHÁNH
- Mẩu chuyện số 63 - HIỂU LẦM PHẬT DẪN ĐỘ
- Mẩu chuyện số 64 - CÂU CHUYỆN THIÊN CƠ.
- Mẩu chuyện số 65 - ĐỨC LÀ ĐẠO CẢ.
- Mẩu chuyện số 66 - BÀI TOÁN ĐỐ
- Mẩu chuyện số 67 - MỘT BUỔI KHUYẾN NÔNG
- Mẩu chuyện số 68 - ÔNG HOÀNG THIÊN BẢO
- Mẩu chuyện số 69 - TOKYO NHẬT BẢN
- Mẩu chuyện số 70 - ĐỆ TAM THẾ CHIẾN
- Mẩu chuyện số 71 - LÀM Y THEO GIÁO LÝ
- Mẩu chuyện số 72 - TÔI SẮM CÂY DÙ
- Mẩu chuyện số 73 - MUỐN CÓ HUỆ THÌ PHẢI BẮT SÂU
- Mẩu chuyện số 74 - TỪ BI
- Mẩu chuyện số 75 - ÔNG THẦN KHÔNG TU ÔNG THẦN CŨNG CHẾT
- Mẩu chuyện số 76 - HẾT ĐỜI HẠ NGUƠN
- Mẩu chuyện số 77 - QUA NĂM DÊ
- Mẩu chuyện số 78 - KHÔNG DÈ
- Mẩu chuyện số 79 - ĐỨC THẦY ĐỘ THẦY KIỆN DẬU (* 6)
- Mẩu chuyện số 80 - KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG DÙNG
- Mẩu chuyện số 81 - PHẬT CHỈ DỤNG LÒNG
- Mẩu chuyện số 82 - KHÔNG HỌC MÀ THÔNG
- Mẩu chuyện số 83 - CHÍ THANH CAO
- Mẩu chuyện số 84 - DÕI GÓT THEO THẦY
- Mẩu chuyện số 85 - CỬ ĂN HAI CON
- Mẩu chuyện số 86 - TU CÁCH NÀO
N
ăm Quí Dậu (1933), lúc Đức Thầy tuổi đời còn niên thiếu mà đã biểu lộ đức tánh từ bi cao cả. Ai để tâm theo dõi câu chuyện lạ ở làng Hòa Hảo sau đây, chắc không khỏi suy nghĩ luận bàn.Thời nầy dân cư trong làng Hòa Hảo còn thưa thớt, cỏ cây rậm rạp. Sau nhà Đức Ông, một vườn tre rộng đến hàng mẫu Tây, đến mùa nước lên, chẳng biết từ đâu vô số cò trắng tập trung về làm ổ, đẻ rất nhiều ổ trứng. Cò mẹ, cò con thật đông đảo.
Thấy vậy Đức Ông ra lịnh cấm người ngoài và người nhà, bất cứ ai chẳng đặng vào vườn tre hốt trứng và bắt cò mẹ, cò con. Nhờ vậy nên mỗi lúc loài cò rủ nhau về càng đông. Việc nầy thiên hạ đồn vang, thấu đến tai viên chủ quận Tân Châu. Một ngày kia Đức Ông có việc đến Quận đường, dịp nầy viên chủ quận Tân Châu liền ngỏ ý với ông Cả:
Thưa bác, nghe đồn sau nhà vườn bác có nhiều cò trắng, vậy xin phép cho tôi phái người đến bắn một bữa về làm tiệc nhậu chơi, có được không bác Cả?
Đức Ông suy nghĩ một chút rồi đáp:
-Thưa chủ Quận, chẳng mấy khi quan Quận hỏi tôi mà chẳng đáp ứng được, tôi thấy cũng hết sức e ngại, nhưng tôi xin quan Quận suy nghĩ, giải quyết giùm sự nan giải trong lòng tôi. Số là trước đây mấy tháng, loài cò nầy chẳng rõ từ đâu về làm ổ tại vườn tre của tôi khá nhiều. Tôi cũng đã cấm người trong nhà, ngoài làng xóm, không ai được hốt trứng, bắt con ăn thịt, bởi tôi nghĩ rằng chim cò là loài cầm thú thường rất sợ người, thế mà khi chúng làm ổ tôi ra xem chúng chẳng hề sợ sệt chi cả. Chúng dạn dĩ lạ lùng. Tôi thiết nghĩ từ hồi nào tới bây giờ chưa từng xảy ra như vậy. Rất lạ là chúng nó không hề đậu, hay làm ổ ra ngoài, mà chỉ trú ngụ trong phạm vi vườn của tôi mà thôi, chắc chúng nó tin tưởng có sự che chở an ổn của tôi. Rồi ngày qua tháng lại được ở yên, nên chúng mới rủ nhau về làm ổ đông như thế.
Thưa quan Quận, chẳng những ở trong làng Hòa Hảo, dân có tới xin bắt chim cò, mà cá nhân viên ban Hội Tề lân cận như Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Tân Huề, Phú An cũng đến xin như vậy. Trước sau tôi đều nhứt nhứt không cho. Tôi nghĩ chắc có số người nào đó, bởi tôi không thỏa mãn yêu cầu ấy mà họ đến nhờ quan Quận cho người đến bắt cò mở đường trước cho họ tấn tới chăng?
Quan Quận nghĩ coi, bấy lâu nay lũ cò mẹ, cò con đều tin tưởng sự che chở của tôi, bỗng hôm nay tôi thuận để cho quan Quận bắn giết chúng nó, thì hóa ra tôi gạt gẫm bầy cò tới cho đông để rồi cho người vào sát hại như vậy. Đối với chúng chim cò là tôi bất tín, còn đối với người làng nước là tôi bất uy. Vì từ đầu chí cuối, ai đến yêu cầu vào vườn sau bắn tôi cũng đã từ khước hết kia mà. Thưa quan Quận, theo tôi nghĩ Ngài muốn ăn mỹ vị cao lương gì mà chẳng được, không thiếu món chi. Thế mà cần chi thịt cò, rất tanh hôi tầm thường ấy.
Nói tới đây ông ngưng nghỉ. Viên chủ quận chưa tha còn dài dòng lý sự:
-Thưa bác Cả, tôi nghe loài chim cò săn được đem nhổ sạch lông rồi ram, đem ướp vị, nướng cho vàng, rồi mỗi người một con, rứt thịt mà ăn từ ngoài tới trong. Nhậu rượu thú vị lắm. Hôm nào nhờ bác Cả cho bắn một mớ để làm mồi uống rượu chơi, xin bác vui lòng.
Thấy thái độ cương quyết của quan chủ Quận Đức Ông mới trả lời:
-Thưa quan chủ Quận, những nỗi khó khăn nơi lòng tôi, như tôi đã vừa cạn tỏ. Nếu quan Quận quyết ý, thì ngài lấy tư cách chủ Quận, cứ đến đó muốn bao nhiêu tùy ý. Sau đó Đức Ông ra về.
Chỉ mấy bữa sau, một buổi sáng vào khoảng 8 hay 9 giờ, một chiếc xe hơi từ Tân Châu đến ngừng trước nhà Đức Ông. Có hai nhân viên xuống xe định vào gặp ông Cả để trình lịnh chủ Quận, xin bắn cò. Ông cả đi vắng, họ gặp bà Cả và nói:
-Thưa bà Cả, chúng tôi xin trình lịnh quan chủ Quận xin bắn cò. Nay ông đi vắng, xin bà trao lịnh nầy đến ông Cả. Đoạn hai người ra xe nay nịt bì đạn, súng trường rồi đi thẳng vào sau vườn.
Hai người chưa ra tới vườn, bỗng họ gặp một trang thiếu niên, dáng mạo khôi ngô, tráng kiện khác thường. Đó là Đức Thầy, Ngài đứng giữa lối đi, chận hai người lại và ôn tồn hỏi:
-Hai ông phải là người trên quận bảo xuống bắn cò chăng?
Một trong hai người đáp:
-Phải. Rồi hỏi lại:
-Cậu đây có phải Cậu Tư con bác Cả không? Đức Thầy đáp:
-Phải.
Và Ngài nói tiếp:
-Tôi nhận thấy hai ông tiền căn có chút duyên với Phật, nên vì hai ông mà tôi khuyên đây. Mặc dầu hôm nay hai ông thi hành lịnh trên làm việc sát sanh, nhưng thảo nào tránh khỏi ngày cộng nghiệp do luật nhơn quả bất di bất dịch, hai ông sao không nghĩ câu: “Nhơn vật dử đồng” của cổ nhân. Đây là đồng tình thương, cùng một bản giác. Nếu con người có tình thương vợ chồng, thì loài chim chóc, cò diệt, chúng cũng có tình trống mái ấp yêu. Nếu con người biết ham sống sợ chết, thì chúng cầm, điểu cũng đồng như ta vậy. Nay hai ông có thấy không? Loài điểu thú cũng ấp yêu đẻ trứng nở con, lớp trưởng thành hình vóc, lớp mới nở, lớp ra ràn. Nếu hai ông bắn giết mẹ cha chúng nó, chồng hoặc vợ chúng nó rồi, hai ông hãy hình dung cảnh chia ly, tử biệt, con mất cha, vợ mất chồng. Rồi đến cái chết dần mòn thê thảm của ổ trứng hoặc của đoàn con thơ dại như thế nào? Chắc hai ông thừa hiểu, khi vợ hoặc chồng, khi mẹ hay cha chúng bị giết hại rồi thì trứng sắp nở kia cũng bị ung thúi, chim cò non thì phải chết đói, chết khô rũ xác tiêu hình. Các ông bắn giết một hai con thì sẽ chết theo năm bảy con khác, hoặc đến nguyên cả tổ, cả đàn chim vô tội, thử coi cái cảnh bi thảm là dường nào? Thế thì tại sao nỡ đành lòng, chỉ vì miếng ăn mà sát sanh hại mạng.
Hai tay xạ thủ nãy giờ đứng yên nghe Đức Thầy nói tới đó, thấy đầu óc có vẻ bồi hồi cảm động. Mắt họ đăm chiêu nhìn xuống, tỏ ra rất tư lự.
Bỗng một anh nói:
-Thưa Cậu Tư, lời cậu vừa khuyên thật là quí báu, song bổn phận chúng tôi hôm nay chẳng gì hơn là phải săn cho được thịt cò để mà về phục lịnh trên. Xin Cậu Tư biết cho hoàn cảnh nầy của chúng tôi.
Tiếp theo đó hai bóng người lầm lũi tiến bước. Đức Thầy cũng bước từng bước, Ngài vừa đi vừa nói:
-Tôi vì tình thương mà phải nói, hai ông vì bổn phận mà phải làm. Do đó tôi báo cho hai ông biết trước, hai ông sẽ bắn không được con cò nào đâu!
Kế Ngài rẽ qua lối khác trong vườn vào nhà. Câu nói đó của Đức Thầy khiến cho hai xạ thủ đều sanh nghi, vừa rảo bước chân, một anh nói nhỏ với bạn mình:
-Nghe người ta bảo Cậu Tư đang lên cơn thì phải? Người kia đáp:
-Anh thấy chưa, chim cò đông đặc, chúng sống chen chút như thế nầy. Thứ súng nhạy và đạn chày nầy nổ ra một phát thì chúng sẽ chết hàng lũ hàng đàn. Vậy mà cậu ấy nói bắn không được, đó chẳng phải là lên cơn sao?
Lúc bấy giờ hai tay xạ thủ quả đang thấy tận mắt, cò đứng đó đây dẫy đầy trên các bụi tre, lớp lớp điệp trùng, ổ trứng không đếm xuể. Có điều rất lạ là chúng chẳng hề biết sợ người, chúng tỏ ra rất tự nhiên, mặc cho loài người xuất hiện, lướt xông đến tận sào huyệt chúng. Cả hai đều đinh ninh rằng chỉ nổ ra một phát đạn, ít ra cũng lượm hàng chục con mồi. Chuẩn bị xong đâu đó, họ liền cho nổ phát súng đầu.
Đùng…….. .ùng.. .ùng.. .làm vang động cả khu vườn xưa nay có tiếng yên tĩnh nhứt. Đàn cò nghe động đột ngột nhứt tề chúng bay bổng lên không trung. Chúng bay đi lượn lại, kế rồi dần dần đáp xuống chỗ cũ, không thấy con nào bỏ tổ bay đi loạn hàng bỏ ngũ. Quan sát kỹ, hai anh quả chẳng tìm thấy và không lượm được một con cò trống mái nào. Thế có lạ không?
Sau đó tiếng đùng.. .ùng.. .ùng….. .thứ hai, rồi thứ ba kế tiếp.
Thật kỳ lạ, từ phát súng đầu cũng như phát súng cuối cùng, hễ sau tiếng nổ thì đàn cò lập tức bay lên, và hễ dứt tiếng nổ một tí thì chúng bay về y tổ cũ, tuyệt nhiên không có con nào bị đạn, thọ thương. Có điều lạ hơn nữa là hễ góc vườn nào bị bắn có tiếng nổ thì lũ cò bay lên đáp xuống. Chổ khác không nhắm tới thì thấy con nào con nấy tỏ ra bình thản xem như không có gì xẩy ra. Hai ngươi trước sau đã làm tiêu hao hết mười mấy viên đạn trong số mười tám viên đã lãnh, thế mà chẳng hề lượm bắt được con mồi nào, thế mới lạ. Không biết làm sao hơn, cả hai xạ thủ đều thất vọng não nề, đành mang súng dài với viên đạn cuối cùng lủi thủi ra xe.
Họ bàn nhỏ với nhau, phải chi nghe lời Cậu Tư không bắn từ đầu, bì đạn còn, rất dễ phục lịnh cấp trên. Giờ thì đạn đã hết, mà không lượm được chim cò gì, thất bại sẽ về ăn nói làm sao? Thế nào cũng bị quở trách nặng nề.
Khi cả hai tiến bước ra đường cái, bỗng Đức Thầy đi đến Ngài hỏi:
-Hai ông có biết tại sao bữa nay bắn chẳng được cò chăng?
Thấy cả hai đang lúng túng chưa tìm được câu đáp, Ngài liền tiếp:
-Hai ông có duyên lành kiếp trước nên gặp may mắn, nên khi lãnh mười mấy viên đạn, song chỉ một viên đạn thiệt mà thôi, còn bao nhiêu là đạn giả cả. Cho nên bắn chẳng được chim cò. Từ này về sau đừng lãnh việc sát sanh nữa! Nếu lãnh được đạn thiệt thì ôi thôi cái cảnh đoạn trường, giết mẹ bỏ con, chồng xa vợ, vợ bỏ chồng, tội ác ấy chừng nào mới hết.
Thế là hai xạ thủ được nghe Đức Thầy thuyết về luật nhân quả một lần nữa. Trước những lời lẽ đầy hiền hòa nhơn ái của Đức Thầy, cả hai người đều thừ người ra như tượng gỗ. Thấy vậy Ngài giục thúc:
-Thôi hai ông cứ yên lòng, đừng quá lo phiền về việc vừa rồi không kết quả sẽ bị quở phạt. Không sao đâu, nếu thất bại về việc nầy sẽ thành công vào việc khác để bù lại. Gặp hoàn cảnh ấy thì ta nên nhớ câu: “Nhứt ẩm nhứt trác giai do tiền định” của người xưa vậy. Hai ông hãy về đi, hai người quên rồi sao? Giờ này mà về đến nơi là trễ giờ qui định rồi đó.
Tới đây hai người liền cúi chào Đức Thầy rồi bước ra chỗ xe đậu. Anh tài xế rất đỗi ngạc nhiên vì thấy cả hai nhà thiện xạ về tay không. Họ đã qua nhiều khâu chuẩn bị, phí cả buổi trời đi săn bắn. Theo tưởng tượng của người lái xe, sau những phát súng nổ vang dội, chắc chắn hai người lượm xác chim cò mang không xuể, đàng nầy hóa ra công dã tràng xe cát rồi.
Hai xạ thủ từ từ lên xe, họ nặng nề ngả người lên nệm êm, chậm rãi trả lời tài xế đang dồn dập hỏi lý do về không, tay trắng. Một anh nói trong não nề, thất vọng:
-Bữa nay dở quá, bắn hết đạn mà chẳng lượm được con cò nào.
Thế rồi anh tài xế rồ xe thẳng đường về Tân Châu, còn trong tâm trí của hai người kia thì đầy nỗi ưu tư. Họ linh cảm giờ nầy quan quận đang băn khoăn chờ đợi, chắc ông ấy đang sẵn sàng tổ chức các món phụ tùng để nhắm vào món chính là thịt cò, mà cò chim ở đâu đâu. Hơn nữa trong chuẩn bị, quan quận đã mời thực khách là những đại biểu của hương chức hội tề trong chín xã. Chương trình như có báo trước là sau vài tiếng đồng hồ bàn việc nước việc làng là tới giờ liên hoan hội ẩm, mà thịt cò chiên bơ là món đặc biệt hơn hết. Thế mà hai ta đi không về rồi, như thế nầy biết lấy chi mà đỡ đòn?
Trong khi cả hai đang miên man suy nghĩ, bỗng xe tới hồi trục trặc. Tài xế cho xe dừng lại, bước ra lục lạo buồng máy sửa chữa. Hai xạ thủ cũng xuống xe xả mát, coi lại nơi đây là trước đình thần Phú An. Thình lình có hai đứa trẻ từ sau đình chạy tới kêu nói:
Hai chú ơi! Hai chú có súng ra đây bắn hai con chim lớn quá kia kìa, chúng đang đậu ở cây sao đó.
Hai anh nghe báo mừng ra mặt, vội xách súng chạy ra, quả thấy hai con chim khoang cổ to đậu ở ngọn cây sao khá cao. Hai anh khoát tay bảo hai hứa trẻ vô ẩn ở dưới mái hiên đình, để mình kiếm chỗ khuất giấu mình ngắm nghía. Một anh nói vừa đủ nghe:
-Đã hết mười bảy viên không được con nào, giờ chỉ một viên độc nhứt, chắc gì bắn trúng mục tiêu.
Anh xạ thủ xách tòn ten con mồi chạy vào phủ đường, quan quận nãy giờ chờ đợi, thoáng thấy xe về, lên tiếng hỏi dồn dập:
-Cò đâu? Sao tụi bây lâu lắc quá, đã gần 11 giờ rồi, chỉ có hai con đó à?
Hương chức hội tề vừa tan hầu, mỗi ông một câu hỏi han rộn rịp, bầu không khí ồn ào thiếu ổn định. Hai xạ thủ trả lời ngắn gọn:
-Bắn cò chẳng đặng, chỉ được hai con nầy.
Một vị trong ban hội tề làng nào đó đưa ra một câu hấp dẫn góp phần xoa dịu bầu không khí đang căng thẳng. Câu nói của ông nầy vừa góp phần cứu vãn tình hình, cũng vừa khen ngợi cho vui:
-Thịt cò đâu bằng thịt chim khoang cổ. Nầy nhé, có mười con vịt Xiêm trống tơ cũng chưa đổi được cặp chim khoang cổ nầy, nhứt là bộ đồ lòng của nó đem xào chua uống rượu là tuyệt hảo.
Quả nxiên cặp khoang cổ đồng loạt hy sinh, chúng đã chết đúng lúc để góp phần cứu vãn tình thế. Bây giờ thay vì bị quan khiển trách tối đa thì bộ đồ lòng của cặp chim to lớn nầy trở thành món khai vị, làm phát pháo đầu cho bữa tiệc liên hoan hôm ấy. Rõ thật là rượu nồng thịt béo dễ gây phấn khởi trong lòng của bao thực khách lúc bấy giờ. Nhứt là hai xạ thủ đã tỏ ra bất tài, suýt hỏng việc lớn của quan ngài, đáng trách mà không bị quở phạt, trái lại họ còn được phép oang oang kể lại giữa tiệc về mẩu chuyện lạ họ vừa mục kích ở tận dưới làng Hòa Hảo cho quan đầu quận và đại biểu hương chức chín xã hội tề cùng nghe.
Món lòng chim khai vị cạn dần. Tiếp theo chương trình là món thịt chim khoang cổ xào lăng, gia vị bún, nắm, củ hành tiều thơm nức mũi. Buổi liên hoan vui nhộn diễn ra trong không khí cởi mở sôi động. Các quan chức vừa thưởng thức món chim rừng thêm có bồ đào mỹ tữu. Tất cả vừa thích thú nghe hai xạ thủ thi nhau kể chuyện dài dài. Hai anh luân phiên nhau kể lại từng chi tiết mà chính họ là vai thường trực từ giờ đầu cho tới phút cuối. Từ lúc gặp Cậu Tư Hòa Hảo, Cậu Tư đã khuyên can như thế nào, Cậu Tư nói tiên liệu những gì sắp đến, cuối cùng kết quả đưa tới đều y như lời báo trước, như có việc sắp xếp trước vậy. Lạ nhứt là đàn cò đông vô số mà chúng chỉ làm tổ sống tự nhiên trong phạm vi vườn nhà ông Cả Hòa Hảo mà thôi. Đến việc tốn hết mười mấy viên đạn mà chẳng lượm được con chim cò nào. Ly kỳ hơn nữa, ngẫu nhiên mà y như Đức Thầy cho biết trước rằng nếu thất bại việc nầy, bắn cò không kết quả, sẽ thành công việc khác. Hai người lấy làm thích thú quay lại cuốn phim vừa diễn ra ban sáng ở làng Hòa Hảo, không bỏ qua một chi tiết nhỏ nhặt nào.
Trong buổi liên hoan ai cũng chăm chú theo dõi. Trong số thính giả hôm ấy, có ông Đào Thành Đô, Hương cả làng Tân An là ít ăn thịt uống rượu hơn hết, và ông đã lắng nghe câu chuyện một cách say mê. Hai anh xạ thủ vừa kể hết câu chuyện làm cho thính giả đều ngạc nhiên, cho là việc chưa từng có. Mọi người đều miên man suy nghĩ. Riêng quan chủ quận Tân Châu, người chủ trì buổi liên hoan hôm ấy thì tỏ ra dửng dưng. Chắc ở tận đáy lòng ông quận không khỏi gợn lên một sự sỉ hổ, bởi ông không đạt được ý muốn ban đầu mà ông đã dùng quyền uy quá đáng, có lẽ bất công đối với vị Hương Cả ở Hòa Hảo.
Thế là quan Quận lên tiếng kết thúc, vừa cũng để chữa nỗi thẹn thầm:
-Đối với tôi thì chỉ là một sự thường nên không lấy gì làm lạ, chẳng qua là phước chí tâm linh vậy thôi.
Bữa tiệc chưa tàn hẳn, vị Hương cả làng Tân An, cụ Đào Thành Đô đã cáo say. Thật ra trong bữa tiệc cụ ít ăn uống. Xuống ghe hầu về làng, mang theo tâm sự miên man, suy nghĩ nhiều chuyện lạ ở Hòa Hảo mà cụ vừa được nghe kể lại.
Thuật theo lời của ông Lê văn Phú tự Tho.
PHẦN NHẬN XÉT:
Theo tài liệu Phật học, thì mỗi khi Phật lâm phàm để hóa độ chúng sanh trong thời niên thiếu đều có lộ từ bi. Chính Đức Phật Thích Ca xưa kia cũng thế. Đó là báo hiệu cho chúng sanh biết Phật sẽ ra đời, cứu độ chúng sanh thoát khổ.
Về việc đàn cò, nhận xét cốt truyện nầy có ba ý chánh:
1-Đức Ông với Bi, Trí, Dũng.
2-Đức Thầy với việc chúng sanh ăn nuốt chúng sanh.
3-Cứu đàn cò thoát chết có ý chi?
Đức Ông đối với Bi Trí Dũng trong thời kỳ đạo đức đang xuống dốc, con người cứ trụy lạc hoan chơi, rượu chè, cờ bạc, chơi bời, không phải riêng một ai, mà đâu đâu cũng thế, lúc ấy ở Hòa Hảo có ông Cả khác thường. Khi đàn cò đến làm ổ trùng điệp, nào là trứng cò, cò con, cò mẹ, sao không bắt hoặc hốt trứng mà ăn? Trái lại còn đùm bọc, chở che nhiệt liệt.
Đứng về đạo đức mà xét, ta thấy Đức Ông đã thể hiện đức Bi. Hơn nữa thời nầy là thời Pháp thuộc, thế lực đang thịnh hành, nên ai có quyền thế thì người ta tìm cách để cầu thân. Trái lại quan chủ quận Tân Châu xin bắn cò, mà cò là loài chim rừng thế mà Đức Ông dùng tài lưu loát để khuyên can ông Quận đừng ăn thịt cò, là Đức Ông đã có đức trí.
Ở vào thời Pháp thuộc tức nhiên chức vụ quan chủ quận là người có quyền sinh sát nằm trong tay, nếu ai nghịch lại ý muốn của họ, người đó coi như là xấu số. Thế mà Đức Ông lại được quan quận thành khẩn tới hai lần, nhưng ông vẫn không cho. Đó là: “Uy vũ bất năng khuất”, ấy là đức Dũng.
Lòng từ bi của Đức Thầy, khi thấy chúng sanh ăn nuốt lẫn nhau. Bởi vô minh che mờ tâm trí, nên chúng sanh cứ vì miếng ngon thịt béo mà sát giết lẫn nhau, để rồi phải chịu sự luân chuyển xuống lên mà trả nợ nần, nên phải tiếp nối cái khổ triền miên theo bánh xe Lục Đạo. Thật đúng với lời của Đức Thầy cho biết rằng:
Chuyển luân trong nhân vật các loài,
Căn mờ ám làm điều dại dột.
(Quyển 5 Khuyến Thiện)
Bởi thế Phật mới biểu lộ từ bi. Mặc dù chưa tới thời kỳ khai cơ lập giáo, nhưng cũng đánh dấu cho chúng sanh biết là đã có Phật ra đời để cứu khổ.
Cứu đàn cò thoát chết có ý chi? Có rất nhiều ý, nhưng chúng tôi xin dẫn ba ý chính:
a-Ý thứ nhứt: Xét nhận linh tánh con người và vạn vật, căn cứ theo nhân sinh luận và tâm linh học thì loài người linh hơn vạn vật, đều đó ai ai cũng công nhận. Nhưng cũng có cái ta thua chúng. Bằng chứng vào thời hạn hán chỉ nghe tiếng con ếch kêu ta biết trời sắp mưa, quả thật có vậy. Loài kiến cũng biết tha trứng dời chỗ ở khi sắp có nước lũ. Chim hồng, chim nhạn cũng biết vầy đàn dời chỗ khi tiết trời sắp đổi. Thế thì chúng ta thua chúng nó rồi, vì chúng nó biết trước mà chúng ta chưa biết. Vậy đàn cò cũng thế, sở dĩ chúng lũ lượt kéo đến làm ổ tại vườn Đức Ông là vì chúng đã biết nơi đây đã có Phật ra đời, kéo đến làm ổ mà không sợ một ai. Vì nương theo hồng đức của bực Lưỡng Túc Tôn che chở cho chúng được an toàn, nên khi bị bắn chúng vẫn bình tĩnh an nhiên không bao giờ sợ hãi. Như vậy mới năm 1933 mà chúng đã biết có Phật ra đời tại nhà Đức Ông rồi, nên mới kéo đến mà nhờ sự đùm bọc che chở của bậc Đại Giác Ngộ. Còn ta phải đợi đến năm 1939, được Thầy mở Đạo Thuyết pháp ta mới biết mà quy y. Như vậy ta thua chúng rồi, vì chúng biết trước mà ta không biết.
b-Ý thứ nhì: Để cho người vững niềm tin, bởi loài cò là giống chim muôn mà còn được Phật bảo bọc an toàn. Huống chi là loài người, nếu chịu làm đúng theo Thánh giáo của Ngài thì tin chắc sẽ được Phật lực gia hộ vạn bội lần như thế nữa.
c-Biểu lộ vạn năng: Ở vao thời kỳ cuối của buổi hạ nguơn nầy, nền văn minh khoa học họ đủ sức tiêu diệt loài người, nhưng Đức Thầy đã ung dung cho biết là:
Đầu ngưỡng vọng đất trời minh chứng,
Tấm lòng thành quyết dựng đạo đời.
(Thu Đã Cuối)
Vậy dựng Đạo lập Đời do sắc lịnh của Phật và Trời để chấm dứt cái Nguơn đen tối bạo tàn nầy mà lập lại cái Nguơn trong lành và toàn thiện. Nên khi vâng sắc lịnh lâm phàm, Ngài đã hé lộ huyền cơ qua nhiều nơi trong Sấm Thi của Ngài không sao tả xiết. Như là:
Trần thế lợi danh giấc mộng tràng,
Đời cùng Tiên Phật hạ phàm gian.
Hỡi ai tâm trí mau tầm Đạo,
Tầm đấng hiền từ cứu thế gian.
(Lộ Chút Huyền Cơ)
Vậy nếu là người trí, thì nên hết lòng tuân thủ giới quy, kiên tâm tu tiến, dù gặp cảnh thiên nan vạn khổ chớ nên nãn chí nao lòng. Bởi Ngài đã báo cho ta biết trước là:
Ra kệ nầy hai chữ Bảo An,
Cho trần thế được tâm thanh tịnh.
(Quyển 4 Giác Mê Tâm Kệ)
Vậy Bảo là bảo bọc che chở, còn An là an toàn mọi sự. Đức Thầy chúng ta là Phật nên có đủ đức độ vạn năng để bảo bọc che chở cho ai là người thiệt tâm tu sửa. Vậy chúng ta hãy vững niềm tin mà nghe lời chỉ dạy của Ngài để được bao bọc che chở an toàn mọi sự để tiến đến chỗ thanh tịnh giải thoát.