Nguyễn Văn Chi viết từ Thánh Địa Hòa Hảo.
Tường thuật và tổng hợp tin tức nhiều nơi
trong các ngày cử hành Đại lễ khai đạo PGHH.
Kể từ 30-4-1975, sau khi CS cưởng chiếm miền Nam, nền đạo PGHH do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng vào ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão năm 1939 có nhiều triệu tín đồ đã bị CS xóa tên trong danh sách các tôn giáo tại VN.
Trong bản tường trình trước Cao UyÛ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc gần đây nhất, có đoạn viết: Nếu có dịp đến VN và đi về miền Tây, quý vị sẽ thấy không còn sót lại một dấu vết nào của PGHH, một tôn giáo có khoảng gần 4 triệu tín đồ!!!
Trước áp lực của thế giới và sự vận động âm thầm nhưng bền bĩ và quyết liệt của tín đồ PGHH trong và ngoài nước, ngày 8-4-1999 vừa qua Ban Tôn giáo trung ương của CSVN đã phải nhượng bộ trả quyền công khai hành đạo cho PGHH, qua một Ban Đại diện quốc doanh do CS chỉ định.
Vào ngày thứ năm 1 tháng 7, tức ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão 1999 đúng vào chu kỳ Lục thập hoa giáp kỷ niệm 60 năm khai đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ, hơn 600 ngàn tín đồ PGHH đã tấp nập bằng đường bộ, đường thủy kéo nhau về Thánh địa Hòa Hảo, Huyện Phú Tân, Tỉnh Angiang để cử hành đại lễ khai sáng (1939-1999). Một số lượng tín đồ PGHH đi hành hương về thánh địa chưa từng có trong lịch sử của tôn giáo nầy từ trước đến nay.
Với hai con đường dẫn từ Tổ đình PGHH đến chùa An hòa tự khoảng hơn 3 cây số, dòng người tràn ngập chen nhau từ từ di chuyển và nếu muốn băng ngang qua phía bên kia đường phải đi theo góc cạnh xéo để xuôi theo dòng người mới qua được. Theo ước tính thì nhiều người cho con số phải một triệu, những người khác ước định 800 ngàn người? Nhưng con số khiêm nhường nhất được ước tính đáng tin cậy là hơn 600 ngàn người.
Bởi vì con lộ có chiều ngang khoảng 10m, nhiều người thử tìm con số hợp lý là tính chiều dài con lộ mỗi 10m thì trên diện tích 100m vuông đếm được khoảng 150 người trên mật độ đó. Và trên hai con lộ song song nhau có chiều dài khoảng hơn 3 cây số thì cấp số khách hành hương trên hai con đường đầy chật người và người thì 600 ngàn khách hành hương phải cho là khá chính xác nhất?
Cùng trên khoảng đường đó, có 4 trạm cơm miễn phí cho mọi người, thay vì trước đây có đơn xin lập 30 trạm? Mỗi trạm có khoảng 50 người lo việc bếp núc như cơm và thức ăn chay, rau cải tươi, tương chao v.v...! Có thể hình dung được là cơm nấu bằng hàng chục chiếc nồi bằng nhôm mà mỗi cái nồi có thể 3 người vào ngồi chung trong đó được. Khi cơm nấu chín được đổ trên những bộ ngựa và các thanh niên thiện nguyện phục vụ phải đội cơm bằng thúng mới kịp phục vụ cho vài trăm thực thách thường xuyên đầy ấp với vài chục chiếc bàn có ghế ngồi thoải mái. Và tất cả các trạm cơm lúc nào cũng đông nghẹt người.
Được biết khách hành hương đa số là tín đồ PGHH và đồng bào tuy ngoại đạo khắp các Tỉnh vùng đồng bằng Cửu Long và các Tỉnh miền Đông, khu vực Sài gòn và các tỉnh phụ cận cùng tham dự cuộc hành hương một cách nhiệt tình để cùng chia xẻ niềm vui cực kỳ trọng đại của PGHH sau 24 năm bị ngăn cấm và đàn áp dã man nhất của bạo quyền Cộng sản vô thần!!!
Với một cuộc lễ tôn giáo mà có khoảng 600 ngàn người từ khắp nơi có chỗ xa hơn 400 cây số về tham dự, đã nói lên nét đặc thù của PGHH một nền đạo dân tộc, vì khi đến thánh địa khách hành hương chỉ có 3 địa điểm chính để chiêm bái 1-Tổ đình nơi sinh của Đức Thầy Huỳnh phú Sổ. 2-Phần mộ Đức Ông và 3-chùa An Hòa tự. Ngoài ra không có bất cứ thắng cảnh hoặc trò chơi giải trí nào trong khu vực Thánh Địa.
Buổi sáng ngày chính lễ (1-7-99), một khán đài chật hẹp được dựng lên trước đó và những tên CS thuộc Ủy Ban tôn giáo cũng như đại diện nhà nước cùng Ban đại diện quốc doanh thay phiên nhau đọc diễn văn, cảm tưởng v.v..., trước sự thờ ơ của hàng ngàn tín đồ hành hương khi di chuyển đến đó bị chận lại để nghe và chụp hình quay phim cho báo chí quốc doanh đánh bóng chế độ!
Sau buổi lễ là phần đọc Sấm Giảng do Ban tôn giáo chỉ định đọc chổ nào....(!) và người ta thấy trên gương mặt đăm chiêu của các Oâng bà lão, các Cô Chú Bác trung niên...,ngồi quanh quẩn dưới tàng cây, bên lề đường nghe lời khuyến dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà nước mắt tuôn giòng!
Sau 12 giờ trưa thì người người hối hả ra về..., có những cụ già, bà lão bước đi mà còn ngoái lại nhìn quang cảnh vùng đất thiêng thánh địa Hòa Hảo như trìu mến như tiếc thầm những ngày xưa thân ái!
Văng vẳng đâu đây nghe như có tiếng ngâm não nuột;
Chừng nào Thầy lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che...
THẦY ĐI, RỒI THẦY TRỞ LẠI
Theo nguồn tin từ Ban Đại diện quốc doanh, kể từ ngày 23 đến ngày 29-6-99, văn phòng Ban Đại diện tại chùa An Hòa Tự đã phải ký nhiều trăm giấy giới thiệu cho các tín đồ PGHH dùng phương tiện xe hoặc tàu thuyền ở các Tỉnh miền Tây, từ Cà Mau đổ lên Sóc Trăng, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long xuyên, Châu đốc, và miền Đông, vùng Cao nguyên và vùng duyên hải như: Tây ninh, Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà lạt, Kon tum v.v..., được phép chở gạo và rau cải, tương chao, đậu khoai bắp v.v...đem về hiến tặng các Trạm cơm cung cấp những bữa ăn miễn phí cho khách hành hương được no lòng! Nhìn vào chỗ để thực phẩm tươi nấu ăn chay, độ chừng hàng chục tấn tại mỗi trạm cơm thì không ai nghĩ có thể tiêu thụ hết! Thế mà đã hết sạch, đủ biết số tín đồ về dự lễ đông đến bực nào? Ngoài ra, còn những máy tự động xay đậu nành và máy ép tàu hủ tại chỗ...., để cung cấp cho các trạm cơm, không ai có thể phủ nhận sự sáng tạo và trí thông minh của người VN mình.
Các ghe tàu hay xe hàng, thường ngày đăng ký chở hàng hóa, đến dịp lễ xoay qua chở khách hành hương với giá tiền từ 10 ngàn đến vài chục ngàn đồng VN cho mỗi người khứ hồi tùy theo thủy trình hoặc lộ trình xa hay gần. Thế nhưng, dù có giấy phép hay không, cũng đều bị công an giao thông chận lại, với lý do đi sai lộ trình quy định. Vì thế, nên nhiều ngàn ghe tàu lớn nhỏ đều phải quay trở về, ngoại trừ một số vượt qua được, nhờ có đưa hối lộ chút tiền cà phê, thuốc lá cho các anh công an!
Đến ngày 25-6-99, còn 5 ngày nữa cử hành chánh lễ, không khí căm phẫn của tín đồ đã lan rộng khắp các tỉnh miền Tây với câu hỏi: Qua truyền thanh, truyền hình, nhà nước cho biết PGHH được quyền công khai hành đạo sau 24 năm ngăn cấm! Nhưng tại sao ngăn chận không cho các ghe tàu chở tín đồ về Thánh địa Hòa Hảo dự lễ???
Khắp miền Tây không khí ngột ngạt như sắp có biến động. Đi tới nơi nào cũng nghe tiếng oán hờn tức giận! Tại Thánh địa Hòa Hảo và vòng đai phụ cận nhiều xe chở công an đến tăng cường. Mặc khác lực lượng cơ động (quân đội) cũng bố trí khắp các điểm trọng yếu?
Trước tình hình căng thẳng đó, chính quyền Cộng sản và Ban tôn giáo, cấp tốc dựng lên tại mỗi xã hoặc ấp, một khán đài đơn giản và truyền rao mời tín đồ PGHH đến dự lễ và cầu nguyện (mục đích để xả bớt cái sự phẫn uất của người tín đồ), thay vì phải tốn công đi về Phủ thờ! (danh từ Cộng sản gọi Tổ đình)
Nhưng lạ thay, tại các tụ điểm khán đài nầy, mỗi nơi cũng có từ 500 đến hơn một ngàn tín đồ PGHH đến khấn nguyện? (Chỉ con đường từ bến đò Châu giang qua chợ Tân châu xuống Hòa Hảo cũng đếm được 15 cái khán đài do Cộng sản tại mỗi xã hoặc ấp dựng lên mà nhiều người hóm hỉnh nói đó là ý nhà nước muốn chia vui với PGHH nhân ngày Đại lễ!!!?)
Ngày 27-6-99, công an giao thông cho lập rào cản tất cả các con đường dẫn vào Thánh địa cách xa trung tâm khoảng 3 đến 5 cây số, để ngăn chận tất cả xe cộ đến, bắt buộc phải dừng lại để khách hành hương đi bộ vào.
Nhưng qua ngày 28-6 thì các rào cản nầy được nới ra xa cách trung tâm Thánh địa mỗi hướng khoảng 10 cây số!
Đến ngày 29-6-99, tin tức nghe qua các đài ngoại quốc phát thanh về VN thì con số tín đồ PGHH hành hương về Thánh địa khoảng hơn 300 ngàn người.
Qua ngày 30-6-99 thì tất cả các con đường lớn nhỏ tại trung tâm hoặc xung quanh Thánh địa tràn ngập người là người. Sự di chuyển đi bộ thật là chậm chạp, người đi sau phải đưa hai tay mình về trước phòng hờ khi bị phía sau đẩy tới không ngã ập vào người phía trước.
Tại 4 trạm cơm do chính quyền chỉ định địa điểm, lúc nào cũng đầy ấp khách hành hương và được tiếp đải 24 trên 24. (Tín đồ xin phép dựng hơn 30 trạm cơm miễn phí nhưng bị từ chối). Hằng trăm các lều quán dọc hai bên lề đường mở lớn các băng Gia Bảo hoặc Cổ truyền ngâm đọc.... Sấm Giảng của Đức Thầy. Mỗi hàng quán lúc nào cũng khó tìm được một chổ ngồi, trừ phi khi có người đi ra mới có chổ trống!
Đến 9 giờ tối, nghe các đài nước ngoài phát thanh tiếng Việt, loan tin cuộc lễ tại Thánh địa đã có hơn 3 trăm ngàn tín đồ PGHH về tham dự lễ, nhiều người lên tiếng...theo cuộc diện hiện giờ phải nói hơn nửa triệu người, vì các con đường từ chỗ xe bị chận lại, khách hành hương phải đi bộ vào trung tâm điểm mỗi hướng khoảng 10 cây số mà con đường nào cũng chật như nêm thì làm sao cứ khoảng ba , bốn trăm ngàn hoài hởi các Ông ký giả phóng viên?
Bây giờ là hơn 10 giờ đêm, tôi tìm một chỗ phía sau một hàng quán cà phê, nước ngọt, ngồi nghỉ chân. Đầu đội chiếc áo che mưa nhìn ra ngoài đường, dưới cơn mưa từng chập mà khách hành hương vẫn đi bình thường? Thật ra mưa thì mưa mà người đi vẫn cứ đi!
Sức mạnh nào làm cho con người không nệ gió mưa như thế? Văng vẳng từ chiếc máy cassettes trong quán phát ra giọng hát buồn buồn của Chí Tâm và Hương Lan, qua bài hát tân cổ Mừng ngày khai đạo, người ngồi trong quán cũng như những người đứng bao bọc xung quanh quán im lặng, như muốn để cho từng tiếng hát lời ca thấm nhập vào trong tim, trong trí của mình. Đâu đây, tôi nghe nhiều tiếng khóc sụt sùi.....và tôi cũng bật khóc..., nghe sao thương Thầy quá!
Hơn 11 giờ đêm mà mưa vẫn còn lê thê và Thánh địa dường như không ngủ! Dòng người hành hương vẫn cười cười, nói nói và từ từ tiến bước dầy đặc như lúc ban ngày. Tôi không nghĩ nổi khối lượng tín đồ mấy trăm ngàn người nầy đi đâu, mà đi không ngừng nghĩ như vậy?
Được biết tại Thánh địa không có thắng cảnh nào ngoạn mục, không có công viên hay rạp hát để vui chơi, giải trí...mà chỉ có 3 tụ điểm chính: 1-ngôi Tổ đình nơi sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ. 2-Mộ Đức Oâng và Đức Bà, thân phụ mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. 3-Chùa An Hòa Tự (ngôi chùa ngày xưa Đức Thầy tới lui lễ Phật). Tất cả tín đồ đến Thánh địa đều đến 3 tụ điểm nầy lễ bái, cầu nguyện....là đủ, nhưng tại sao trên các nẽo đường vẫn tràn ngập khách bộ hành? Được một Bác cao niên giải thích; Làm sao mà biết được chính xác con số tín đồ đến dự lễ được. Bởi vì, từng tốp người đến, khi lễ bái cầu nguyện xong trong một thời gian ngắn nào đó rồi ra về, trong khi những tốp khác tới thay vào chỗ những người đã về...., nhưng vì quá đông, không sao thấy được những sự điền khuyết một cách tự nhiên vậy thôi, chớ ai đâu đủ sức mà đi bộ suốt ngày, suốt đêm???
À, bây giờ tôi nghĩ Ông Bác nầy nhận xét đúng. Và như vậy thì con số 3 hay 5 trăm, 6 trăm ngàn khách hành hương không đủ chính xác, phải hơn thật nhiều? Còn nếu tính theo lượt khách hành hương đến Thánh địa thì phải nói con số là bao nhiêu mới có thể chính xác? (Nghe nói lại, hảng tin Reuter và báo chí từ nước ngoài đánh đi, có một triệu người về Thánh địa Hòa Hảo dự lễ kỷ niệm 60 năm).Và điều đáng ghi nhận là suốt những ngày Đại lễ, không có xảy ra tai nạn bị thương hay chết hoặc cướp giựt...,trong khi số lượng người tụ họp quá đông đảo, có thể đó là một điều khá kỳ diệu! (Và nghe đâu trước ngày Đại lễ, quý bô lão lãnh đạo tinh thần PGHH, đã mật truyền kêu gọi tín đồ về dự lễ và phải tự bảo vệ trật tự và giữ gìn an ninh chung theo truyền thống PGHH.)
12 giờ đêm rồi, rạng sáng ngày sẽ là 1-7-99 đúng ngày 18 tháng 5 âm lịch, chính lễ sẽ cử hành. Tôi lần bước ra bờ sông trước Tổ đình thì một quang cảnh tấp nập khác thường, nếu không nói là làm cho tôi sửng sốt! Trên giòng sông Tiền giang rộng lớn, dưới ánh trăng đêm 17 âm lịch mờ mờ, vì mây và mưa che phủ....! Hàng ngàn ghe tàu lớn nhỏ, máy nổ chói tai đang rọi đèn pin, đèn pha...tìm chỗ vào bờ, trong khi dọc theo bờ sông thì đã có ghe tàu đến trước đậu sáu bảy lớp. Tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng khua động tạo thành một âm thanh rộn rã lạ lùng...! Tôi thấy những người trên các ghe tàu đến trước vui vẻ, hăng hái giúp các ghe tàu đến sau chen vào đậu, nối nhau tạo thành một bến đậu hàng chục lớp, từ mé bờ ra ngoài. Trên gương mặt rạng rỡ của những người mới đến với những tiếng chào Bác, chào anh chị, nghe khắp nơi và người nầy dìu tay người kia đi chuyền từ ghe nầy đến tàu nọ để lên bờ. Nơi đây cái tình đồng bào, đồng đạo ruột thịt hiện rõ nét nhất.
Tôi bàng hoàng và xúc động, vội chen chân xuống gần mé nước để có thể giúp bà con được chút nào? Phải khó khăn lắm tôi mới lần mò ra tận một ghe lớn chở khoảng vài trăm khách hành hương, tiếp dìu bà bác, tiếp hộ Ông chú cái bao gạo vài chục ký v.v...! Từ trên mui ghe nầy tôi nhìn bên phải, nhìn bên trái, rồi nhìn ra ngoài giòng sông thì hàng hàng lớp lớp ghe tàu có thể nói còn hàng ngàn chiếc khác đang lần lượt từ từ vào tìm chỗ đậu...trên một khúc sông chìu dài khoảng 3 cây số đều có quang cảnh giống như nhau! Tôi chợt nghĩ có phải giống như ngày 30 tháng tư một năm nào mà hàng triệu đồng bào tôi phải hối hả tìm đường ra đi!!!?
Nhưng đêm nay không ai ra đi cả!!!
Mà đây là một cuộc hành trình trở về Thánh địa của tín đồ PGHH, sau 24 năm bị nhà nước Cộng sản đối xử quá phũ phàng! Tôi cũng được nghe một trưởng lão nói: Cây có cội, nước có nguồn. Tín đồ có Thánh địa nhất định phải về.
Tìm hiểu nguyên nhân nào mà có một hiện tượng kỳ lạ là hàng ngàn ghe tàu chở tín đồ đến cùng thời gian cao điểm nửa đêm như vậy? Một vài cụ già tuổi trên bảy mươi ôn tồn vừa kể vừa chậm nước mắt: Ghe của bác đi về Thánh địa nầy dự lễ từ ngày hôm qua, khi tới bắc Vàm Cống thì bị tàu công an rượt theo hỏi giấy phép, đi đâu mà chở người đông quá vậy? Giấy phép hành nghề đâu? Vì không có giấy phép nên công an bắt phải trở về nhà, nếu không sẽ bị phạt nặng và đưa ra tòa xử lý! Năn nỉ cách nào cũng không được, thôi thì đành quay lại! Rồi tất cả bà con trên ghe đều đồng ý tìm một nơi vắng vẻ đậu lại, chờ đêm xuống là mình vọt...!!!?
Một vài Ông Bà lão trên một ghe khác thì nói rằng: Hôm qua địa phương nó mời đồng đạo mình tới địa điểm nó tổ chức taiï xã để làm lễ và khuyên không nên về Phủ thờ(!) xa xôi, tốn kém. Bà con kéo tới dự lễ rất đông. Tụi nó thấy vậy yên tâm là không mấy người sẽ về Thánh dịa, nên cha con nó tối đến lo ăn nhậu. Chờ đêm xuống là tụi Bác vọt....(Tất cả mọi người cùng cười.)
Tôi tạm biệt mọi người vừa mới quen và lần bước lên bờ, lòng mang mang một nỗi buồn uất nghẹn và nhủ thầm; Hai mươi bốn năm đảng và nhà nước hành hạ đồng bào tín đồ PGHH chưa đủ hay sao? Người VN đối xử với người VN như thế sao?
Nhìn lên không gian mây mù vần vũ, có lẽ thượng đế cũng xót thương cho đàn con dân nước Việt quá bất hạnh của Ngài!
Hướng vào Tổ đình, tôi thầm nghĩ chắc Đức Thầy cũng đã trở về cùng đệ tử của Thầy sau nhiều năm xa vắng? Nếu quả vậy thì;
Kính thưa Thầy,
Con thành tâm dâng lên Thầy lời cầu nguyện: Xin Thầy tiếp sức chúng con khải tấu đến Thiên đình, khấn bái các Đấng Thiêng liêng cầu xin tế độ, cứu khổ cứu nạn cho đất nước và dân tộc VN mình Thầy ơi!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Viết tại Thánh địa Hòa Hảo sau cơn mưa chiều trong ngày Đại lễ 18-5 Kỷ Mão 1999.
NGUYỄN VĂN CHI
Tường thuật và tổng hợp tin tức nhiều nơi
trong các ngày cử hành Đại lễ khai đạo PGHH.
Kể từ 30-4-1975, sau khi CS cưởng chiếm miền Nam, nền đạo PGHH do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng vào ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão năm 1939 có nhiều triệu tín đồ đã bị CS xóa tên trong danh sách các tôn giáo tại VN.
Trong bản tường trình trước Cao UyÛ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc gần đây nhất, có đoạn viết: Nếu có dịp đến VN và đi về miền Tây, quý vị sẽ thấy không còn sót lại một dấu vết nào của PGHH, một tôn giáo có khoảng gần 4 triệu tín đồ!!!
Trước áp lực của thế giới và sự vận động âm thầm nhưng bền bĩ và quyết liệt của tín đồ PGHH trong và ngoài nước, ngày 8-4-1999 vừa qua Ban Tôn giáo trung ương của CSVN đã phải nhượng bộ trả quyền công khai hành đạo cho PGHH, qua một Ban Đại diện quốc doanh do CS chỉ định.
Vào ngày thứ năm 1 tháng 7, tức ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão 1999 đúng vào chu kỳ Lục thập hoa giáp kỷ niệm 60 năm khai đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ, hơn 600 ngàn tín đồ PGHH đã tấp nập bằng đường bộ, đường thủy kéo nhau về Thánh địa Hòa Hảo, Huyện Phú Tân, Tỉnh Angiang để cử hành đại lễ khai sáng (1939-1999). Một số lượng tín đồ PGHH đi hành hương về thánh địa chưa từng có trong lịch sử của tôn giáo nầy từ trước đến nay.
Với hai con đường dẫn từ Tổ đình PGHH đến chùa An hòa tự khoảng hơn 3 cây số, dòng người tràn ngập chen nhau từ từ di chuyển và nếu muốn băng ngang qua phía bên kia đường phải đi theo góc cạnh xéo để xuôi theo dòng người mới qua được. Theo ước tính thì nhiều người cho con số phải một triệu, những người khác ước định 800 ngàn người? Nhưng con số khiêm nhường nhất được ước tính đáng tin cậy là hơn 600 ngàn người.
Bởi vì con lộ có chiều ngang khoảng 10m, nhiều người thử tìm con số hợp lý là tính chiều dài con lộ mỗi 10m thì trên diện tích 100m vuông đếm được khoảng 150 người trên mật độ đó. Và trên hai con lộ song song nhau có chiều dài khoảng hơn 3 cây số thì cấp số khách hành hương trên hai con đường đầy chật người và người thì 600 ngàn khách hành hương phải cho là khá chính xác nhất?
Cùng trên khoảng đường đó, có 4 trạm cơm miễn phí cho mọi người, thay vì trước đây có đơn xin lập 30 trạm? Mỗi trạm có khoảng 50 người lo việc bếp núc như cơm và thức ăn chay, rau cải tươi, tương chao v.v...! Có thể hình dung được là cơm nấu bằng hàng chục chiếc nồi bằng nhôm mà mỗi cái nồi có thể 3 người vào ngồi chung trong đó được. Khi cơm nấu chín được đổ trên những bộ ngựa và các thanh niên thiện nguyện phục vụ phải đội cơm bằng thúng mới kịp phục vụ cho vài trăm thực thách thường xuyên đầy ấp với vài chục chiếc bàn có ghế ngồi thoải mái. Và tất cả các trạm cơm lúc nào cũng đông nghẹt người.
Được biết khách hành hương đa số là tín đồ PGHH và đồng bào tuy ngoại đạo khắp các Tỉnh vùng đồng bằng Cửu Long và các Tỉnh miền Đông, khu vực Sài gòn và các tỉnh phụ cận cùng tham dự cuộc hành hương một cách nhiệt tình để cùng chia xẻ niềm vui cực kỳ trọng đại của PGHH sau 24 năm bị ngăn cấm và đàn áp dã man nhất của bạo quyền Cộng sản vô thần!!!
Với một cuộc lễ tôn giáo mà có khoảng 600 ngàn người từ khắp nơi có chỗ xa hơn 400 cây số về tham dự, đã nói lên nét đặc thù của PGHH một nền đạo dân tộc, vì khi đến thánh địa khách hành hương chỉ có 3 địa điểm chính để chiêm bái 1-Tổ đình nơi sinh của Đức Thầy Huỳnh phú Sổ. 2-Phần mộ Đức Ông và 3-chùa An Hòa tự. Ngoài ra không có bất cứ thắng cảnh hoặc trò chơi giải trí nào trong khu vực Thánh Địa.
Buổi sáng ngày chính lễ (1-7-99), một khán đài chật hẹp được dựng lên trước đó và những tên CS thuộc Ủy Ban tôn giáo cũng như đại diện nhà nước cùng Ban đại diện quốc doanh thay phiên nhau đọc diễn văn, cảm tưởng v.v..., trước sự thờ ơ của hàng ngàn tín đồ hành hương khi di chuyển đến đó bị chận lại để nghe và chụp hình quay phim cho báo chí quốc doanh đánh bóng chế độ!
Sau buổi lễ là phần đọc Sấm Giảng do Ban tôn giáo chỉ định đọc chổ nào....(!) và người ta thấy trên gương mặt đăm chiêu của các Oâng bà lão, các Cô Chú Bác trung niên...,ngồi quanh quẩn dưới tàng cây, bên lề đường nghe lời khuyến dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà nước mắt tuôn giòng!
Sau 12 giờ trưa thì người người hối hả ra về..., có những cụ già, bà lão bước đi mà còn ngoái lại nhìn quang cảnh vùng đất thiêng thánh địa Hòa Hảo như trìu mến như tiếc thầm những ngày xưa thân ái!
Văng vẳng đâu đây nghe như có tiếng ngâm não nuột;
Chừng nào Thầy lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che...
THẦY ĐI, RỒI THẦY TRỞ LẠI
Theo nguồn tin từ Ban Đại diện quốc doanh, kể từ ngày 23 đến ngày 29-6-99, văn phòng Ban Đại diện tại chùa An Hòa Tự đã phải ký nhiều trăm giấy giới thiệu cho các tín đồ PGHH dùng phương tiện xe hoặc tàu thuyền ở các Tỉnh miền Tây, từ Cà Mau đổ lên Sóc Trăng, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long xuyên, Châu đốc, và miền Đông, vùng Cao nguyên và vùng duyên hải như: Tây ninh, Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà lạt, Kon tum v.v..., được phép chở gạo và rau cải, tương chao, đậu khoai bắp v.v...đem về hiến tặng các Trạm cơm cung cấp những bữa ăn miễn phí cho khách hành hương được no lòng! Nhìn vào chỗ để thực phẩm tươi nấu ăn chay, độ chừng hàng chục tấn tại mỗi trạm cơm thì không ai nghĩ có thể tiêu thụ hết! Thế mà đã hết sạch, đủ biết số tín đồ về dự lễ đông đến bực nào? Ngoài ra, còn những máy tự động xay đậu nành và máy ép tàu hủ tại chỗ...., để cung cấp cho các trạm cơm, không ai có thể phủ nhận sự sáng tạo và trí thông minh của người VN mình.
Các ghe tàu hay xe hàng, thường ngày đăng ký chở hàng hóa, đến dịp lễ xoay qua chở khách hành hương với giá tiền từ 10 ngàn đến vài chục ngàn đồng VN cho mỗi người khứ hồi tùy theo thủy trình hoặc lộ trình xa hay gần. Thế nhưng, dù có giấy phép hay không, cũng đều bị công an giao thông chận lại, với lý do đi sai lộ trình quy định. Vì thế, nên nhiều ngàn ghe tàu lớn nhỏ đều phải quay trở về
Đến ngày 25-6-99, còn 5 ngày nữa cử hành chánh lễ, không khí căm phẫn của tín đồ đã lan rộng khắp các tỉnh miền Tây với câu hỏi: Qua truyền thanh, truyền hình, nhà nước cho biết PGHH được quyền công khai hành đạo sau 24 năm ngăn cấm! Nhưng tại sao ngăn chận không cho các ghe tàu chở tín đồ về Thánh địa Hòa Hảo dự lễ???
Khắp miền Tây không khí ngột ngạt như sắp có biến động. Đi tới nơi nào cũng nghe tiếng oán hờn tức giận! Tại Thánh địa Hòa Hảo và vòng đai phụ cận nhiều xe chở công an đến tăng cường. Mặc khác lực lượng cơ động (quân đội) cũng bố trí khắp các điểm trọng yếu?
Trước tình hình căng thẳng đó, chính quyền Cộng sản và Ban tôn giáo, cấp tốc dựng lên tại mỗi xã hoặc ấp, một khán đài đơn giản và truyền rao mời tín đồ PGHH đến dự lễ và cầu nguyện (mục đích để xả bớt cái sự phẫn uất của người tín đồ), thay vì phải tốn công đi về Phủ thờ! (danh từ Cộng sản gọi Tổ đình)
Nhưng lạ thay, tại các tụ điểm khán đài nầy, mỗi nơi cũng có từ 500 đến hơn một ngàn tín đồ PGHH đến khấn nguyện? (Chỉ con đường từ bến đò Châu giang qua chợ Tân châu xuống Hòa Hảo cũng đếm được 15 cái khán đài do Cộng sản tại mỗi xã hoặc ấp dựng lên mà nhiều người hóm hỉnh nói đó là ý nhà nước muốn chia vui với PGHH nhân ngày Đại lễ!!!?)
Ngày 27-6-99, công an giao thông cho lập rào cản tất cả các con đường dẫn vào Thánh địa cách xa trung tâm khoảng 3 đến 5 cây số, để ngăn chận tất cả xe cộ đến, bắt buộc phải dừng lại để khách hành hương đi bộ vào.
Nhưng qua ngày 28-6 thì các rào cản nầy được nới ra xa cách trung tâm Thánh địa mỗi hướng khoảng 10 cây số!
Đến ngày 29-6-99, tin tức nghe qua các đài ngoại quốc phát thanh về VN thì con số tín đồ PGHH hành hương về Thánh địa khoảng hơn 300 ngàn người.
Qua ngày 30-6-99 thì tất cả các con đường lớn nhỏ tại trung tâm hoặc xung quanh Thánh địa tràn ngập người là người. Sự di chuyển đi bộ thật là chậm chạp, người đi sau phải đưa hai tay mình về trước phòng hờ khi bị phía sau đẩy tới không ngã ập vào người phía trước.
Tại 4 trạm cơm do chính quyền chỉ định địa điểm, lúc nào cũng đầy ấp khách hành hương và được tiếp đải 24 trên 24. (Tín đồ xin phép dựng hơn 30 trạm cơm miễn phí nhưng bị từ chối). Hằng trăm các lều quán dọc hai bên lề đường mở lớn các băng Gia Bảo hoặc Cổ truyền ngâm đọc.... Sấm Giảng của Đức Thầy. Mỗi hàng quán lúc nào cũng khó tìm được một chổ ngồi, trừ phi khi có người đi ra mới có chổ trống!
Đến 9 giờ tối, nghe các đài nước ngoài phát thanh tiếng Việt, loan tin cuộc lễ tại Thánh địa đã có hơn 3 trăm ngàn tín đồ PGHH về tham dự lễ, nhiều người lên tiếng...theo cuộc diện hiện giờ phải nói hơn nửa triệu người, vì các con đường từ chỗ xe bị chận lại, khách hành hương phải đi bộ vào trung tâm điểm mỗi hướng khoảng 10 cây số mà con đường nào cũng chật như nêm thì làm sao cứ khoảng ba , bốn trăm ngàn hoài hởi các Ông ký giả phóng viên?
Bây giờ là hơn 10 giờ đêm, tôi tìm một chỗ phía sau một hàng quán cà phê, nước ngọt, ngồi nghỉ chân. Đầu đội chiếc áo che mưa nhìn ra ngoài đường, dưới cơn mưa từng chập mà khách hành hương vẫn đi bình thường? Thật ra mưa thì mưa mà người đi vẫn cứ đi!
Sức mạnh nào làm cho con người không nệ gió mưa như thế? Văng vẳng từ chiếc máy cassettes trong quán phát ra giọng hát buồn buồn của Chí Tâm và Hương Lan, qua bài hát tân cổ Mừng ngày khai đạo, người ngồi trong quán cũng như những người đứng bao bọc xung quanh quán im lặng, như muốn để cho từng tiếng hát lời ca thấm nhập vào trong tim, trong trí của mình. Đâu đây, tôi nghe nhiều tiếng khóc sụt sùi.....và tôi cũng bật khóc..., nghe sao thương Thầy quá!
Hơn 11 giờ đêm mà mưa vẫn còn lê thê và Thánh địa dường như không ngủ! Dòng người hành hương vẫn cười cười, nói nói và từ từ tiến bước dầy đặc như lúc ban ngày. Tôi không nghĩ nổi khối lượng tín đồ mấy trăm ngàn người nầy đi đâu, mà đi không ngừng nghĩ như vậy?
Được biết tại Thánh địa không có thắng cảnh nào ngoạn mục, không có công viên hay rạp hát để vui chơi, giải trí...mà chỉ có 3 tụ điểm chính: 1-ngôi Tổ đình nơi sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ. 2-Mộ Đức Oâng và Đức Bà, thân phụ mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. 3-Chùa An Hòa Tự (ngôi chùa ngày xưa Đức Thầy tới lui lễ Phật). Tất cả tín đồ đến Thánh địa đều đến 3 tụ điểm nầy lễ bái, cầu nguyện....là đủ, nhưng tại sao trên các nẽo đường vẫn tràn ngập khách bộ hành? Được một Bác cao niên giải thích; Làm sao mà biết được chính xác con số tín đồ đến dự lễ được. Bởi vì, từng tốp người đến, khi lễ bái cầu nguyện xong trong một thời gian ngắn nào đó rồi ra về, trong khi những tốp khác tới thay vào chỗ những người đã về...., nhưng vì quá đông, không sao thấy được những sự điền khuyết một cách tự nhiên vậy thôi, chớ ai đâu đủ sức mà đi bộ suốt ngày, suốt đêm???
À, bây giờ tôi nghĩ Ông Bác nầy nhận xét đúng. Và như vậy thì con số 3 hay 5 trăm, 6 trăm ngàn khách hành hương không đủ chính xác, phải hơn thật nhiều? Còn nếu tính theo lượt khách hành hương đến Thánh địa thì phải nói con số là bao nhiêu mới có thể chính xác? (Nghe nói lại, hảng tin Reuter và báo chí từ nước ngoài đánh đi, có một triệu người về Thánh địa Hòa Hảo dự lễ kỷ niệm 60 năm).Và điều đáng ghi nhận là suốt những ngày Đại lễ, không có xảy ra tai nạn bị thương hay chết hoặc cướp giựt...,trong khi số lượng người tụ họp quá đông đảo, có thể đó là một điều khá kỳ diệu! (Và nghe đâu trước ngày Đại lễ, quý bô lão lãnh đạo tinh thần PGHH, đã mật truyền kêu gọi tín đồ về dự lễ và phải tự bảo vệ trật tự và giữ gìn an ninh chung theo truyền thống PGHH.)
12 giờ đêm rồi, rạng sáng ngày sẽ là 1-7-99 đúng ngày 18 tháng 5 âm lịch, chính lễ sẽ cử hành. Tôi lần bước ra bờ sông trước Tổ đình thì một quang cảnh tấp nập khác thường, nếu không nói là làm cho tôi sửng sốt! Trên giòng sông Tiền giang rộng lớn, dưới ánh trăng đêm 17 âm lịch mờ mờ, vì mây và mưa che phủ....! Hàng ngàn ghe tàu lớn nhỏ, máy nổ chói tai đang rọi đèn pin, đèn pha...tìm chỗ vào bờ, trong khi dọc theo bờ sông thì đã có ghe tàu đến trước đậu sáu bảy lớp. Tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng khua động tạo thành một âm thanh rộn rã lạ lùng...! Tôi thấy những người trên các ghe tàu đến trước vui vẻ, hăng hái giúp các ghe tàu đến sau chen vào đậu, nối nhau tạo thành một bến đậu hàng chục lớp, từ mé bờ ra ngoài. Trên gương mặt rạng rỡ của những người mới đến với những tiếng chào Bác, chào anh chị, nghe khắp nơi và người nầy dìu tay người kia đi chuyền từ ghe nầy đến tàu nọ để lên bờ. Nơi đây cái tình đồng bào, đồng đạo ruột thịt hiện rõ nét nhất.
Tôi bàng hoàng và xúc động, vội chen chân xuống gần mé nước để có thể giúp bà con được chút nào? Phải khó khăn lắm tôi mới lần mò ra tận một ghe lớn chở khoảng vài trăm khách hành hương, tiếp dìu bà bác, tiếp hộ Ông chú cái bao gạo vài chục ký v.v...! Từ trên mui ghe nầy tôi nhìn bên phải, nhìn bên trái, rồi nhìn ra ngoài giòng sông thì hàng hàng lớp lớp ghe tàu có thể nói còn hàng ngàn chiếc khác đang lần lượt từ từ vào tìm chỗ đậu...trên một khúc sông chìu dài khoảng 3 cây số đều có quang cảnh giống như nhau! Tôi chợt nghĩ có phải giống như ngày 30 tháng tư một năm nào mà hàng triệu đồng bào tôi phải hối hả tìm đường ra đi!!!?
Nhưng đêm nay không ai ra đi cả!!!
Mà đây là một cuộc hành trình trở về Thánh địa của tín đồ PGHH, sau 24 năm bị nhà nước Cộng sản đối xử quá phũ phàng! Tôi cũng được nghe một trưởng lão nói: Cây có cội, nước có nguồn. Tín đồ có Thánh địa nhất định phải về.
Tìm hiểu nguyên nhân nào mà có một hiện tượng kỳ lạ là hàng ngàn ghe tàu chở tín đồ đến cùng thời gian cao điểm nửa đêm như vậy? Một vài cụ già tuổi trên bảy mươi ôn tồn vừa kể vừa chậm nước mắt: Ghe của bác đi về Thánh địa nầy dự lễ từ ngày hôm qua, khi tới bắc Vàm Cống thì bị tàu công an rượt theo hỏi giấy phép, đi đâu mà chở người đông quá vậy? Giấy phép hành nghề đâu? Vì không có giấy phép nên công an bắt phải trở về nhà, nếu không sẽ bị phạt nặng và đưa ra tòa xử lý! Năn nỉ cách nào cũng không được, thôi thì đành quay lại! Rồi tất cả bà con trên ghe đều đồng ý tìm một nơi vắng vẻ đậu lại, chờ đêm xuống là mình vọt...!!!?
Một vài Ông Bà lão trên một ghe khác thì nói rằng: Hôm qua địa phương nó mời đồng đạo mình tới địa điểm nó tổ chức taiï xã để làm lễ và khuyên không nên về Phủ thờ(!) xa xôi, tốn kém. Bà con kéo tới dự lễ rất đông. Tụi nó thấy vậy yên tâm là không mấy người sẽ về Thánh dịa, nên cha con nó tối đến lo ăn nhậu. Chờ đêm xuống là tụi Bác vọt....(Tất cả mọi người cùng cười.)
Tôi tạm biệt mọi người vừa mới quen và lần bước lên bờ, lòng mang mang một nỗi buồn uất nghẹn và nhủ thầm; Hai mươi bốn năm đảng và nhà nước hành hạ đồng bào tín đồ PGHH chưa đủ hay sao? Người VN đối xử với người VN như thế sao?
Nhìn lên không gian mây mù vần vũ, có lẽ thượng đế cũng xót thương cho đàn con dân nước Việt quá bất hạnh của Ngài!
Hướng vào Tổ đình, tôi thầm nghĩ chắc Đức Thầy cũng đã trở về cùng đệ tử của Thầy sau nhiều năm xa vắng? Nếu quả vậy thì;
Kính thưa Thầy,
Con thành tâm dâng lên Thầy lời cầu nguyện: Xin Thầy tiếp sức chúng con khải tấu đến Thiên đình, khấn bái các Đấng Thiêng liêng cầu xin tế độ, cứu khổ cứu nạn cho đất nước và dân tộc VN mình Thầy ơi!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Viết tại Thánh địa Hòa Hảo sau cơn mưa chiều trong ngày Đại lễ 18-5 Kỷ Mão 1999.
NGUYỄN VĂN CHI
Gửi ý kiến của bạn