(từ 24-01-2001 đến 11-01-2002)
(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số Và Địa Lý của Gs Nguyễn-Phú-Thứ)
Hằng năm có một con vật cầm tinh, sau năm Canh Thìn 2000 thật đặc biệt chấm đứt 23-01-2001, thì quý bà con đồng hương mình lại sửa soạn đón mừng năm Tân Tỵ sắp đến, từ 24-01-2001 đến 11-01-2002, năm nay thuộc Âm tức là năm Nàng Bạch Xà xuất hiện, căn cứ theo ngũ hành, thì năm Tân Tỵ thuộc mạng Bạch Lạp Kim, có nghĩa là Vàng trong đèn cày trắng (quý bà con ở Miền Bắc gọi là: Vàng trong nến trắng), tức mạng Kim, chữ Tân là Can tức Trời hay Dương cũng thuộc mạng Kim và chữ Tỵ là Chi tức Đất hay Âm thuộc mạng Hỏa. Do vậy, nếu chúng ta tính theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì mạng Hỏa khắc mạng Kim (Hỏa được khắc xuất, Kim bị khắc nhập), cho nên Chi tức Đất hay Âm khắc Can tức Trời hay Dương. Vì vậy, năm nay hoặc là người có tuổi này tổng quát xem như thăng trầm bất thường, cuộc sống bất an, long đong, lận đận, dù có cố gắng cũng khó thành đạt như ý.
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2001 = 4638, rồi đem chia cho 60 năm, thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm Tân Tỵ 2001 này là năm thứ 18 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Trong dân gian người ta thường nói: Vẽ Rồng Vẽ Rắn là để chỉ những nét vẽ tự ý, muốn vẽ thế nào cũng được, vẽ không cần kiểu mẫu, không khác con rắn bò chạy quanh. Lời nói cũng vậy, nếu ai nói ngụy biện, thêm bớt, không có căn cứ, thì người ta cũng cho người đó là: Nói Rồng nói Rắn.
Khi nói đến loài rắn, ngoài chữ Tỵ ra, còn có tên khác nữa. Đó là Xà cũng có ý nghĩa là rắn, ví như loài Bạch Hoa Xà = Rắn Mái Gầm; Mãng Xà = Rắn lớn có bông hoa; Xà bì = Da rắn; Dẫn xà nhập huyệt = Đem rắn vào hang (ý nghĩa rước đứa dử về nhà, chỉ mạch máu cho nó); Hoa xà thêm túc = Vẽ rắn thêm chân (ý nghĩa tự mình đặt để, thêm bớt chuyện); Chạy đàng xà = Chạy vòng quanh, vòng lộn như rắn bò.
Ngoài ra, chữ xà cũng chỉ lớn hay to con nữa, cho nên chúng ta lại thấy cá xà là để chỉ con cá mập.
Trở lại chữ Tỵ cũng chỉ rắn. Đó là Tỵ là một con vật đứng hàng thứ 6 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi và trong tiếng Pháp thường dùng là le serpent n.m = Con Rắn; Giờ Tỵ = là giờ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa và Tháng Tỵ = là tháng tư của năm âm lịch.
Rắn là loại trùng độc, mình dài không có chân hay uốn xương sống mà bò, khó khiển dạy. Ví như những họ hàng nhà rắn độc sau đây:
Rắn hổ = là thứ rắn độc lớn con.
Rắn hổ đất = là thứ rắn hổ độc có màu đen sám như màu đất, cho nên có tên rắn hổ đất để phân biệt các rắn hổ khác.
Rắn hổ ba khoang = cũng là thứ rắn hổ màu đất, nhưng nó có ba khoan.
Rắn hổ ngựa = là thứ rắn hổ, nhưng nó chạy mau như ngựa, thường ở trong bụi rậm hay rượt người ta, cho nên có tên rắn hổ ngựa.
Rắn hổ mây = là thứ rắn có vảy lớn, màu đen trắng lẫn lộn, giống da trái mây, cho nên mới có tên rắn hổ mây.
Rắn hổ hành = là thứ rắn có vảy màu hơi xanh; nó rất hôi hành, cho nên mới có tên rắn hổ hành, loại rắn này ban đêm thường đến những chuồng Gà Vịt cận kề nhà để bắt ăn.
Rắn hổ chuối = là thứ rắn có vảy màu xám.
Rắn hổ mang = là thứ rắn độc hay ở khe suối, khi gặp người hay thú vật khác, nó phùng mang ngẩng đầu cao phóng tới, cho nên mới có tên rắn hổ mang. Loại rắn này thường thấy nhiều ở nước Ấn Độ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . v.v.
Ngoài những loại rắn hổ vừa kể trên, chúng ta còn có thấy những loại rắn khác nữa như sau đây:
Rắn mái gầm = là thứ rắn độc, mình nó giẹp và có hoa, cho nên người xưa thường gọi là Bạch Hoa Xà.
Rắn râu = là thứ rắn độc nhỏ con, thường ở dưới nước.
Rắn nẹp nia = là thứ rắn độc lớn con.
Rắn vảy tên = là thứ rắn rất độc nhỏ con, đầu nó có góc giống như vảy tên.
Rắn trun = là thứ rắn mình tròn nhỏ con, có 2 đầu đuôi giống nhau, người ta nói đầu xanh, đầu tử, nghĩa là đầu cắn chết, đầu cắn không chết. Những người thường đi bắt rắn họ mới biết rõ cái đầu nào đầu tử, để khi bắt loại rắn này họ tránh.
Rắn lục = là thứ rắn nhỏ con, có màu xanh lá cây, nó thường sống ẩn núp chen trong lá cây.
Rắn mỏ vọ = là thứ rắn có đầu lớn mà nhọn.
Rắn choàm hoạp = là thứ rắn mình rằn, miệng rộng.
Rắn nước = là thứ rắn nhỏ con, sống trầm dưới nước, nhưng nó hiền bởi vì loại rắn này không có nọc độc làm chết người.
Rắn lãi, rắn ráo, rắn bông súng, rắn roi = các thứ rắn này thường nhỏ con mà không độc.
Rắn liu điu(*)= là thứ rắn nhỏ con không độc
(*) Khi viết đến Rắn liu điu tôi lại nhớ đến trong văn học sử Việt-Nam, có Cụ Lê-Quí-Đôn (1726 - 1784) đã sáng tác bài thơ thất ngôn bát cú nói về Rắn thật đặc biệt như sau: Được biết cụ Lê-Quý-Đôn, thuở nhỏ rất lười biếng lại khó dạy, với cái tên là cậu bé Lê-Danh-Phương. Một hôm, cậu bé Phương, bị người Cha quở phạt, bắt làm bài thơ thất ngôn bát cú ứng khẩu để tạ tội, với điều kiện mỗi câu phải có tên một loại Rắn. Cậu bé Phương vâng lời đọc ngay như sau:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đẩu biến học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng Mẹ,
Nay thét mai gầm (*) rát cổ Cha.
Ráo mép chỉ quen lời dối trá,
Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba.(**)
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻ hổ mang danh tiếng thế gia.
CƯỚC CHÚ : Các chữ có gạch đít đều là loại rắn.
(*) Rắn mái gầm cũng có người gọi mai rầm.
(**) Câu này để chỉ các loại rắn có khoang, ví như rắn hổ ba khoang
vừa kể vừa qua. Ngoài ra, chữ lằn cũng chỉ con thằn lằn cũng là loài
rắn.
Hơn nữa, trong Ca dao, Tục ngữ và Thành ngữ cũng có viết về rắn, xin trích dẫn như sau:
Rắn có chân, Rắn biết,
Ngọc ẩn đá, ngọc hay,
Anh cùng em mới gặp nhau đây,
Biết thời, biết mặt nào hay trong lòng...
(Ca dao)
Rắn đến nhà không đánh thời quái...
(Tục ngữ)
Mắt như mắt Rắn ráo.
Nói Rắn nói Rồng hay Vẽ Rắn vẽ Rồng.
Như Rắn mất đầu.
Cõng Rắn cắn Gà nhà.
Rắn con ham nuốt Cá Voi.
Rắn đổ nọc cho Lươn.
Oai oái như Rắn bắt Nhái...
(Thành Ngữ)
Ngoài ra, trong lịch sử Việt-Nam cũng có nói đến Rắn, xin trích dẫn truyền thuyết như sau:
... Lính phục dịch của Nguyễn-Trãi, khi lập vườn ở Côn Sơn cho Nguyễn-Trãi, thì phá một ổ rắn và giết hết rắn con, riêng rắn mẹ nhờ bò chạy nhanh, chỉ bị thương. Sau đó, rắn mẹ bò lên trần nhà nhìn Nguyễn-Trãi đọc sách và nhỏ xuống một giọt máu, nhưng nó thấm qua ba trang sách, nhằm ám chỉ là ba đời. Về sau, con rắn này nhờ căn tu và nó hiện thân là Thị Lộ, trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, chờ báo oán.
Được tóm lược như sau : Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tôn (con vua Lê Lợi), đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn-Trãi, lúc bấy giờ đã về hưu tại Côn Sơn, bèn ra nghinh tiếp nhà vua. Vua Lê Thái Tôn thấy Thị Lộ là tì thiếp của Nguyễn Trãi, có nhan sắc lộng lẫy, lại có tài văn chương, bèn phong chức Lễ Nghi Học Sĩ, để rồi ngày đêm phải chầu hầu nhà vua. Đến khi đông tuần, xa giá về tới trại vải Lê Chi Viên, thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là
Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bịnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ hầu hạ thuốc thang suốt đêm, đến sáng, vua băng hà. Các quan hoảng hốt, vội vã đưa về kinh. Nửa đêm, về cung mới làm lễ phát tang. Triều thần buộc tội Thị Lộ âm mưu giết nhà vua, đem Thị Lộ thả trôi sông. Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ, vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ trọng dụng, nhân cơ hội này, cáo buộc Nguyễn Trãi chủ mưu giết vua. Thế rồi, các quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển đại thần Nguyễn Trãi với án tru di tam tộc, giống như một giọt máu rắn trước kia bị thấm ba trang sách vậy.
Cái oan án này, mãi đến 22 năm sau mới được vua Lê Thánh Tôn xét lại. Vua thấy có nhiều mơ hồ, oan ức cho một vị khai quốc công thần, liền truyền lịnh hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tìm kiếm con cháu Nguyễn Trãi cho làm quan và cấp tư điền để lo việc tế tự...
Khi nói đến rắn, thường nói đến người bị rắn cắn vì có nọc độc mà chết hay rắn báo thù như đã dẫn, ngoài ra rắn còn có ngọc rắn rất quý dùng để chữa trị người bị rắn độc cắn, chỉ cần lấy ngọc rắn để nơi rắn cắn cho nó hút hết nọc độc, đến khi nào thấy máu hồng chảy ra thì mới thôi, nhưng muốn tìm được ngọc rắn thì vô cùng khó khăn, bởi vì có những con rắn tu hiền, mới có ngọc. Một khi con rắn có ngọc, nó luôn luôn ngậm trong miệng, chỉ khi nào ăn nó mới nhả ngọc ra, cho nên theo kinh nghiệm của người tiều phu thường đi tìm ngọc rắn, phải đặt miếng mồi ví như con gà cột chặt vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ lên trên thau nước cũng cột chặt để cả 3 dính liền nhau, làm thế nào cho thau đựng nước không bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình, đừng để rắn có ngọc trông thấy, con rắn thấy con miếng mồi con Gà thế nào cũng đến quấn cho con Gà mềm mình, thì con rắn mới nhả viên ngọc ra thì nó lọt vào rổ, rồi cuối cùng xuống thau nước. Khi đó, mới vác gậy đánh đuổi con rắn, để con rắn tháo chạy để lại viên ngọc rắn quý giá... (Trích lược Sđd Việt-Nam Gấm Hoa của Học-Giả Hương Giang Thái-Văn-Kiểm).
Khi nói về con Rắn, không thể dừng nơi nọc rắn hay rắn báo thù một cách đơn giản những đã dẫn, bởi vì loài này có nhiều cách nữa, mà chúng ta không thể ngờ được, người ta cũng kể lại rằng: Khi bắt rắn hổ để ăn thịt, phải chặt rồi bầm nát đầu nó, mới đem chôn dưới đất, nếu không thì sẽ bị con rắn nước tha cái đầu rắn hổ để cận kề chúng ta mà cắn trả thù... Khi nói ăn thịt rắn, có người cho rằng ăn nó như thịt Gà, nếu nấu cháo với đậu xanh ăn sẽ làm thân thể chúng ta mát, máu rắn uống sống với rượu sẽ trị bịnh bổ thận rất tốt, nhưng khi ăn rắn hổ, nên cẩn thận vì bị mắc xương hay bị đạp phải xương nó sẽ làm độc. Rắn nó đa dụng mặc dù nó rất độc, cho nên muốn sử dụng nó phải cẩn thận và rắn còn đem ngâm rượu cũng là phương pháp trị bịnh nữa. Đặc biệt, chúng ta thấy hình nó biểu tượng trong ngành y dược, trong khi đó các tiệm kim hoàn lại thực hiện những món đồ trang sức như cà rá, đôi bông... với hình rắn nữa.
Ngoài ra, những chuyện rắn kể trên, chúng ta còn nghe những truyền thuyết xa xưa nói đến rắn trả ơn, xin trích dẫn sơ lược như sau:
Ngày xưa, có người thợ săn tên Công Dã Tràng, thường vào rừng săn thú sống qua ngày, người thợ săn này thấy cặp rắn ở trong hang sống rất tương đắc. Riêng rắn đực rất hiền, ít phá hoại loài người, xem như rắn tu, đến ngày rắn cái lột da, thì rắn đực luôn luôn túc trực săn sóc nào mang
mồi về hang cho rắn cái ăn và cắn bất cứ con vật nào đến hang để ăn rắn cái, trái lại, khi rắn đực lột da, thì rắn cái không những không tìm mồi mang về cho rắn đực ăn, mà còn rong chơi đi tìm rắn đực khác để tư tình, cho nên Công Dã Tràng mới giương cung bắn chết rắn cái. Con rắn đực ở trong hang lo lắng cho rắn cái, nên cố gắng bò ra khỏi hang để đi tìm rắn cái trong khi bụng đói, sức lại yếu vì bị lột da, đến được vài chục thước thì thấy rắn cái chết vì mũi tên của Công Dã Tràng, cho nên rắn đực dù còn sức yếu, bụng đói củng cố gắng vượt đường xa đến nhà Công Dã Tràng để báo thù cho vợ, nên núp trên mái nhà Công Dã Tràng và rắn đực lại nghe Công Dã Tràng tối hôm đó kể chuyện con rắn cái bất nghĩa, bội bạc cho vợ biết đầu đuôi, làm cho rắn đực biết ơn vô cùng thay vì oán hận, rắn đực và mang ngọc tặng cho người thợ săn Công Dã Tràng...
Để tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian những năm con Rắn vừa qua và mạng như thế nào? để quý bà con đồng hương xem mình có phải sanh đúng năm con Rắn hay không như dưới đây:
Ất Tỵ : sanh từ 04-02-1905 đến 24-01-1906
Đinh Tỵ : sanh từ 23-01-1917 đến 10-02-1918
Kỷ Tỵ : sanh từ 10-02-1929 đến 29-01-1930
Tân Tỵ : sanh từ 27-01-1941 đến 14-02-1942
Quý Tỵ : sanh từ 14-02-1953 đến 02-02-1954
Ất Tỵ : sanh từ 02-02-1965 đến 20-01-1966
Đinh Tỵ : sanh từ 18-02-1977 đến 06-02-1978
Kỷ Tỵ : sanh từ 06-02-1989 đến 26-01-1990
Tân Tỵ : sanh từ 24-01-2001 đến 11-01-2002
Căn cứ theo thời gian các năm Rắn kể trên, chúng ta thấy cứ 60 năm, thì can của năm Rắn trở lại đúng y chang, bởi vì thời gian Vận Niên Lục Giáp là 60 năm.
Về mạng các năm Rắn, xin trích dẫn như sau:
Mạng Kim thuộc các năm Tân Tỵ : 1941 - 2001 - 2061.
Mạng Mộc thuộc các năm Kỷ Tỵ : 1929 - 1989 - 2049.
Mạng Thủy thuộc các năm Quý Tỵ : 1953 - 2013 - 2073.
Mạng Hỏa thuộc các năm Ất Tỵ : 1905 - 1965 - 2025.
Mạng Thổ thuộc các năm Đinh Tỵ : 1917 - 1977 - 2037.
Và kính chúc tất cả quý bà con đồng hương bước sang năm mới Tân Tỵ 2001 được An Khang, Thịnh Đạt mọi nhà.
Nguyễn-Phú-Thứ
Lyon (Pháp Quốc)
Nếu cần liên lạc xin biên thơ về :
Pr. Nguyễn-Phú-Thứ
18, rue Soeur Janin
69005 LYON (FRANCE).
(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số Và Địa Lý của Gs Nguyễn-Phú-Thứ)
Hằng năm có một con vật cầm tinh, sau năm Canh Thìn 2000 thật đặc biệt chấm đứt 23-01-2001, thì quý bà con đồng hương mình lại sửa soạn đón mừng năm Tân Tỵ sắp đến, từ 24-01-2001 đến 11-01-2002, năm nay thuộc Âm tức là năm Nàng Bạch Xà xuất hiện, căn cứ theo ngũ hành, thì năm Tân Tỵ thuộc mạng Bạch Lạp Kim, có nghĩa là Vàng trong đèn cày trắng (quý bà con ở Miền Bắc gọi là: Vàng trong nến trắng), tức mạng Kim, chữ Tân là Can tức Trời hay Dương cũng thuộc mạng Kim và chữ Tỵ là Chi tức Đất hay Âm thuộc mạng Hỏa. Do vậy, nếu chúng ta tính theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì mạng Hỏa khắc mạng Kim (Hỏa được khắc xuất, Kim bị khắc nhập), cho nên Chi tức Đất hay Âm khắc Can tức Trời hay Dương. Vì vậy, năm nay hoặc là người có tuổi này tổng quát xem như thăng trầm bất thường, cuộc sống bất an, long đong, lận đận, dù có cố gắng cũng khó thành đạt như ý.
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2001 = 4638, rồi đem chia cho 60 năm, thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm Tân Tỵ 2001 này là năm thứ 18 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Trong dân gian người ta thường nói: Vẽ Rồng Vẽ Rắn là để chỉ những nét vẽ tự ý, muốn vẽ thế nào cũng được, vẽ không cần kiểu mẫu, không khác con rắn bò chạy quanh. Lời nói cũng vậy, nếu ai nói ngụy biện, thêm bớt, không có căn cứ, thì người ta cũng cho người đó là: Nói Rồng nói Rắn.
Khi nói đến loài rắn, ngoài chữ Tỵ ra, còn có tên khác nữa. Đó là Xà cũng có ý nghĩa là rắn, ví như loài Bạch Hoa Xà = Rắn Mái Gầm; Mãng Xà = Rắn lớn có bông hoa; Xà bì = Da rắn; Dẫn xà nhập huyệt = Đem rắn vào hang (ý nghĩa rước đứa dử về nhà, chỉ mạch máu cho nó); Hoa xà thêm túc = Vẽ rắn thêm chân (ý nghĩa tự mình đặt để, thêm bớt chuyện); Chạy đàng xà = Chạy vòng quanh, vòng lộn như rắn bò.
Ngoài ra, chữ xà cũng chỉ lớn hay to con nữa, cho nên chúng ta lại thấy cá xà là để chỉ con cá mập.
Trở lại chữ Tỵ cũng chỉ rắn. Đó là Tỵ là một con vật đứng hàng thứ 6 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi và trong tiếng Pháp thường dùng là le serpent n.m = Con Rắn; Giờ Tỵ = là giờ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa và Tháng Tỵ = là tháng tư của năm âm lịch.
Rắn là loại trùng độc, mình dài không có chân hay uốn xương sống mà bò, khó khiển dạy. Ví như những họ hàng nhà rắn độc sau đây:
Rắn hổ = là thứ rắn độc lớn con.
Rắn hổ đất = là thứ rắn hổ độc có màu đen sám như màu đất, cho nên có tên rắn hổ đất để phân biệt các rắn hổ khác.
Rắn hổ ba khoang = cũng là thứ rắn hổ màu đất, nhưng nó có ba khoan.
Rắn hổ ngựa = là thứ rắn hổ, nhưng nó chạy mau như ngựa, thường ở trong bụi rậm hay rượt người ta, cho nên có tên rắn hổ ngựa.
Rắn hổ mây = là thứ rắn có vảy lớn, màu đen trắng lẫn lộn, giống da trái mây, cho nên mới có tên rắn hổ mây.
Rắn hổ hành = là thứ rắn có vảy màu hơi xanh; nó rất hôi hành, cho nên mới có tên rắn hổ hành, loại rắn này ban đêm thường đến những chuồng Gà Vịt cận kề nhà để bắt ăn.
Rắn hổ chuối = là thứ rắn có vảy màu xám.
Rắn hổ mang = là thứ rắn độc hay ở khe suối, khi gặp người hay thú vật khác, nó phùng mang ngẩng đầu cao phóng tới, cho nên mới có tên rắn hổ mang. Loại rắn này thường thấy nhiều ở nước Ấn Độ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . v.v.
Ngoài những loại rắn hổ vừa kể trên, chúng ta còn có thấy những loại rắn khác nữa như sau đây:
Rắn mái gầm = là thứ rắn độc, mình nó giẹp và có hoa, cho nên người xưa thường gọi là Bạch Hoa Xà.
Rắn râu = là thứ rắn độc nhỏ con, thường ở dưới nước.
Rắn nẹp nia = là thứ rắn độc lớn con.
Rắn vảy tên = là thứ rắn rất độc nhỏ con, đầu nó có góc giống như vảy tên.
Rắn trun = là thứ rắn mình tròn nhỏ con, có 2 đầu đuôi giống nhau, người ta nói đầu xanh, đầu tử, nghĩa là đầu cắn chết, đầu cắn không chết. Những người thường đi bắt rắn họ mới biết rõ cái đầu nào đầu tử, để khi bắt loại rắn này họ tránh.
Rắn lục = là thứ rắn nhỏ con, có màu xanh lá cây, nó thường sống ẩn núp chen trong lá cây.
Rắn mỏ vọ = là thứ rắn có đầu lớn mà nhọn.
Rắn choàm hoạp = là thứ rắn mình rằn, miệng rộng.
Rắn nước = là thứ rắn nhỏ con, sống trầm dưới nước, nhưng nó hiền bởi vì loại rắn này không có nọc độc làm chết người.
Rắn lãi, rắn ráo, rắn bông súng, rắn roi = các thứ rắn này thường nhỏ con mà không độc.
Rắn liu điu(*)= là thứ rắn nhỏ con không độc
(*) Khi viết đến Rắn liu điu tôi lại nhớ đến trong văn học sử Việt-Nam, có Cụ Lê-Quí-Đôn (1726 - 1784) đã sáng tác bài thơ thất ngôn bát cú nói về Rắn thật đặc biệt như sau: Được biết cụ Lê-Quý-Đôn, thuở nhỏ rất lười biếng lại khó dạy, với cái tên là cậu bé Lê-Danh-Phương. Một hôm, cậu bé Phương, bị người Cha quở phạt, bắt làm bài thơ thất ngôn bát cú ứng khẩu để tạ tội, với điều kiện mỗi câu phải có tên một loại Rắn. Cậu bé Phương vâng lời đọc ngay như sau:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đẩu biến học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng Mẹ,
Nay thét mai gầm (*) rát cổ Cha.
Ráo mép chỉ quen lời dối trá,
Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba.(**)
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻ hổ mang danh tiếng thế gia.
CƯỚC CHÚ : Các chữ có gạch đít đều là loại rắn.
(*) Rắn mái gầm cũng có người gọi mai rầm.
(**) Câu này để chỉ các loại rắn có khoang, ví như rắn hổ ba khoang
vừa kể vừa qua. Ngoài ra, chữ lằn cũng chỉ con thằn lằn cũng là loài
rắn.
Hơn nữa, trong Ca dao, Tục ngữ và Thành ngữ cũng có viết về rắn, xin trích dẫn như sau:
Rắn có chân, Rắn biết,
Ngọc ẩn đá, ngọc hay,
Anh cùng em mới gặp nhau đây,
Biết thời, biết mặt nào hay trong lòng...
(Ca dao)
Rắn đến nhà không đánh thời quái...
(Tục ngữ)
Mắt như mắt Rắn ráo.
Nói Rắn nói Rồng hay Vẽ Rắn vẽ Rồng.
Như Rắn mất đầu.
Cõng Rắn cắn Gà nhà.
Rắn con ham nuốt Cá Voi.
Rắn đổ nọc cho Lươn.
Oai oái như Rắn bắt Nhái...
(Thành Ngữ)
Ngoài ra, trong lịch sử Việt-Nam cũng có nói đến Rắn, xin trích dẫn truyền thuyết như sau:
... Lính phục dịch của Nguyễn-Trãi, khi lập vườn ở Côn Sơn cho Nguyễn-Trãi, thì phá một ổ rắn và giết hết rắn con, riêng rắn mẹ nhờ bò chạy nhanh, chỉ bị thương. Sau đó, rắn mẹ bò lên trần nhà nhìn Nguyễn-Trãi đọc sách và nhỏ xuống một giọt máu, nhưng nó thấm qua ba trang sách, nhằm ám chỉ là ba đời. Về sau, con rắn này nhờ căn tu và nó hiện thân là Thị Lộ, trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, chờ báo oán.
Được tóm lược như sau : Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tôn (con vua Lê Lợi), đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn-Trãi, lúc bấy giờ đã về hưu tại Côn Sơn, bèn ra nghinh tiếp nhà vua. Vua Lê Thái Tôn thấy Thị Lộ là tì thiếp của Nguyễn Trãi, có nhan sắc lộng lẫy, lại có tài văn chương, bèn phong chức Lễ Nghi Học Sĩ, để rồi ngày đêm phải chầu hầu nhà vua. Đến khi đông tuần, xa giá về tới trại vải Lê Chi Viên, thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là
Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bịnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ hầu hạ thuốc thang suốt đêm, đến sáng, vua băng hà. Các quan hoảng hốt, vội vã đưa về kinh. Nửa đêm, về cung mới làm lễ phát tang. Triều thần buộc tội Thị Lộ âm mưu giết nhà vua, đem Thị Lộ thả trôi sông. Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ, vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ trọng dụng, nhân cơ hội này, cáo buộc Nguyễn Trãi chủ mưu giết vua. Thế rồi, các quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển đại thần Nguyễn Trãi với án tru di tam tộc, giống như một giọt máu rắn trước kia bị thấm ba trang sách vậy.
Cái oan án này, mãi đến 22 năm sau mới được vua Lê Thánh Tôn xét lại. Vua thấy có nhiều mơ hồ, oan ức cho một vị khai quốc công thần, liền truyền lịnh hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tìm kiếm con cháu Nguyễn Trãi cho làm quan và cấp tư điền để lo việc tế tự...
Khi nói đến rắn, thường nói đến người bị rắn cắn vì có nọc độc mà chết hay rắn báo thù như đã dẫn, ngoài ra rắn còn có ngọc rắn rất quý dùng để chữa trị người bị rắn độc cắn, chỉ cần lấy ngọc rắn để nơi rắn cắn cho nó hút hết nọc độc, đến khi nào thấy máu hồng chảy ra thì mới thôi, nhưng muốn tìm được ngọc rắn thì vô cùng khó khăn, bởi vì có những con rắn tu hiền, mới có ngọc. Một khi con rắn có ngọc, nó luôn luôn ngậm trong miệng, chỉ khi nào ăn nó mới nhả ngọc ra, cho nên theo kinh nghiệm của người tiều phu thường đi tìm ngọc rắn, phải đặt miếng mồi ví như con gà cột chặt vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ lên trên thau nước cũng cột chặt để cả 3 dính liền nhau, làm thế nào cho thau đựng nước không bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình, đừng để rắn có ngọc trông thấy, con rắn thấy con miếng mồi con Gà thế nào cũng đến quấn cho con Gà mềm mình, thì con rắn mới nhả viên ngọc ra thì nó lọt vào rổ, rồi cuối cùng xuống thau nước. Khi đó, mới vác gậy đánh đuổi con rắn, để con rắn tháo chạy để lại viên ngọc rắn quý giá... (Trích lược Sđd Việt-Nam Gấm Hoa của Học-Giả Hương Giang Thái-Văn-Kiểm).
Khi nói về con Rắn, không thể dừng nơi nọc rắn hay rắn báo thù một cách đơn giản những đã dẫn, bởi vì loài này có nhiều cách nữa, mà chúng ta không thể ngờ được, người ta cũng kể lại rằng: Khi bắt rắn hổ để ăn thịt, phải chặt rồi bầm nát đầu nó, mới đem chôn dưới đất, nếu không thì sẽ bị con rắn nước tha cái đầu rắn hổ để cận kề chúng ta mà cắn trả thù... Khi nói ăn thịt rắn, có người cho rằng ăn nó như thịt Gà, nếu nấu cháo với đậu xanh ăn sẽ làm thân thể chúng ta mát, máu rắn uống sống với rượu sẽ trị bịnh bổ thận rất tốt, nhưng khi ăn rắn hổ, nên cẩn thận vì bị mắc xương hay bị đạp phải xương nó sẽ làm độc. Rắn nó đa dụng mặc dù nó rất độc, cho nên muốn sử dụng nó phải cẩn thận và rắn còn đem ngâm rượu cũng là phương pháp trị bịnh nữa. Đặc biệt, chúng ta thấy hình nó biểu tượng trong ngành y dược, trong khi đó các tiệm kim hoàn lại thực hiện những món đồ trang sức như cà rá, đôi bông... với hình rắn nữa.
Ngoài ra, những chuyện rắn kể trên, chúng ta còn nghe những truyền thuyết xa xưa nói đến rắn trả ơn, xin trích dẫn sơ lược như sau:
Ngày xưa, có người thợ săn tên Công Dã Tràng, thường vào rừng săn thú sống qua ngày, người thợ săn này thấy cặp rắn ở trong hang sống rất tương đắc. Riêng rắn đực rất hiền, ít phá hoại loài người, xem như rắn tu, đến ngày rắn cái lột da, thì rắn đực luôn luôn túc trực săn sóc nào mang
mồi về hang cho rắn cái ăn và cắn bất cứ con vật nào đến hang để ăn rắn cái, trái lại, khi rắn đực lột da, thì rắn cái không những không tìm mồi mang về cho rắn đực ăn, mà còn rong chơi đi tìm rắn đực khác để tư tình, cho nên Công Dã Tràng mới giương cung bắn chết rắn cái. Con rắn đực ở trong hang lo lắng cho rắn cái, nên cố gắng bò ra khỏi hang để đi tìm rắn cái trong khi bụng đói, sức lại yếu vì bị lột da, đến được vài chục thước thì thấy rắn cái chết vì mũi tên của Công Dã Tràng, cho nên rắn đực dù còn sức yếu, bụng đói củng cố gắng vượt đường xa đến nhà Công Dã Tràng để báo thù cho vợ, nên núp trên mái nhà Công Dã Tràng và rắn đực lại nghe Công Dã Tràng tối hôm đó kể chuyện con rắn cái bất nghĩa, bội bạc cho vợ biết đầu đuôi, làm cho rắn đực biết ơn vô cùng thay vì oán hận, rắn đực và mang ngọc tặng cho người thợ săn Công Dã Tràng...
Để tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian những năm con Rắn vừa qua và mạng như thế nào? để quý bà con đồng hương xem mình có phải sanh đúng năm con Rắn hay không như dưới đây:
Ất Tỵ : sanh từ 04-02-1905 đến 24-01-1906
Đinh Tỵ : sanh từ 23-01-1917 đến 10-02-1918
Kỷ Tỵ : sanh từ 10-02-1929 đến 29-01-1930
Tân Tỵ : sanh từ 27-01-1941 đến 14-02-1942
Quý Tỵ : sanh từ 14-02-1953 đến 02-02-1954
Ất Tỵ : sanh từ 02-02-1965 đến 20-01-1966
Đinh Tỵ : sanh từ 18-02-1977 đến 06-02-1978
Kỷ Tỵ : sanh từ 06-02-1989 đến 26-01-1990
Tân Tỵ : sanh từ 24-01-2001 đến 11-01-2002
Căn cứ theo thời gian các năm Rắn kể trên, chúng ta thấy cứ 60 năm, thì can của năm Rắn trở lại đúng y chang, bởi vì thời gian Vận Niên Lục Giáp là 60 năm.
Về mạng các năm Rắn, xin trích dẫn như sau:
Mạng Kim thuộc các năm Tân Tỵ : 1941 - 2001 - 2061.
Mạng Mộc thuộc các năm Kỷ Tỵ : 1929 - 1989 - 2049.
Mạng Thủy thuộc các năm Quý Tỵ : 1953 - 2013 - 2073.
Mạng Hỏa thuộc các năm Ất Tỵ : 1905 - 1965 - 2025.
Mạng Thổ thuộc các năm Đinh Tỵ : 1917 - 1977 - 2037.
Và kính chúc tất cả quý bà con đồng hương bước sang năm mới Tân Tỵ 2001 được An Khang, Thịnh Đạt mọi nhà.
Nguyễn-Phú-Thứ
Lyon (Pháp Quốc)
Nếu cần liên lạc xin biên thơ về :
Pr. Nguyễn-Phú-Thứ
18, rue Soeur Janin
69005 LYON (FRANCE).
Gửi ý kiến của bạn