- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nhận Thức PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Nguyễn văn Hầu
Hương Sen xuất bản
TỰA
Tìm hiểu một nghi vấn văn học, nhà văn phải làm việc thật nhiều, thật kỹ, phải xem xét từ thời đại văn học, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, cùng nhiều chi tiết phụ cận khác mới hy vọng làm sáng được vấn đề.
Xác nhận một tài liệu lịch sử, sử gia cũng phải bỏ mất nhiều công, phải sưu tầm, tra cứu, so sánh, kiểm chứng, nhiên hậu tài liệu lịch sử đó mới có giá trị đáng được mọi người chấp nhận.
Việc làm văn học, làm lịch sử như vừa phác qua, đã là khó, thì việc tìm hiểu một tôn giáo, nghiên cứu tất cả những gì dù sơ lược để có thể vừa tạm đủ biết qua tôn giáo đó, lại càng là một điều khó hơn.
Phật Giáo Hòa Hảo ngày nay, dù muốn hay không, vẫn đóng một vai quan trọng trong xã hội Việt và đã có một địa vị tôn giáo trong sự hiện diện giữa các tôn giáo trên thế gian. Huống chi tong mấy năm qua, với những cuộc phỏng vấn lớn, hoặc để mở tầm hiểu biết cho các độc giả báo chí muốn nhìn rõ P.G.H.H. hoặc để làm những luận án trong các cuộc đệ trình các bản văn thi cử... thì sự đặt vấn đề nhận thức P.G.H.H. chắc không phải là không có ích.
Cho nên dù biết rằng khó, chúng tôi vẫn gắng gỗ.
Từ huyết thống, sinh hoạt gia đình, nhân cách, thần cách Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đến các phẩm Sấm Kinh do Ngài viết , các diễn tiến của Đạo do Ngài điều hành, cộng với hoàn cảnh của một xã hội...lòng tin của người tín đồ... chúng tôi đều gắng gổ biết qua.
Tuy nhiên, vấn đề quá bao la và phức tạp, lại thêm việc tìm Đạo xưa nay đã có lối vạch rồi “Đạo chỉ tại tâm đắc, nếu dùng lời giảng Đạo, chỉ kẹt Đạo trong lời”. Hai yếu tố nầy đã đủ khiến tôi hiểu rằng: Chúng tôi không nói hết được những gì mình muốn nói.
Vậy mục tiêu cần đạt đến là mặt trăng của Phật Tổ, là con thỏ của Trang Chu, thì ngón tay chỉ trăng, cái dò săn thỏ chỉ là những phương tiện để hiểu được Đạo mà thôi.
Chúng tôi không dám mộng ước gì hơn là những dòng chữ trong sách nầy chỉ là một phương tiện nhỏ nhoi để đưa độc giả đến chỗ hiểu được phần nào cái Đạo.
Xin hãy quên đi tất cả, những gì coi là phương tiện...
Bồ Đề trang, ngày Đại Lễ Mậu Thân (1968)
NGUYỄN VĂN HẦU.