Nhân ngày Lễ Đản Sanh của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, tôi xin phép quý vị được ôn lại vài điểm trọng yếu trong Giáo lý của Ngài mà tôi chắc chắn trong chúng ta, nếu ai có duyên lành hiểu đúng và hành đúng, sẽ có kết quả viên mãn, tức được VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC, đạt CẢNH GIỚI NIẾT BÀN, hay là sẽ có mặt trong LONG HOA ĐẠI HỘI, nghe PHẬT DI LẠC thuyết pháp đắc Đạo liền tại chỗ và sống ĐỜI THƯỢNG NGUƠN THÁNH ĐỨC là mục tiêu tối thượng của Tôn Giáo PHẬT GIÁO HÒA HẢO.
Trong quyển GIÁO LÝ THI VĂN TOÀN BỘ, Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :
TU KÍP KÍP NẾU KHÔNG QUÁ TRỄ,
CHỪNG ĐỐI ĐẦU KHÓ KIẾM ĐIÊN KHÙNG.
CỨU LƯƠNG HIỀN CHẲNG CỨU NGƯỜI HUNG,
KẺ GIAN ÁC ĐẾN SAU TIÊU DIỆT.
1)- TU KÍP KÍP NẾU KHÔNG QUÁ TRỄ: Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, cũng như các Vị Giáo Chủ Tôn Giáo lớn trên Thế Giới, và các nhà Tiên Tri hiện đại đều diễn tả hay đề cập đến những biến cố lớn, những trận chiến quan trọng, những thảm họa nhân loại đã xảy ra trong khoảng thời gian 2000 năm. Và sau đó ít nghe thấy các Ngài đề cập hoặc tiên đoán những mốc thời gian và những biến cố vĩ đại khác. Tuy nhiên tất cả Tôn Giáo đều nhứt tâm nỗ lực không ngừng, và hơn bao giờ hết, dạy bảo, khuyến khích tín đồ, đệ tử và mọi người gấp rút lo việc tiến tu, để đạt thành Diệu Quả, trong một ngày vĩ đại rất gần kề mà PHẬT GIÁO gọi là HỘI LONG HOA, và CÔNG GIÁO gọi là CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG. Đến chừng đó, giữa những người được trứng tuyển hay đắc đạo và những người thiếu đức hay bị loại, sẽ xa cách nhau với những cảnh giới và thời gian vô lượng sai biệt.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :
Bây giờ bạc lộn với chì,
Nữa sau lọc lại vít tì cũng chê .
Hay là :
LONG HOA có mặt ấy là Hiền Nhơn .
Hiền Nhơn ở đây là Thánh Hiền, từ bực TƯ ĐÀ HUỜN trở lên, hoặc là thuộc về giống Dân Thứ sáu rất thông minh, đẹp đẽ tu hành đắc Đạo vào hàng Tứ Thánh, đã tái kiếp đang sống rải rác khắp nơi trên quả Địa cầu nhứt là tại VIỆT NAM nhằm cõi Trung Ương sẽ có Phật Tiên tại thế để lập HỘI LONG HOA và ĐỜI THƯỢNG NGUƠN THÁNH ĐỨC. Và trước khi các Chư Vị PHẬT THÁNH TIÊN giáng trần để thi hành sứ mạng do Thiên định thì :
Đệ tử của các Ngài phải có mặt tại đó trước để kịp thời chuẩn bị và phụng sự cho Thầy Mình. Như trường hợp của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ là hậu thân của Đức PHẬT THẦY TÂY AN, trước ngày Đản Sanh của Ngài thì tất cả Đệ Tử của Ngài thuộc về tiền kiếp, đều là Thánh Nhân đắc Đạo đã có mặt đầy đủ ở khắp nơi. Tuy chúng ta với tài đức hèn kém không nhận diện được các Ngài, chớ nên vô ý, khinh suất, để phạm thượng mang quả nghiệp nặng.
Vì thời cơ chưa đến, các Ngài còn ẩn dạng trong lớp thường dân để tránh sự dòm ngó của kẻ gian ác hãm hại, nhưng thỉnh thoảng các Ngài cũng lộ vẻ trong vài cử điệu khác thường được Chư Vị khuất mặt hồ trì dẫn dắt. Có thể tránh được sự phạm thượng đối với Thánh Nhơn, nếu chúng ta làm theo gương Đức Đại Bồ Tát THƯỜNG BẤT KHINH mà kinh Phật Giáo hằng dạy : Ngài gặp ai cũng chào kính : Tôi không dám khinh Ngài vì Ngài sẽ thành PHẬT.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :LONG HOA CÓ MẶT ẤY LÀ HIỀN NHƠN. Như vậy, có phải là bực Thánh Hiền từ TƯ ĐÀ HUỜN trở lên mới có mặt LONG HOA ĐẠI HỘI ? Và có phải đó là điều kiện khó cho người tu hành bình thường đạt đến được không ? Kinh sách Phật Giáo thường dạy :Người nào nghe KINH GIẢI, mà quyết tin và tu hành, là người đã nhiều kiếp kính tin, tu hành và cúng dường Chư Phật. Vả lại Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy : Người nào có đức tin nơi Đức Như Lai không dời đổi, thì người đó đã đắc quả TƯ ĐÀ HUỜN rồi vậy.
Sách sử Phật Giáo có ghi rõ, không phải người tu trước mà có kết quả hơn người tu sau. Như trường hợp của ông XÁ LỢI PHẤT, MỤC KIỀN LIÊN, CA DIẾP, A NAN, TU BỒ ĐỀ, PHÚ LÂU NA, CA CHIÊN DIÊN, A NA LUẬT.. . là những Đại Đệ Tử nổi tiếng và tài đức nhứt trong lịch sử Phật Giáo, nhưng các Ngài xuất gia sau Năm Đồng Đạo KIỀU TRẦN NHƯ là năm Vị A LA HÁN đầu tiên của Đức Phật Thích Ca.
Trong Tôn Giáo, điều quan trọng không phải là sự tu hành trước hay sau, sớm hay muộn, mà là sự Giác Ngộ và Tinh Tấn, là yếu tố chính yếu để đạt mục đích tối thượng.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ dạy rõ trong Quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ :
Thuyền chúng nó sẵn bườm chạy lướt,
Lọt ngoài khơi mới hết hò khoan.
Tu mà ham cho được giàu sang,
Với quyền tước là tu dối thế.
Nhớ thuở trước Vua Lương Võ Đế ,
Tạo chùa chiền khắp nước tu hành.
Đến chừng sau ngạ tử đài thành,
Phật bất cứu vì tâm còn ác.
Tưởng Phật được lúc đầu hôm,
Đêm khuya muốn giựt nồi cơm của người.
Bước vào chùa thấy Phật lạy dài,
Lui khỏi cửa ra tay cấu xé.
Đó là những lời Đức Thầy răn dạy những người đức hạnh kém, tu hành giả dối, dù đã tu hành nhiều năm, có làm bao việc cầu phước cũng chỉ vào hạng xoài nách được mô tả trong CHUYỆN BÊN THẦY , không đạt kết quả viên mãn được. Nếu chúng ta hiểu rõ điều đó, thấy được lỗi lầm và tránh xa nó, tức là chúng ta đã giác ngộ, và Kinh VIÊN GIÁC gọi là PHẦN GIÁC, tức là GIÁC NGỘ từng phần, và cứ thế, từng phút, từng giờ, từng ngày, chúng ta thêm PHẦN GIÁC tức là BỒ TÁT, mãi mãi cho đến một ngày nào đó, ta được giác ngộ hoàn toàn, tức là VIÊN GIÁC, là PHẬT.
Đức Thầy dạy rõ :
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng tâm tỏ ngộ Đạo mầu.
Đức LỤC TỒ ít ai dám sánh,
Người dốt mà nói Pháp quá rành.
Lựa làm chi cao chữ học hành,
Biết tỏ ngộ ấy là gặp đạo.
Việc cổ tích cần chi phải thạo,
Chuyện qua rồi kể lại làm gì.
Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ.
Trong quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ, Đức Thầy dạy chúng ta tu theo LỤC TỒ chớ theo THẦN TÚ, bởi vì THẦN TÚ tu theo hình tướng, đọc tụng kinh chú, thờ hình tượng, chuyên việc cúng kiếng, cầu khẩn ngoại thân tâm. Vì thế hành giả thường sanh vọng niệm, tâm không bình tịnh, không phát huệ. Tự tâm không sanh muôn pháp, không kiến tánh, không giác ngộ không thành Phật.
Đức LỤC TỒ, tuy không biết chữ, chẳng biết pháp môn nào để hành, thật ra Ngài chẳng hành pháp môn nào cả, suốt ngày chỉ giả gạo cũng như tín đồ PHẬT GIÁO HÒA HẢO suốt ngày bận việc mưu sinh, ít khi rảnh rổi để nghiên cứu kinh sách. Đức LỤC TỒ tuy suốt ngày giả gạo, nhưng Ngài không vọng niệm, không nghĩ lành, dữ, tốt, xấu, cũng không so sánh, không bị kẹt giữa đôi bên như hàng Nhị Thừa. Tâm thể của Ngài lúc nào cũng như như bất động, phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Vì thế, tự tâm của Ngài hằng rực rỡ chiếu sáng tự nhiên. Tự tâm sanh muôn Pháp, tức Nó là Phật, chẳng phải tìm ở đâu xa hơn nữa. Tín đồ PGHH giống như Đức LỤC TỒ, suốt ngày bận việc mưu sinh như Ngài luôn luôn bận việc giả gạo không nghỉ. Theo lời dạy của Đức Thầy, nếu chúng ta tu hành như Đức LỤC TỒ, thì thân xác bận việc suốt ngày mà cũng biết giữ được tâm không như Ngài, thì tâm của chúng ta cũng được bình tịnh, hằng chiếu sáng rực rỡ một cách tự nhiên khác nào mặt trăng, mặt trời không bị mây hay chướng ngại vật che khuất hằng chiếu sáng rực rỡ tự nhiên.
Đức Phật Thích Ca đã dạy :Tất cả chúng sanh là Phật vị lai bởi vì mọi chúng sanh từ loài nhỏ bé là côn trùng đến thú cầm, loài người và PHẬT, THÁNH, TIÊN, lúc mới sanh ra đều có BỒN TÂM, CHƠN NHƯ, PHẬT TÁNH hay là HỘT MINH CHÂU đồng đẳng như nhau, không hơn, không kém. Ở nơi chúng sanh, BỒN TÂM hay CHÂN TÂM, PHẬT TÁNH đó cũng chẳng thiếu kém, và đến khi thành Phật thì cái TÂM ấy cũng chẳng thêm hơn. Nhưng sở dĩ PHẬT thông minh, sáng suốt, hiểu mọi sự việc, còn chúng sanh thì u mê, tối tâm, lầm lạc, bởi lẽ :
PHẬT tiến hóa cao hơn, hiểu rõ mọi sự vật trên thế gian này đều là vô thường, như mộng huyển, giả dối chớ không phải thật. Thế nên được nó PHẬT không mừng, mất nó cũng chẳng buồn, đau, thương, tiếc. Do vậy, PHẬT được TÂM THỂ thản nhiên bình tịnh, không suy tư, không vọng niệm. Tức không sanh, không diệt vì đã giải thoát rồi vậy.
Nhưng chúng sanh vì vọng niệm, do sự mê tâm, tưởng đời là thật, từ tinh thần đến vật chất đều là thật. Được nó thì vui mừng, mất nó thì buồn rầu, đau khổ, thương tiếc. Vì vậy tâm trí chúng sanh lúc nào cũng suy tư, nghĩ lành, dữ, tốt, xấu, phân biệt, so sánh, tức luôn luôn vọng niệm, khác nào bụi dơ là chướng ngại vật làm che khuất ánh sáng rực rỡ sẵn có tự nhiên của BỒN TÂM, CHƠN NHƯ, PHẬT TÁNH hay HỘT MINH CHÂU, cũng như mặt trời, mặt trăng bị mây che khuất không chiếu sáng khắp nơi được. Theo lời dạy của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ:
Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ.
Biết chữ tu trì ở đây, nghĩa là biết phân biệt giữa cái GIẢ và THẬT, THƯỜNG và VÔ THƯỜNG, biết rõ xác thân này không phải thật, chỉ do TỨ ĐẠI (đất, nước, gió,lửa) hay NGŨ UẨN (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) duyên hợp mà thành. Một ngày nào đó, nó sẽ tan rả trở về với cát bụi, và hư không. Biết vậy, ta không quá ưu tư, sầu khổ vì nó. Ta hãy theo gương ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, Ngài vẫn sống tự nhiên nhưng không THỌ tức là không tạo NGHIỆP. Ngài chẳng chấp một pháp nào trong thế gian, sẵn sàng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai tối tăm, lầm lỗi, chẳng còn vướng víu chi với cuộc lợi danh, tài sắc , nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.
Được vậy, chúng ta sẽ giữ TÂM BÌNH TỊNH, vì không vọng niệm, không còn bụi dơ hay chướng ngại vật che khuất, sẽ hằng rực rỡ chiếu sáng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời lúc không có mây. Bấy giờ tự TÂM SẼ HẰNG SANH MUÔN PHÁP, tức TÂM LÀ PHẬT, cùng với PHẬT không sao khác, tức đã đạt đạo, thành PHẬT, hoàn toàn giải thoát rồi vậy.
2)-CHỪNG ĐỐI ĐẦU KHÓ KIẾM ĐIÊN KHÙNG: ĐIÊN KHÙNG, ở đây, theo lời dạy trong Quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ :
KHÙNG thời quê ngụ NÚI SAM, (tức là Đức PHẬT THẦY TÂY AN)
Còn ĐIÊN chẳng có chùa am dưới nầy (Đức HUỲNH GIÁO CHỦ)
TU có nhiều định nghĩa :
-TU là sửa từ xấu đến tốt, lần lần đến chỗ chân, thiện, mỹ.
-TU là học hỏi, tiến hóa từ thấp đến cao cho đến toàn thiện, toàn năng, toàn giác.
-TU là dứt vọng niệm, không còn bụi dơ, không bị chướng ngại vật che khuất, BỒN TÂM hằng rự rỡ chiếu sáng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời lúc bầu trời quang đảng không mây. Bây giờ TỰ TÂM SANH MUÔN PHÁP, tức là PHẬT.
Người không tu, cứ mãi phạm tội ác tạo nhiều luân hồi, và gây khổ cho đời, và đến khi quả nghiệp xấu, theo luật phản kích trở lại gây đau khổ cho họ, thì dù có cầu khẩn PHẬT TRỜI (hay ĐIÊN KHÙNG) cũng không cứu được.
3)-CỨU LƯƠNG HIỀN CHẲNG CỨU NGƯỜI HUNG: QUẢ NGHIỆP cũng như những món nợ. Đã tạo nghiệp thì phải trả quả. Vay nợ thì phải trả nợ. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt, Thiên Đình xả tội cho người hiền, tức là người chơn tu, để họ tu hành đắc Đạo trở lại cứu vớt chúng sanh, chuộc tội ác, và đền bù lại tội lỗi đã gây tạo trong quá khứ.
Không cứu người hung, bởi họ không cãi hối ăn năn, làm lành lánh dữ, cứu họ thì họ vẫn tiếp tục làm ác, càng gây thêm đau khổ cho đời.
4)-KẺ GIAN ÁC ĐẾN SAU TIÊU DIỆT: Kẻ gian ác, dù không bị luật pháp quốc gia hành tội hay Thiên Đình xử phạt, họ vẫn tồn tại và tiếp tục gây tội lỗi và đau khổ cho người khác, nhưng sau cùng, do quả nghiệp xấu của họ, thì họ sẽ bị những người ác xấu như họ tiêu diệt lại họ.
Thật đúng với lời dạy trong SÁM, GIẢNG, KINH :
Hiền còn, dữ mất chớ phiền Phật,Tiên,
Hay là :
Quỉ xử quỉ Phật chẳng có trừ .
Thuở xưa, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có nhiều đêm, nơi Tịnh Xá của Ngài có nhiều Chư Vị, không biết từ đâu đến đảnh lễ Ngài, hào quang chiếu sáng cả khu rừng. Sáng hôm sau các Đệ tử bạch hỏi Phật. Phật bảo đó là những người dân rất nghèo khổ ở trong thành gần đây. Mấy hôm trước, họ nghe Phật giảng về Thập Thiện chỉ làm một việc thiện nhỏ mà chết được sanh Thiên. Những người mới sanh Thiện hay dùng thiên nhãn xem kiếp trước làm gì nay được sanh Thiên. Các vị này biết được chỉ cách ít ngày, nhờ nghe Phật Thích Ca dạy về Thập Thiện, chỉ làm một việc lành nhỏ mà được sanh Cõi Trời nên đến đảnh Lễ Phật để tạ ơn. Các Đệ tử Phật đồng thanh bạch Phật, như vậy sanh Thiên dễ quá ! Phật bảo : Phải, sanh Thiên rất dễ. Chỉ làm một việc lành nhỏ mà được sanh Thiên. Nhưng các con nên ghi nhớ, xuống địa ngục cũng dễ. Chỉ làm một việc ác nhỏ cũng phải xuống địa ngục. Vậy các con thận trọng trong tư tưởng, lời nói, việc làm vì nó quyêát định tương lai, vận mạng :
-Kết quả của tư tưởng trả về cho tánh mình.
-Kết quả của lời nói và việc làm trả về cho xác thân. Cũng như cứ xem người trồng trọt gieo hột giống gì, mà biết họ sẽ gặt hái loại quả nào. Con sẽ được GIẢI THOÁT, sẽ thành Phật sớm hay muôän chính là do tư tưởng, lời nói, việc làm của con ngay bây giờ.
PHẠM VĂN CHIÊU
Trong quyển GIÁO LÝ THI VĂN TOÀN BỘ, Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :
TU KÍP KÍP NẾU KHÔNG QUÁ TRỄ,
CHỪNG ĐỐI ĐẦU KHÓ KIẾM ĐIÊN KHÙNG.
CỨU LƯƠNG HIỀN CHẲNG CỨU NGƯỜI HUNG,
KẺ GIAN ÁC ĐẾN SAU TIÊU DIỆT.
1)- TU KÍP KÍP NẾU KHÔNG QUÁ TRỄ: Đức HUỲNH GIÁO CHỦ, cũng như các Vị Giáo Chủ Tôn Giáo lớn trên Thế Giới, và các nhà Tiên Tri hiện đại đều diễn tả hay đề cập đến những biến cố lớn, những trận chiến quan trọng, những thảm họa nhân loại đã xảy ra trong khoảng thời gian 2000 năm. Và sau đó ít nghe thấy các Ngài đề cập hoặc tiên đoán những mốc thời gian và những biến cố vĩ đại khác. Tuy nhiên tất cả Tôn Giáo đều nhứt tâm nỗ lực không ngừng, và hơn bao giờ hết, dạy bảo, khuyến khích tín đồ, đệ tử và mọi người gấp rút lo việc tiến tu, để đạt thành Diệu Quả, trong một ngày vĩ đại rất gần kề mà PHẬT GIÁO gọi là HỘI LONG HOA, và CÔNG GIÁO gọi là CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG. Đến chừng đó, giữa những người được trứng tuyển hay đắc đạo và những người thiếu đức hay bị loại, sẽ xa cách nhau với những cảnh giới và thời gian vô lượng sai biệt.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :
Bây giờ bạc lộn với chì,
Nữa sau lọc lại vít tì cũng chê .
Hay là :
LONG HOA có mặt ấy là Hiền Nhơn .
Hiền Nhơn ở đây là Thánh Hiền, từ bực TƯ ĐÀ HUỜN trở lên, hoặc là thuộc về giống Dân Thứ sáu rất thông minh, đẹp đẽ tu hành đắc Đạo vào hàng Tứ Thánh, đã tái kiếp đang sống rải rác khắp nơi trên quả Địa cầu nhứt là tại VIỆT NAM nhằm cõi Trung Ương sẽ có Phật Tiên tại thế để lập HỘI LONG HOA và ĐỜI THƯỢNG NGUƠN THÁNH ĐỨC. Và trước khi các Chư Vị PHẬT THÁNH TIÊN giáng trần để thi hành sứ mạng do Thiên định thì :
Đệ tử của các Ngài phải có mặt tại đó trước để kịp thời chuẩn bị và phụng sự cho Thầy Mình. Như trường hợp của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ là hậu thân của Đức PHẬT THẦY TÂY AN, trước ngày Đản Sanh của Ngài thì tất cả Đệ Tử của Ngài thuộc về tiền kiếp, đều là Thánh Nhân đắc Đạo đã có mặt đầy đủ ở khắp nơi. Tuy chúng ta với tài đức hèn kém không nhận diện được các Ngài, chớ nên vô ý, khinh suất, để phạm thượng mang quả nghiệp nặng.
Vì thời cơ chưa đến, các Ngài còn ẩn dạng trong lớp thường dân để tránh sự dòm ngó của kẻ gian ác hãm hại, nhưng thỉnh thoảng các Ngài cũng lộ vẻ trong vài cử điệu khác thường được Chư Vị khuất mặt hồ trì dẫn dắt. Có thể tránh được sự phạm thượng đối với Thánh Nhơn, nếu chúng ta làm theo gương Đức Đại Bồ Tát THƯỜNG BẤT KHINH mà kinh Phật Giáo hằng dạy : Ngài gặp ai cũng chào kính : Tôi không dám khinh Ngài vì Ngài sẽ thành PHẬT.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ đã dạy :LONG HOA CÓ MẶT ẤY LÀ HIỀN NHƠN. Như vậy, có phải là bực Thánh Hiền từ TƯ ĐÀ HUỜN trở lên mới có mặt LONG HOA ĐẠI HỘI ? Và có phải đó là điều kiện khó cho người tu hành bình thường đạt đến được không ? Kinh sách Phật Giáo thường dạy :Người nào nghe KINH GIẢI, mà quyết tin và tu hành, là người đã nhiều kiếp kính tin, tu hành và cúng dường Chư Phật. Vả lại Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dạy : Người nào có đức tin nơi Đức Như Lai không dời đổi, thì người đó đã đắc quả TƯ ĐÀ HUỜN rồi vậy.
Sách sử Phật Giáo có ghi rõ, không phải người tu trước mà có kết quả hơn người tu sau. Như trường hợp của ông XÁ LỢI PHẤT, MỤC KIỀN LIÊN, CA DIẾP, A NAN, TU BỒ ĐỀ, PHÚ LÂU NA, CA CHIÊN DIÊN, A NA LUẬT.. . là những Đại Đệ Tử nổi tiếng và tài đức nhứt trong lịch sử Phật Giáo, nhưng các Ngài xuất gia sau Năm Đồng Đạo KIỀU TRẦN NHƯ là năm Vị A LA HÁN đầu tiên của Đức Phật Thích Ca.
Trong Tôn Giáo, điều quan trọng không phải là sự tu hành trước hay sau, sớm hay muộn, mà là sự Giác Ngộ và Tinh Tấn, là yếu tố chính yếu để đạt mục đích tối thượng.
Đức HUỲNH GIÁO CHỦ dạy rõ trong Quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ :
Thuyền chúng nó sẵn bườm chạy lướt,
Lọt ngoài khơi mới hết hò khoan.
Tu mà ham cho được giàu sang,
Với quyền tước là tu dối thế.
Nhớ thuở trước Vua Lương Võ Đế ,
Tạo chùa chiền khắp nước tu hành.
Đến chừng sau ngạ tử đài thành,
Phật bất cứu vì tâm còn ác.
Tưởng Phật được lúc đầu hôm,
Đêm khuya muốn giựt nồi cơm của người.
Bước vào chùa thấy Phật lạy dài,
Lui khỏi cửa ra tay cấu xé.
Đó là những lời Đức Thầy răn dạy những người đức hạnh kém, tu hành giả dối, dù đã tu hành nhiều năm, có làm bao việc cầu phước cũng chỉ vào hạng xoài nách được mô tả trong CHUYỆN BÊN THẦY , không đạt kết quả viên mãn được. Nếu chúng ta hiểu rõ điều đó, thấy được lỗi lầm và tránh xa nó, tức là chúng ta đã giác ngộ, và Kinh VIÊN GIÁC gọi là PHẦN GIÁC, tức là GIÁC NGỘ từng phần, và cứ thế, từng phút, từng giờ, từng ngày, chúng ta thêm PHẦN GIÁC tức là BỒ TÁT, mãi mãi cho đến một ngày nào đó, ta được giác ngộ hoàn toàn, tức là VIÊN GIÁC, là PHẬT.
Đức Thầy dạy rõ :
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng tâm tỏ ngộ Đạo mầu.
Đức LỤC TỒ ít ai dám sánh,
Người dốt mà nói Pháp quá rành.
Lựa làm chi cao chữ học hành,
Biết tỏ ngộ ấy là gặp đạo.
Việc cổ tích cần chi phải thạo,
Chuyện qua rồi kể lại làm gì.
Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ.
Trong quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ, Đức Thầy dạy chúng ta tu theo LỤC TỒ chớ theo THẦN TÚ, bởi vì THẦN TÚ tu theo hình tướng, đọc tụng kinh chú, thờ hình tượng, chuyên việc cúng kiếng, cầu khẩn ngoại thân tâm. Vì thế hành giả thường sanh vọng niệm, tâm không bình tịnh, không phát huệ. Tự tâm không sanh muôn pháp, không kiến tánh, không giác ngộ không thành Phật.
Đức LỤC TỒ, tuy không biết chữ, chẳng biết pháp môn nào để hành, thật ra Ngài chẳng hành pháp môn nào cả, suốt ngày chỉ giả gạo cũng như tín đồ PHẬT GIÁO HÒA HẢO suốt ngày bận việc mưu sinh, ít khi rảnh rổi để nghiên cứu kinh sách. Đức LỤC TỒ tuy suốt ngày giả gạo, nhưng Ngài không vọng niệm, không nghĩ lành, dữ, tốt, xấu, cũng không so sánh, không bị kẹt giữa đôi bên như hàng Nhị Thừa. Tâm thể của Ngài lúc nào cũng như như bất động, phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Vì thế, tự tâm của Ngài hằng rực rỡ chiếu sáng tự nhiên. Tự tâm sanh muôn Pháp, tức Nó là Phật, chẳng phải tìm ở đâu xa hơn nữa. Tín đồ PGHH giống như Đức LỤC TỒ, suốt ngày bận việc mưu sinh như Ngài luôn luôn bận việc giả gạo không nghỉ. Theo lời dạy của Đức Thầy, nếu chúng ta tu hành như Đức LỤC TỒ, thì thân xác bận việc suốt ngày mà cũng biết giữ được tâm không như Ngài, thì tâm của chúng ta cũng được bình tịnh, hằng chiếu sáng rực rỡ một cách tự nhiên khác nào mặt trăng, mặt trời không bị mây hay chướng ngại vật che khuất hằng chiếu sáng rực rỡ tự nhiên.
Đức Phật Thích Ca đã dạy :Tất cả chúng sanh là Phật vị lai bởi vì mọi chúng sanh từ loài nhỏ bé là côn trùng đến thú cầm, loài người và PHẬT, THÁNH, TIÊN, lúc mới sanh ra đều có BỒN TÂM, CHƠN NHƯ, PHẬT TÁNH hay là HỘT MINH CHÂU đồng đẳng như nhau, không hơn, không kém. Ở nơi chúng sanh, BỒN TÂM hay CHÂN TÂM, PHẬT TÁNH đó cũng chẳng thiếu kém, và đến khi thành Phật thì cái TÂM ấy cũng chẳng thêm hơn. Nhưng sở dĩ PHẬT thông minh, sáng suốt, hiểu mọi sự việc, còn chúng sanh thì u mê, tối tâm, lầm lạc, bởi lẽ :
PHẬT tiến hóa cao hơn, hiểu rõ mọi sự vật trên thế gian này đều là vô thường, như mộng huyển, giả dối chớ không phải thật. Thế nên được nó PHẬT không mừng, mất nó cũng chẳng buồn, đau, thương, tiếc. Do vậy, PHẬT được TÂM THỂ thản nhiên bình tịnh, không suy tư, không vọng niệm. Tức không sanh, không diệt vì đã giải thoát rồi vậy.
Nhưng chúng sanh vì vọng niệm, do sự mê tâm, tưởng đời là thật, từ tinh thần đến vật chất đều là thật. Được nó thì vui mừng, mất nó thì buồn rầu, đau khổ, thương tiếc. Vì vậy tâm trí chúng sanh lúc nào cũng suy tư, nghĩ lành, dữ, tốt, xấu, phân biệt, so sánh, tức luôn luôn vọng niệm, khác nào bụi dơ là chướng ngại vật làm che khuất ánh sáng rực rỡ sẵn có tự nhiên của BỒN TÂM, CHƠN NHƯ, PHẬT TÁNH hay HỘT MINH CHÂU, cũng như mặt trời, mặt trăng bị mây che khuất không chiếu sáng khắp nơi được. Theo lời dạy của Đức HUỲNH GIÁO CHỦ:
Nếu ai mà biết chữ tu trì,
Tâm bình tịnh được thì phát huệ.
Biết chữ tu trì ở đây, nghĩa là biết phân biệt giữa cái GIẢ và THẬT, THƯỜNG và VÔ THƯỜNG, biết rõ xác thân này không phải thật, chỉ do TỨ ĐẠI (đất, nước, gió,lửa) hay NGŨ UẨN (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) duyên hợp mà thành. Một ngày nào đó, nó sẽ tan rả trở về với cát bụi, và hư không. Biết vậy, ta không quá ưu tư, sầu khổ vì nó. Ta hãy theo gương ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ, Ngài vẫn sống tự nhiên nhưng không THỌ tức là không tạo NGHIỆP. Ngài chẳng chấp một pháp nào trong thế gian, sẵn sàng lìa xa các nghiệp tiền trần, tha thứ hết thảy những ai tối tăm, lầm lỗi, chẳng còn vướng víu chi với cuộc lợi danh, tài sắc , nhìn cõi đời chẳng bao giờ sanh lòng luyến ái.
Được vậy, chúng ta sẽ giữ TÂM BÌNH TỊNH, vì không vọng niệm, không còn bụi dơ hay chướng ngại vật che khuất, sẽ hằng rực rỡ chiếu sáng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời lúc không có mây. Bấy giờ tự TÂM SẼ HẰNG SANH MUÔN PHÁP, tức TÂM LÀ PHẬT, cùng với PHẬT không sao khác, tức đã đạt đạo, thành PHẬT, hoàn toàn giải thoát rồi vậy.
2)-CHỪNG ĐỐI ĐẦU KHÓ KIẾM ĐIÊN KHÙNG: ĐIÊN KHÙNG, ở đây, theo lời dạy trong Quyển SÁM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ :
KHÙNG thời quê ngụ NÚI SAM, (tức là Đức PHẬT THẦY TÂY AN)
Còn ĐIÊN chẳng có chùa am dưới nầy (Đức HUỲNH GIÁO CHỦ)
TU có nhiều định nghĩa :
-TU là sửa từ xấu đến tốt, lần lần đến chỗ chân, thiện, mỹ.
-TU là học hỏi, tiến hóa từ thấp đến cao cho đến toàn thiện, toàn năng, toàn giác.
-TU là dứt vọng niệm, không còn bụi dơ, không bị chướng ngại vật che khuất, BỒN TÂM hằng rự rỡ chiếu sáng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời lúc bầu trời quang đảng không mây. Bây giờ TỰ TÂM SANH MUÔN PHÁP, tức là PHẬT.
Người không tu, cứ mãi phạm tội ác tạo nhiều luân hồi, và gây khổ cho đời, và đến khi quả nghiệp xấu, theo luật phản kích trở lại gây đau khổ cho họ, thì dù có cầu khẩn PHẬT TRỜI (hay ĐIÊN KHÙNG) cũng không cứu được.
3)-CỨU LƯƠNG HIỀN CHẲNG CỨU NGƯỜI HUNG: QUẢ NGHIỆP cũng như những món nợ. Đã tạo nghiệp thì phải trả quả. Vay nợ thì phải trả nợ. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt, Thiên Đình xả tội cho người hiền, tức là người chơn tu, để họ tu hành đắc Đạo trở lại cứu vớt chúng sanh, chuộc tội ác, và đền bù lại tội lỗi đã gây tạo trong quá khứ.
Không cứu người hung, bởi họ không cãi hối ăn năn, làm lành lánh dữ, cứu họ thì họ vẫn tiếp tục làm ác, càng gây thêm đau khổ cho đời.
4)-KẺ GIAN ÁC ĐẾN SAU TIÊU DIỆT: Kẻ gian ác, dù không bị luật pháp quốc gia hành tội hay Thiên Đình xử phạt, họ vẫn tồn tại và tiếp tục gây tội lỗi và đau khổ cho người khác, nhưng sau cùng, do quả nghiệp xấu của họ, thì họ sẽ bị những người ác xấu như họ tiêu diệt lại họ.
Thật đúng với lời dạy trong SÁM, GIẢNG, KINH :
Hiền còn, dữ mất chớ phiền Phật,Tiên,
Hay là :
Quỉ xử quỉ Phật chẳng có trừ .
Thuở xưa, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có nhiều đêm, nơi Tịnh Xá của Ngài có nhiều Chư Vị, không biết từ đâu đến đảnh lễ Ngài, hào quang chiếu sáng cả khu rừng. Sáng hôm sau các Đệ tử bạch hỏi Phật. Phật bảo đó là những người dân rất nghèo khổ ở trong thành gần đây. Mấy hôm trước, họ nghe Phật giảng về Thập Thiện chỉ làm một việc thiện nhỏ mà chết được sanh Thiên. Những người mới sanh Thiện hay dùng thiên nhãn xem kiếp trước làm gì nay được sanh Thiên. Các vị này biết được chỉ cách ít ngày, nhờ nghe Phật Thích Ca dạy về Thập Thiện, chỉ làm một việc lành nhỏ mà được sanh Cõi Trời nên đến đảnh Lễ Phật để tạ ơn. Các Đệ tử Phật đồng thanh bạch Phật, như vậy sanh Thiên dễ quá ! Phật bảo : Phải, sanh Thiên rất dễ. Chỉ làm một việc lành nhỏ mà được sanh Thiên. Nhưng các con nên ghi nhớ, xuống địa ngục cũng dễ. Chỉ làm một việc ác nhỏ cũng phải xuống địa ngục. Vậy các con thận trọng trong tư tưởng, lời nói, việc làm vì nó quyêát định tương lai, vận mạng :
-Kết quả của tư tưởng trả về cho tánh mình.
-Kết quả của lời nói và việc làm trả về cho xác thân. Cũng như cứ xem người trồng trọt gieo hột giống gì, mà biết họ sẽ gặt hái loại quả nào. Con sẽ được GIẢI THOÁT, sẽ thành Phật sớm hay muôän chính là do tư tưởng, lời nói, việc làm của con ngay bây giờ.
PHẠM VĂN CHIÊU
Gửi ý kiến của bạn