Đtb 63: Ý Nghiã Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Thọ Nan

13 Tháng Tư 200412:00 SA(Xem: 15458)
Đtb 63: Ý Nghiã Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Thọ Nan
Photo : Ông Nguyễn Thanh Giàu đang nói về ý Nghiã Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Thọ Nạn Tại Đốc Vàng vào sáng Chủ Nhật 11-4-2004 tại Hội quán PGHH tại thành phố Santa Ana, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Ý NGHĨA NGÀY ĐỨC HÙYNH GIÁO CHỦ VẮNG MẶT .

Ông Bà chúng ta có dạy Cây có cội, nước có nguồn và Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, trong tinh thần đó , người tín đồ PGHH luôn luôn ghi nhớ công ơn Đức Tôn Sư đã dày công hoằng hóa , đã dẫn dắt chúng ta trên con đường đạo đức, nên hằng năm vào ngày 25 tháng 2 âm lịch, dù trong bấùt cứ hoàn cảnh nào, đang bị tù đày, tha hương nơi hải ngoại, hoặc ngay tại quê nhà PGHH đang trãi qua cơn Pháp nạn, bị nhà cầm quyền Công sản cấm đoán, người tín đồ PGHH vẫn tổ chức kỷ niệm ngày ĐHGC vắng mặt , dưới hình thức công khai hay âm thầm kỷ niệm.

Với Tâm Từ Bi Bác Ái , và Vị Tha của Đấng Giáo chủ của một tôn giáo, Với tinh thần muốn bảo vệ sự đoàn kết dân tộc của một nhà cách mạng nhằm dồn hết nổ lực vào công cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị của ngoại bang, nên ĐHGC đã nhận lời mời đến họp với Việt minh nhằm hòa giải sự xung đột giữa Việt minh và tín đồ PGHH , dù trước đó nhiều lần họ đã âm mưu ám hại Ngài . Ngài chủ trương Thù riêng muôn vạn cho cam, Cũng nên gác bỏ để làm nghĩa công để tránh khỏi cảnh Bạng duật tương trì lợi lũ ngư ông , vì sự xô xát ấy sẽ làm lợi cho thực dân Pháp mà thôi. Nhưng với bản chất man trá lật lọng, Cộng sản Việt minh đã ám hại Ngài ngay trong hội nghị vào ngày 16 tháng 4 năm 1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi, ĐHGC đã váng bóng từ ngày đó , tính đến nay là đúng 57 năm tròn và cũng từ ngày đó, hằng ngày trước khi chấm dứt thời cúng, người tín đồ sau khi xá Bàn Thờ Cữu Huyền và Ngôi Tam bảo họ đứng trước chân dung của Đức Giáo Chủ xá 2 xá hoặc kỉnh lễ 2 lần như quý vị vừ thấy trong phần nghi thưc tôn giáo vừa rồi.

Chắc có một số vị sẽ thắc măc , tại sao với lòng tôn kính tuyệt đối của người tín đồ đối với vị Giáo chủ , sao họ lại đặt chân dung của Ngài bên cạnh ngôi Tam Bảo mà không đặt hẵn trên Bàn thờ , và tại sao họ không lạy Ngài mà chỉ xá 2 xá hoặc kỉnh lễ mà thôi ?

Ngay cả một ít đồng đạo trẻ cũng có thắc mắc nầy. Đây là cơ hội để chúng ta cùng tìm hiểu và giải tỏa vì thắc mắc nầy liên quan đến một thắc mắc lớn hơn : Đó là Đức HGC còn sống hay đã chết?

Hầu hết tín đồ PGHH đều tin tưởng rằng Đưc Thầy không hề và không thể chết mà Ngài chỉ tạm thời vắng mặt hay nói đúng hơn là Ngài ẩn mặt , vì hóa thân mang thế danh Huỳnh Phú Sổ không lộ diện cho mọi người thấy từ 57 năm qua, vì thế mà chân dung của Ngài được đặt bên ngoài để mọi người chiêm ngưỡng và tôn kính chớ không đặt lên bàn thờ để thờ như một người đã chết và nghi thức xá 2 xá là để dành cho người còn sống.

Thử hỏi người tín đồ PGHH căn cứ vào những yếu tố nào mà họ có niềm tin sắt đá như vậy ? Mời quý vị hãy trở về với những ngày đầu khi ĐHGC khai Đạo chúng ta sẽ thấy rõ.

Như mọi người đều biết ,lịch sử lập Đạo của PGHH không hoàn toàn giống như sự hình thành các Tông phái khác, Vị khai sáng ra nền Đạo PGHH không phải xuất thân từ một vị cao tăng, phải xuất gia tu học, trãi qua nhiều năm nghiên cứu giáo lý Đạo Phật rồi đứng ra thành lập một tông phái mới, mà phần xác của ĐHGC vốn là một thanh niên đau ốm liên miên, nên khi vừa học hết bậc Tiểu học thì phải ở nhà để trị bịnh , nhưng không ai trị khỏi, bổng nhiên Ngài khoát nhiên đại ngộ, quán thông kim cổ, biết hết mọi sự trên đời, kể cả những điều mà chàng thanh niên nầy chưa hề học qua, từ văn chương thi phú cho đến tài trị bịnh, từ một bịnh nhân chưa bao giờ học thuốc , lại trị hết những bịnh nan y, từ một thanh niên rụt rè ít nói, bổng trở nên một nhà hùng biện
Miệng nhích môi đầy văn tao nhã,
Hạ bút thần thơ đã đề khai.

chứng tỏ Ngài la bậc Sinh nhi tri , không học mà biết, chưa học đã thông.
Ngoài ra,trong những ngày đầu khai Đạo có nhiều người đã tìm đến thử thách Ngài, như trường hợp Ông Bảy Còn, cháu nội của ông Đạo Thắng , một đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, sau khi được chư thần báo mộng cho biết là Phật đã giáng thế tại Hòa Hảo, ông không tin, sau ba lalần như vậyông mới lên Hòa Hảo để gặp Đức Huỳnh Giáo Chủ và để trong túi bài thơ khoán thủ cách cú của Đưc Phật Thầy đã để lại cho ông Đạo Thắng với lời dặn sau nầy nếu có người biết được bài thơ nầy thì chính là Ngài trở lại. Khi ông Bảy Còn đến Tổ đình vừa gặp ĐHGC ông Bảy chưa kịp nói gì thì Ngài đã bảo Dữ hôn, đợi chư thần đòi 3 lần ông mới chịu đi. Thôi mời ông qua nhà và Ngài nói luôn : Ông Bảy muốn thử tôi phải không ? Nói xong Ngài vào lấy giấy mực viết một bài thơ trao cho ông Bảy và nói : Ông đọc đi coi có phải không ? Vừa đọc xong bài thơ ông Bảy liền quỳ xuống lạy Ngài vì đây là bài thơ của Đức Phật Thầy mà ông đem theo còn để trong túi , ĐHGC vội đỡ ông lên không cho lạy và bảo ông hãy lạy Bàn Thờ Phật đi.

Một trường hợp khác là có một tín đồ tại Cần Thơ chưa lần nào gặp được ĐHGC nhưng thấy giáo lý của Ngaì quả thật cao thâm diệu lý nên đã quỳ lạy giữa Trời tự quy y theo Ngài trong một cái chòi giữa ruộng , xin nguyện tu theo giáo pháp PGHH, sau đó , khi Ngài đi Khuyến nông , có dịp gặp Ngài oÂng nầy bèn quỳ xuống để xin quy y, nhưng Ngài đỡ ông ta dậy và nói rằng : Ông Bảy à, ông đã quy y hôm trước và tôi đã chứng cho ông rồi không cần quy nữa.

Hai trường hợp vừa nêu chứng tỏ ĐHGC là bậc có được Tha Tâm Thông , là một trong lục thông, cũng như với thời cuộc Ngài cho biết trước Nhựt Bổn không ăn hết con gà, nghĩa là quân Nhựt sau khi đảo chánh Pháp không giữ được chính quyền đến hết năm Dậu, và kết quả xảy ra đúng như thế.. Rồi lời báo trước của Ngài về Đệ nhị thế chiến cũng xảy ra y như vậy.

Mèo kêu bá tánh lao xao
Đến chừng Rồng Rắn máu đào chỉnh ghê
Con Ngựa lại đá con Dê
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao
Khỉ kia cũng bị xáo xào
Canh khuya Gà gày máu đào mới ngưng.

Nếu kể ra những trường hợp về khả năng Tha Tâm Thông của Ngài thì rất nhiều, điều nầy không lạ gì đối với người tín đồ PGHH, như trong Sấm Giảng ĐHGC từng cho biết :
Thân bần tăng mặc bộ sòng nâu,
Cuộc thiên lý một bầu đều hãn
hay: Tuy là hữu ảnh vô hình
Chớ dân lòng tưởng sân Trình đáo lai .

Tất cả những sự viêc xảy ra trong vũ trụ từ quá khứ, hiện tại và cho đến tương lai nghĩa là kể cả những việc sắp xảy ra Ngài đều rõ cả Cuộc thiên lý một bầu đều hãn, một ý tưởng của chúng sanh vừa móng lên là Ngài hiểu rõ chúng ta muốn gì chớ dân lòng tưởng sân Trình đáo lai .

Đề khỏi phải ngạc nhiên về những điều nầy. chúng ta thử đọc kỹ lại Bài Sứ Mạng của Ngài do chính Ngài viết và tiết lộ sẽ thấy rõ Nghĩ lúc còn làm người trong biển tục, lăn lộn chốn mê đồ, mà chẳng quản thân giúp thế cứu dân , vong thân vị quốc, huống chi nay cơ mầu đà thấu tỏ, sớm chiều hầu chơn Phật nghe kinh, ngao du tứ hải, dạo khắp Tiên bang , cảnh an nhàn của người liễu Đạo, muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lõi xuống chốn hồng trần , đặng chịu cảnh chê khen ?
Hoặc là : Bồng lai Điên dại có ngôi,
Tây phương Cực Lạc Khùng ngồi tòa sen.
Và cũng trong bài Sứ Mạng Ngài xác nhận rõ quả vị của Ngài Vì thể lòng Từ Bi Bác Ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương cậy tu hành, nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, TA HÓA HIỆN ra đời cứu độ chúng sanh.
Và trong bài Thu Đã Cuối một lần nữa Ngài tiết lộ :
Đâu nãn chí mà ngừng việc phải
Cuộc tang thương biến cải cảnh trần
Bực mình đeo đắm Pháp Thân,
Chờ cơn gió tạnh sẽ lần bước ra.

Thử hỏi một bậc đã hưởng được Quả Bồ Đề trường thọ, Một vị đã được ngồi trên tòa sen và lại có được Pháp Thân và Hóa Thân ? Vậy Ngài là ai?
Kính thưa quý vị, theo tự điển Phật học, Hóa thân là thân biến hóa.
Chư vị A La Hán, Bồ tát hay Phật, có thể biến hóa ra thân thể khác nhau ở chỗ nầy , chỗ khác mà hóa độ chúng sanh .

Còn Pháp Thân là một trong tam thân của Phật gồm có Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Đây là cái chơn thân, nó chẳng luân hồi, nó vẫn thường trụ, nó phổ khắp cả mười phương vũ trụ, nó có vô lượng vô biên tướng hảo trang nghiêm, vô lượng quang minh , vô lượng âm thinh.

Những điều nầy không phải Ngài nói suông hay là nói để khoa trương mà chính mắt mọi người đã thấy rõ tận tường trong những lần Ngài đi dạo luc châu , Ngài từng hóa thân làm người già, người trẻ, lúc thì là người bán cau bán trầu, hoặc làm người ăn xin :

Khi già lúc lại trẻ thơ,
Giả quê giả dốt khắp trong thị thành
Tớ Thầy liền giả đui mù
Bèn đi ca hát kiếm xu dương trần.

Ngài cũng từng hóa thân đi giảng dân tại miền Bắc như trong bài Để chơn đất Bắc
Để chơn đất Bác Thầy trò
Dân còn quê kịch hát hò nghêu ngao.
Xóm làng Đồng Thạnh xôn xao
Cùng nhau bàn tán khác nào trong Nam.

trong khi đó có nhiều tín đồ luôn luôn theo hầu cận bên Ngài nhưng chưa hề thấy Ngài đi ra miền Bắc bao giờ.

Sự hóa hiện của chư Bồ Tát hay Phật là để cứu giúp chúng sanh như trường hợp Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà chúng ta thường nghe kể hoặc để giáo chúng độ đời như trường hợp củaBồ Tát Di Lạc hóa thân làm Bố đại hòa thượng hay như ĐHGC ngày nay .

Điển hình nhứt là trường hợp Ngài hóa hiện thành cụ già để gây niềm tín ngưỡng cho Bác sĩ Trần văn Tâm khi nhà đương cuộc pháp đưa Ngài vào an trí tại nhà thương Chợ Quán. (thuật lại ).

Qua những dẫn chứng nói trên chúng ta thấy ĐHGC có đủ Pháp thân , Hóa thân và có Lục thông , điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng Ngài là một vị Bồ tát vâng lịnh Đức Phật Thích Ca và Đưc Phật Ai Di Đà lâm phàm để truyền khai đạo pháp cứu độ chúng sanh , như Ngài cho biết:

Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn, Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp ,
Ta vì vưng sắc lịnh ngọc tòa , Đền Linh Khứu sơn trung chịu mạng
và Khùng vưng lịnh Tây Phương Phật Tổ, Nên giáo truyền khắp cả Nam kỳ .

Thử hỏi đối với bậc Cứu thế siêu phàm như thế thì ai có thể làm hại Ngài được, cho nên người tín đồ PGHH tin rằng sự vắng mặt của Đức Giáo Chủ là Thiên mệnh, vì điều nầy đã được Ngài tiết lộ nhiều lần với nhiều người, nhất là trong Sấm giảng Ngài cho biết là Ngài sẽ xa vắng tín đồ một thời gian mà không nói rõ là bao lâu,. Có lần Ngài cho Ông Út Quốc , em của Đức Ông, và Ông Năm Chơn biết , khi được Ngài dắt đi miền Thất sơn rằng ngày sau nầy Thầy phải xa cách bổn đạo một thời gian, trong thời gian ấy tín đồ phải chịu đau khổ và không ai biết Thầy ở nơi nào .

Trong Sấm giảng Ngài từng cho biết :
Rán nghe lời dạy của Thầy,
Để chừng đến việc kiếm Thầy khó ra
Hay :
Tu kíp kíp nếu không quá trễ,
Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng.
Thấy trong bá tánh ngẫn ngơ
Nay Thầy xa tớ bơ vơ một mình
Và :
Từ nay cách biệt xa ngàn
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nở đứt dây
Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa.

Niềm tin sắt đá nầy đã 57 năm trôi qua vẫn không hề suy siễn hao mòn, đối với niềm tin tôn giáo nói chung , người tín đồ đặt hết tin tưởng vào lời dạy của Đấng Tôn sư của họ là điều đương nhiên, đặc biệt là với Phật giáo , vì đó là một trong 3 điều cần phải có : Tín, Nguyện ,Hành. Riêng trường hợp của ĐHGC sự tin tưởng đó không phải là mê tín, mà là Chánh tín, họ không phải bạ đâu tin bướng nghe càn, mà họ chỉ tin sau khi đã nghiên cứu và suy nghiệm thât kỹ càng , hưống chi trước khi đi tham dự cuộc họp với Việt minh , ĐHGC đã biểu lộ nhiều thái độ không vui và dặn dò người cận vệ là Ông Mười Tỷ làm cách nào để trở về báo tin, và sau biến cố chỉ có Ông Mười Tỷ là người duy nhứt trong 4 cận vệ của Ngài được sống sót trở về , điều đó cho thấy biến cố Việt Minh ám hại ĐHGC tại Đốc Vàng không phải là Ngài không biết.

Như vậy tại sao Ngài biết bọn CS Việt minh sẽ ám hại mà Ngài vẫn đến họp với họ ?

Xin thưa đó là Thiên mệnh , đó là mệnh Trời , dù là bậc siêu phàm nhưng Ngài cũng không thể cậy phép huệ linh mà cải lại lý Thiên Đình, vì thời cơ chưa đến để Ngài hoàn thành sứ mạng Ngài đành phải chọn một cơ hội nào thuận tiện và có lợi cho Đạo pháp để lấy cớ vắng mặt và đây là cơ hội thích hợp nhất. như Ngài từng thố lộ:
Việc đời nói chẳng có cùng
Đến sau mới biết đây dùng kế hay
Bây giờ mắc việc tà tây
Nên mới làm vầy cho khỏi ngại nghi.
Ngài cho biết lý do :
Vì Điên chưa đến cái thời
Nên còn ẩn dạng cho người cười chê.
hay :
Giờ mắc câu thiên lý vị nhiên
Nên còn còn đãi Thiên oai nấy lịnh
Nên Ngài đành :
Thôi cũng an lòng cam số phận
Đợi chờ thời vận sẽ tuông mây.
ĐHGC đã từng ví mình như Khương Thương đời nhà Châu và hiền thần Tiết Nhơn Quí đời Đường khi chưa gặp vận phải ẩn nhẫn đợi thời:
Khương Tử Nha sông Vị còn phiền
Câu không ngạnh chờ non phụng gáy
Và:
Nhớ qua hồi lúc đời Đường
Hiền thần Nhơn Quí người đương ẩn mình
Cửu Thiên còn dấu tại dinh
Chờ ngày mãn hạn phép linh ban rày.
Tuy vì Thiên mệnh mà Ngài vắng mặt, nhưng Ngài biết rằng dù muốn dù không sự vắng mặt của Ngài sẽ làm cho tín đồ xao xuyến , cho nên để trấn an, Ngài không ngại tiết lộ một cách rõ ràng hơn :
Tạm đây Ta mắc lui hài
Vì trên bệ ngọc triệu rày hồi quy
hoặc :
Nay Thầy chịu lịnh về Tây
Tạm ngưng đạo đức ít ngày Thầy qua.
Ít ngày ở cõi Tây Phương không biết tính ra là mấy năm ở cõi trần nầy , và như các nhà Thiên văn vừa tìm ra được có những hành tinh một ngày trên đó bằng hàng chục năm ở quả địa cầu nầy.
Thời gian xa vắng tuy có lâu, nhưng chắc chắn Ngài sẽ trở về khi Thiên cơ đến kỳ. Điều nầy chính Ngài đã hứa rất nhiều lần như :
Từ nay cửa Khổng gài then
Chừng Ta trở lại thì đèn hết lu
Và :
Chừng nào Thầy lại gia trung
Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che
Hơn nữa, sứ mạng của Ngài là Thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn , Khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp ,ngoài việc hoằng khai chánh pháp, mở Đạo cứu đời, Ngài còn có nhiệm vụ phải chuyển lập Hội Long Hoa và tuyển chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi và cầm cân thưởng phạt trong ngày tận thế .
Muôn thu thiên định nhứt kỳ
Hạ nguơn sắc lịnh khai kỳ Long Hoa.
Ngài cho biết:ø Lãûo đây vâng lịnh Phật Tôn
Lãnh cân thưởng phạt chư môn dữ lành
Và :
Có ngày mở rộng quy khôi
Non Thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.
Đây là những nhiệm vụ thiêng liêng mà Ngài đã nhận trước Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà và Đức Ngọc Đế nếu Ngài không trở về thì lấy ai để hoàn thành ?

Trong lịch sử tôn giáo những vấn đề huyền bí không phải chưa từng xảy ra, như trường hợp Phục sinh của Đức Chúa Jesus hay là trường hợp của Đức Đạt Ma Tổ Sư dùng chiếc giày để gạt ni cô Dương Yên Chi khi cô muốn ám hại Ngài .
Hằng tỷ người tín đồ Thiên Chúa giáo đã tin sự chết đi sống lại của Đức Chúa và hàng tỷ Phật tử đều tin việc ni cô Yên Chi thấy rõ ràng chính tay cô đã chôn Đức Đạt Ma Tổ Sư nhưng khi đào mồ lên thì chỉ thấy có chiếc giày . Như vậy với những điều chúng tôi vừa nêu ở trên đã đũ để cho người tín đồ PGHH giữ vững niềm Tin, chờ Đấng Tôn Sư trở lại.

Còn riêng những ai không tin đó là quyền của họ , vì đây thuộc về phương diện tâm linh tín ngưỡng , chớ không phải là môn khoa học thực nghiệm mà phải chứng minh rõ ràng như giải một phương trình toán học .

Đối với tín đồ PGHH, sự vắng mặt của Đức Thầy đã cho chúng tanhững bài học sau đây :

Về phương diện Đạo, sau thời cực thịnh của Phật giáo vào các triều đại Lý, Trần, sau đó Phật giáo đi vào thoái trào hàng mấy trăm năm, cho đến hậu bán thế kỷ thứ 19 , trước tình trạng xã hội VN băng hoại , đạo lý suy đồi , Thánh Đạo trăn vu, Đức Phật Thầy Tây An xuất hiện như một người khẩn hoang, khai phá rừng mê chúng sanh vùng miền Tây nước Việt với việc Ngài sáng lập tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương , cho đến ngày ĐHGC dọn sạch cỏ dại và gieo giống Từ Bi với việc khai sáng nền Đạo PGHH, sau một thời gian hạt giống Từ Bi đã nở, chỉ chờ ngày gặt hái Đạo quả, ĐHGC không thể ở mãi với chúng ta vì nhiệm vụ của Ngài không phải chỉ ở miền nam nước Việt mà là khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp, như Ngài đã cho biết :

Để cho Thầy đi dạo Ta Bà
Đặng dạy kẻ đường xa chưa rõ.
Hơn nữa,sự vắng mặt của Đức Thầy là cơ hội để người tín đồ trắc nghiệm xem công trình tu tập của mình đạt được kết quả tới đâu, như đứa trẻ lúc đầu phải nhờ có người vịn tay để tập đi, nay đã lớn rồi thì phải tự mình đi chớ không thể lúc nào cũng nhờ Đức Thầy ở bên dẫn dắt mãi được, như Đức Lục Tổ Huệ Năng từng nói Khi mê thì Thầy độ cho, khi ngộ rồi thì phải tự độ .
Về phương diện Đời , biến cố đêm 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi tại Đốc Vàng với việc ám hại ĐHGC , một bậc chân tu luôn lấy đức hiếu sinh Từ Bi của nhà Phật để hóa giải hận thù, hầu tránh cảnh nồi da xáo thịt, hầu tập trung sức mạnh để chống xăm lăng, giành độc lập cho quốc gia dân tộc, là một bằng chứng cụ thể nhứt , hùng hồn nhứt, nói lên sự bội ước, nói lên chủ trương độc tài tàn bạo của kẻ vô thần, là bài học điển hình cho những ai còn tin vào lời hứa của những người Cọng sản.

Hiện nay, nhà cầm quyền Cọng sản VN đang áp dụng chính sách vô cùng thâm độc, bên ngoài tỏ ra một vài thái độ cỡi mở, hoặc tỏ ra nhân nhượng với một vài tôn giáo để đánh lừa dư luận thế giới , rằng họ cũng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, hầu đánh đổi những gì họ đang mong cầu, và rồi khi cơ hội thuận tiện họ cũng sẽ đàn áp, sẽ bách hại như đã từng đối xử với PGHH, vì rằng Cộng sản vốn coi tất cả tôn giáo đều là thuốc phiện , đều là kẻ thù.

Hằng năm GHPGHH tổ chức Kỷ niệm ngày ĐHGC vắng mặt là nhằm nhắc nhở anh em đồng đạo, nhất là các đồng đạo còn trẻ, hiểu rõ về biến cố lịch sử quan trọng nầy, biết tại sao có ngày kỷ niệm hôm nay.

Đồng thời để tưởng nhớ Đức Tôn sư kính yêu đã vì chúng sinh mà cam đành chịu khổ, như Ngài từng nói Ta chịu khổ khổ cho bá tánh, để cầu nguyện Đức Tôn Sư sớm trở về dìu dắt và cứu độ chúng sanh, chớ không phải tổ chức ngày kỷ niệm nầy để khơi lại hận thù.

Đã quy y với ĐHGC , đã tu hành theo giáo lý của Ngài, đã thấm nhuần tinh thần Từ Bi Hỉ Xã của chư Phật Oán thù nên mở không nên kết và ĐHGC cũng từng dạy rằng Trả thù không có xứng đáng với tấm lòng đạo đức Từ Bi ; trước kia chúng nó hà khắc ta , chúng nó đành; Ngày nay ta hà khắc lại ,sao đành, vì lòng chúng nó đầy sự hung tàn, còn lòng ta lại đầy nhân ái .

Cao cả thay tâm ý của Đấng siêu phàm. Ngoài ra có chỗ Ngài còn khuyên :
Lòng đừng chất mối thù chi cả,
Lũ bạo tàn tất tả nay mai
Bấy lâu khoe giỏi khoe tài
Trời xanh rọi thấu diệt loài kiêu căng.
Và:
Đạo pháp thường hay Dung với Hòa
Hay :
Ta thường nên tập tánh Khoan Dung.

Khoan dung là tha thứ , là không khơi lại hận cũ, không trả thù xưa, nhưng chúng ta không thể quên những bài học đau thương để luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu thâm độc đánh phá không ngừng của CS nhằm vô hiệu hóa giáo hội, nhằm xóa bỏ nền Đạo PGHH trong đời sống tâm linh của mọi người.

Có một số người quan niệm chỉ biết lo tu, giữ Đạo chờ Thầy. Giữ Đạo chờ Thầy, không phải chỉ thụ động đóng cửa ở nhà tu để tạo đạo quả cho riêng mình , cho gia đình mình mà mọi người còn có bổn phận phải bảo vệ và phát huy Đạo pháp mà Đức Tôn sư đã dày công hoằng hóa trong thời gian Ngài còn vắng mặt. Chẳng lẽ chúng ta đã quên lời dạy của Đức Thầy rồi hay sao Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên, Phận môn đệ phải lo vun quén .

Đây là lúc truân chuiyên pháp nạn, bổn phận phải vun quén, phải chống đỡ để vượt qua cơn sóng gió, đó mới là giữ Đạo chờ Thầy , đó mới là công quả thiêng liêng cao quý để hiến dâng lên Đức Tôn sư , có như thế mới không hỗ thẹn là người tín đồ PGHH trong ngày Đức Thầy trở về như Ngài từng hứa :
Ít lâu Ta cũng trở về,
Khuyên trong bổn đạo chớ hề lãng xao.
Nguyễn Thanh Giàu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn