Đtb 58: Mùa Phật Đản

31 Tháng Bảy 200212:00 SA(Xem: 15687)
Đtb 58: Mùa Phật Đản
Hôm nay, trong mùa Phật Đản, t chúng ta trang nghiêm kính cẩn làm lễ kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật để thành tâm tưởng niệm đến Đức Từ Phụ, đến lòng từ bi, bác ái và công đức khai sáng cứu độ vô lượng vô biên của Ngài đối với chúng sanh.

Nhằm ngày trăng tròn tháng 5 bên Aán Độ, vào năm 624 trước Tây lịch, cách nay 2623 năm, Đức Phật giáng sanh tại nước Ca Tỳ La Vệ, trong vườn Lâm Tì Ni, ở miền bắc Aán Độ, dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đây rất đẹp, đến mùa Xuân là cả nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại. Dân cư ở đây rất là thuần lương, So với Đức Khổng Tử ở bên Tàu, Ngài ra đời trước 73 năm.

Đức Phật lâm phàm giữa xã hội nước Aán Độ vẫn còn có sự phân biệt kỳ thị chủng tộc giữa kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại cùng sống chung trong một quốc gia. Kẻ chiến thắng là dân du mục thuộc chủng tộc Aryen, da trắng nhạt, thể chất cao lớn, cường tráng, từ miền Trung Á tràn vào kẻ chiến bại là thổ dân địa phương, chủng tộc Dravida da sậm, vóc dáng nhỏ người. Kẻ chiến thắng trở thành kẻ thống trị. Họ phân chia dân trong nước thành bốn giai cấp. Hai giai cấp trên, Bà La Môn và Sát Đế Lỵ, cao sang quyền quý an hưởng trên sự bốc lột áp bức hai giai cấp dưới. Hai giai cấp dưới, Phệ Xá và Thủ Đà La, nghèo khổ, cam chịu số phận tôi đòi, bị đày đọa, ôm lòng tủi nhục uất hận. Như thế xã hội lúc bấy giờ vẫn còn nhiều vị kỷ, thiếu vắng lòng nhân ái và tình đồng loại.

Về mặt tôn giáo, giai cấp thống trị giữ đạo Bà La Môn. Tuy nhiên vì chánh pháp thất truyền, nên có rất nhiều mối đạo xuất hiện. Tư tưởng đạo lý trở nên phức tạp, khiến đại chúng hoang mang mờ mịt. Tình trạng nầy làm nảy sanh ra hai xu hướng đối nghịch: Một xu hướng chấp hữu, chạy theo vật chất, mê đắm hưởng thụ, còn xu hướng kia chấp không thì yếm thế, trốn đời vào núi non hang động để tu khổ hạnh.

Phải chăng tình trạng một xã hội đang cần sự phát triển lòng nhân ái,đang nhu cầu sự định hướng rõ rệt và đứng đắn về mặt tư tưởng và tâm linh, một xã hội đang cần một nhân sinh quan nhân đạo hơn và tiến hóa hơn, là một trong những nguyên nhân đưa đến sự lâm phàm của Đấng Từ Bi, đánh dấu một bước tiến vĩ đại của lịch sử nhân loại mà kinh điển Phật Giáo thường nhắc tới: Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, ấy là để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.
Về hành trình của đức Phật bắt đầu từ lúc còn là Thái tử Sĩ Đạt Ta trở về sau, đức Thầy của chúng ta đã có diễn tả bằng những nét tuy đại lược nhưng rất hàm súc ý nghĩa với lời văn rất hoa mỹ. Ngài hạ bút như sau, chúng tôi xin trích ra vắn tắt :

Ngày thắm thoát đông qua hạ chí
Bà trổ sanh Thái tử đẹp tuơi.
Mặt trang nghiêm khí phách hơn nguời
Vua cùng khắp thần dân mừng rỡ.
Liền đặt tên là Sĩ Đạt Ta,
Cả triều chính treo hoa yến ẩm.
Có nhà sư cách thành mấy dặm.
A Tu Đà tiên hiền tên Lão.
Xin vua cho ông bước vào trong,
Được yết kiến Tử hoàng luôn thể.
Trước cung điện Oâng liền bày tỏ
Rằng Tử Hoàng chừng được thành nhơn
Lìa đền đài khổ cực chẳng sờn,
Tìm đạo lý dắt dìu sanh chúng.
Ngài sẽ được thế gian ca tụng,
Chắc phần Ngài quả Phật vẹn tròn.


Cả hồng trần đau thương thống thiết,
Nhờ Ngài mà diệt nẻo luân hồi.
Sau 49 ngày đại định duới cội bồ đề, Thái tử đã chứng quả Chánh Đẳng, Chánh Giác, Vô Thượng Bồ Đề: Ngài đã thành Phât. Khi rời cội bồ đề để bắt đầu đi truyền đạo, ý nghĩ đầu tiên của Đức Phật là đến rừng Lộc Dã, gần thành Bà La Nại để độ cho năm đạo sĩ đồng tu theo Ngài trước kia là các ông Kiều Trần Như, Aùc Bệ, Thập Lực, Mahanam và Bạc Đề. Đức Phật thuyết pháp, đánh đổ hai lối tu cực đoan, hoặc hành khổ thái quá, hoặc lợi dưỡng thái quá. Ngài dạy con đường Trung đạo. Ngài giảng thêm về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Lần thuyết pháp đầu tiên nầy được mọi nguời tôn xưng là lần Đức Phật chuyển pháp luân và bài thuyết giảng đầu tiên nầy được các triết gia cổ kim, đông tây nhận xét đều cho đây là tinh túy của Phật giáo, là đóa hoa thơm của nhân loại.

Về lần chuyển pháp luân nầy, Đức Thầy cũng có nhắc lại trong bài Phật Là Gì?. Tiếp đây là lời của Đức Thầy viết ra:
Phật giả là Giác giả. Giác giả là Tỉnh giả. Khi Đức Thích Ca thành Phật thì Ngài nói Pháp Tứ Đế mà độ đời trước hơn các pháp và chỉ con đường Trung đạo cho nguời hành theo. Đường Trung đạo của Phật là: 1.- Không trưởng dưỡng xác thịt quá ư sung sướng. 2.- Không nên hành xác hay ép xác thịt thái quá.

Thời gian kế tiếp, Đức Phật tuần tự nêu lên một chân lý quan trọng, căn bản, mà nhơn sanh chưa từng được biết:

Hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh.
Hết thảy chúng sanh đêu có Trí Huệ của Phật
Phật là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành.

Ngoài ra, Đức Phật có giảng dạy một pháp môn tu hành hết sức giản dị, nhưng rất thù thắng, vô cùng hữu hiệu để giải thoát nhơn sanh khỏi cuộc đời phàm phu, lầm than hoạn họa và vòng sanh tử luân hồi, mà bất cứ ai dù người trí thức hay kẻ dốt nát, nguời giàu sang quyền quý, kẻ thợ thuyền, dân ruộng rẩy, già, trẻ, bất luận ở đâu và lúc nào, cũng đều hành trì đuợc cả. Lại nữa rất phù hợp với căn cơ và hoàn cảnh của nhơn sanh đời hạ ngươn mạt pháp. Đó là Pháp Môn Tịnh Độ.

Về các điều của Phật dạy vừa kể qua, Đức Thầy chúng ta đã diễn đạt rõ ràng, một cách tài tình qua ngòi bút của Ngài:
Aáy mới vừa đắc Đạo hoàn toàn
Và lần bước phô trương độ chúng.
Ngài bèn xét ở trong Phật chủng
Các chúng sanh đều có như Ta,
Bởi vô minh vọng tưởng vạy tà
Nên quây lộn Ta Bà cõi khổ
Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh Độ
Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh.

Từ khi thành đạo duới cội bồ đề cho đến ngày viên tịch, nhập đại Niết Bàn, trải qua 49 năm ròng rã Đức Phật đã đi khắp xứ Aán Độ để thuyết pháp độ đời. Hễ chỗ nào có bước chân Phật giẫm đến là nơi đó có ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.

Tám tháng sau ngày Phật nhập Niết Bàn, chư thánh tăng gồm 500 vị do đức Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp chủ tọa đã nhóm họp, lập lại, ghi chép và kết hợp tất cả lời thuyết pháp của Phật suốt 49 năm thành Đại Tam Tạng Kinh vĩ đại, gồm Đại Tạng Kinh, Đại Tạng Luật và Đại Tạng Luận.

Đại Tạng Kinh nhiều hơn hết. Xin kể ra một số kinh để chúng ta dễ thấy tầm vóc lớn lao của kinh điển Phật giáo. Hoa Nghiêm Kinh, Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh. Tương ứng bộ kinh, Pháp Cú Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Lăng Già Kinh, Lăng Nghiêm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Viên Giác Kinh, Kim Cang Kinh, Di Đà Kinh, Địa Tạng Kinh, Dược Sư Kinh, Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên Kinh, Vu Lan Kinh, Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Di Giáo Kinh.

Phật pháp dồi dào phong phú như biển lớn bao la nghĩa lý tinh thâm nhiệm mầu, phải có tín tâm và nhiệt tâm cầu đạo lớn lao, nguời Phật tử tại gia mới có thể đọc được nhiều và nghiên cứu được rộng.

Thiện duyên thay cho đồng đạo chúng ta! Vì lòng từ bi, thương xót vạn dân trong thời buổi khẩn trương, ly loạn, bất an của cuộc đời hạ nguơn mạt pháp, Đức Thầy chúng ta đã lược, đã rút yếu lý uyên thâm vi diệu trong các kinh sách Phật gom lại vào Sấm Giảng, Kệ Giảng và thi văn do Ngài viết ra, giúp cho bổn đạo và thiện nam tín nữ dễ thấu hiểu, dễ lãnh hội chơn lý Phật pháp nhiệm mầu. Trong bài Dặn Dò Bổn Đạo chúng ta đều có đọc qua câu giảng nầy:

Rút trong các Luật, các Kinh,
Tùy lòng không ép làm in giảng nầy.

Hôm nay, chúng ta chỉ ôn lại được một số nhỏ chi tiết về Đức Phật và Phật pháp cao quý và vĩ đại. Chúng ta hãy thành kính tri ơn công đức sâu dày của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Đức Thầy chúng ta đã khai ngọn đuốc Từ Bi Chí Thiện để khai sáng và cứu độ chúng sanh. Và cách tri ơn đức Phật tốt nhứt và đứng đắn nhứt đã được đức Phật chỉ dạy như sau:

Nguời thực hành đúng theo giáo huấn của Như Lai nhứt là tôn sùng Như Lai nhứt.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn