Bài điều trần của Bà Nguyễn Huỳnh Mai
về việc CSVN đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo
trước Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới Hoa Kỳ
Ngày 13, tháng 2, năm 2001
Kính thưa ông Chủ Tịch:
Kính thưa Quý Thành viên của Ủy Hội,
Kính thưa quý vị,
Tôi tên là Nguyễn Huỳnh Mai, một nhà báo tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Hiện tôi là Tổng Thư Ký tập san Đuốc Từ Bi, cơ quan ngôn luận chính-thức của Giáo Hội Phật Giáo Hào Hảo tại hải ngoại, và là người thành lập và chủ biên Trang Nhà Phật Giáo Hòa Hảo trên mạng lưới điện toán toàn cầu.
Tôi xin trân-trọng cám ơn quý vị đã cho tôi được cơ hội trình bày về tình trạng Phật Giáo Hòa Hảo đang bị đàn áp tại Việt Nam.
Trong sự cố gắng vận động cho Giáo-Hội và các tín đồ PGHH đang bị giam cầm được tự do, tôi đã gởi những tài liệu bằng chứng cho Ủy Hội, cũng như cho Bộ Ngoại Giao và các cơ quan tôn giáo quốc tế, với sự cẩn trọng về việc những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mới bị đàn áp tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi kính yêu cầu những tài liệu này sẽ được ghi vào biên bản của Hội Nghị hôm nay, và mong rằng Ủy Hội sẽ hoan hỉ tích cực giúp đồng đạo của chúng tôi tại quê nhà.
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa Hảo đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng năm 1939 tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang, miền Nam Việt Nam với giáo lý Tứ Ân dạy tín đồ bổn phận của mình đối với tổ tiên, ông ba,ợ cha mẹ, phụng sự tổ quốc, đặt lòng tin vào tôn giáo và hy sinh cho đồng bào và nhân loại. Đức Huỳnh Giáo Chủ nhấn mạnh vào sự cải tiến, canh tân và dạy tín đồ bỏ dị đoan mê tín, những nghi lễ rườm rà và giản dị hóa sự thờ cúng.
Hơn lúc nào hết, tư tưởng phụng sự xã hội và Tổ quốc đã thu hút mọi từng lớp xã hội Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ, khi người Việt đang đau khổ dưới sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Pháp. Kết quả là chỉ trong hai năm số tín đồ đã gia tăng đến hơn 2 triệu người - và con số vẫn tiếp tục gia tăng cho đến nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử của tôn giáo PGHH, tín đồ đã luôn luôn bị đàn áp, bắt bớ và tù đày bởi vì nhiều chính quyền, đặc biệt là Cộng sản, đã xem lòng tin tưởng mãnh liệt của tín đồ vào giáo lý của Đức Thầy là mối đe dọa cho quyền hành của họ.
Vào năm 1946, Việt Minh (danh xưng của CS thời bấy giờ) yêu cầu sự cộng tác của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong nỗ lực chống Pháp . Việt Minh đã mời Đức Huỳnh Giáo Chủ đến một cuộc họp của tổ chức gọi là Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ để giải quyết sự bất đồng giữa Phật Giáo Hòa Hảo và Cộng sản Việt Minh. Năm 1947, tin tưởng vào thiện chí của họ, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đến họp tại Đốc Vàng ( tỉnh Long Xuyên), và bị Cộng sản âm mưu ám hại và vắng mặt kể từ đó.
Để hiểu PGHH trong xã hội Việt nam, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng Phật Giáo Hòa Hảo không phải là một giáo phái riêng biệt. Hay nói một cách khác hơn, Phật Giáo Hòa Hảo không tách rời Phật Giáo trong việc áp dụng những tín điều, giáo lý của Đức Phật. PGHH bao gồm những lời dạy của Đức Phật được truyền bá tại Việt Nam suốt 2000 năm qua. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã giản dị hóa cho phù hợp với hoàn cảnh và thời gian lúc bấy giờ tại Việt Nam để chúng sanh dễ hiểu mà tu hiền.
Hòa Hảo là tên của một ngôi làng tại miền Tây Nam Việt, nơi sinh trưởng của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là nơi Ngài đã khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Hòa Hảo là An Bình và Hòa Đồng, một triết thuyết Hòa Hợp Tốt Đẹp.
Phật Giáo Hòa Hảo đóng một vai trò rất quan trọng tại Việt Nam về xã hội cũng như kinh tế. Phật Giáo Hòa Hảo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một tổ chức dân sinh với trên 4 triệu tín đồ mà phần lớn sinh sống tại miền đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Miền Nam. Trên 80% nông dân sinh sống tại vùng nầy là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, do đó họ đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho Miền Nam Việt Nam.
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tuân hành lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ bằng việc không xây cất nhiều chùa chiền, và thay vào đó họ thiết lập các trung tâm từ thiện để giúp đỡ những người nghèo khó, cung cấp thức ăn chay miễn phí, thuốc thang và tiền bạc cho những bịnh nhân nghèo khó tại các bịnh viện, hay cấp quan tài miễn phí khi gia đình nào có thân nhân qua đời mà không đủ tiền mua. Ở những vùng mà tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chiếm đa số thì tỉ lệ ly dị, băng đảng, hút xách và tội ác rất thấp. Con cái nghe lời cha mẹ và giá trị gia đình rất cao (Những tệ trạng xã hội ở những vùng này rất thắp đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận trong thời chiến tranh, và ngay cả trong những bài của những nhà nghiên cứu Cộng sản). Hai tỉnh đông tín đồ PGHH (An Giang và Châu Đốc) đã sản xuất nhiều nông phẩm nhất và nơi có hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất tại Việt Nam. Những cư dân trong vùng này cũng đã tự xây dựng hệ thống điện và nước rất tốt mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của chính quyền trung ương.
PHẬT GIÁO HÒA HẢO DƯỚI CHẾ ĐỘ THỐNG TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
A- Tình trạng ngay sau 1975:
Ngay sau khi cuõng chiếm miền Nam năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam đã lập tức giải tán Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Ban Phụng Tự Tổ Đình. Ngoài ra, họ đã buộc thân nhân của Đức Huỳnh Giáo Chủ phải ra thông cáo giải tán Giáo hội và cấm các sinh hoạt giáo sự. Họ
đã tịch thu tất cả các cơ sở Giáo hội, kinh giảng tài liệu, băng giảng, bỏ tù và hành quyết nhiều vị lãnh đạo và tín đồ PGHH. Nhà cầm quyền Cộng sản đã cho xuất bản 2 quyển : Sư Thúc Hòa Hảo, và sau đó là Dòng Sông Thơ Ấu của Nguyễn Quang Sáng, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Cộng sản, năm 1987 với mục đích bôi nhọ Đức Huỳnh Giáo-Chủ và bóp méo giáo lý PGHH.
Theo Giáo sư Sergei Blagov, hiện đang dạy về lịch sử đạo Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài tại viện đại học Mạc Tư Khoa thì vào năm 1979, Cộng sản Việt Nam đã thực hiện chính sách triệt tiêu và xóa bỏ Phật Giáo Hòa Hảo trong 15 năm. Giáo sự Blagov là một nhà báo người Nga sống tại Việt Nam trong 8 năm. Ông có nhiều cơ hội đọc những phúc trình Mật của Ban Tôn Giáo chính quyền Cộng sản Hà Nội. Ông nói rằng, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng sản không đưa ra một sự giải thích chính thức nào về sự vắng mặt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, họ quan ngại rằng người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tin tưởng Đức Huỳnh Giáo Chủ sẽ trở về để dẫn dắt họ.Chính sách triệt tiêu này đã dẫn tới sự căng thẳng giữa tín đồ PGHH và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
PGHH thật ra không phải là một sự đe dọa cho đảng Cộng sản vì đây là một tôn giáo chứ không phải là một đảng chánh trị. Mục đích chánh của PGHH là tu để sửa đổi và phục vụ đất nước dân tộc
B-Tình trạng hiện tại
Trước 1975, Phật Giáo Hòa Hảo có 2 cơ cấu chính thức:
1.- Ban Trị Sự Trung Ương được bầu lên bởi tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo theo Hiến Chương được ban hành ngày 18-10-1966 chiếu Sắc Luật số 002/65 của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ký ngày 12-7-1965 cho phép Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo được chính thức hoạt động (tức có tư-cách pháp-nhân).
2.- Ban Phụng Tự Tổ Đình gồm 19 thành viên bao gồm gia tộc họ Huỳnh và đại diện tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhằm quản trị Tổ Đình và những tài sản phụ thuộc được điều hành bởi Nội Quy do Đức Bà (thân mẫu Đức Huỳnh Giáo Chủ) ban hành ngày 3-7-1962
Cả hai cơ cấu trên đã bị giải tán ngay khi Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam. Vào tháng 5 , 1999 trước áp lực của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổ Chức Quốc tế Nhân Quyền, Liên Hiệp Quốc, Hà Nội bị bắt buộc phải nhẹ nhàng hơn chính sách của họ hay đúng hơn, họ chỉ tạo một bộ mặt nhẹ nhàng hơn đối với tôn giáo như trường hợp Phật Giáo Hòa Hảo, một Ban Dại Diện PGHH được thành lập bởi chính quyền Cộng sản với lý do dàn cảnh để che mắt dư luận thế giới. Ban Đại Diện có 11 người mà 9 người là Cộng sản, và do một cựu đảng viên với 45 tuổi đảng là Nguyễn Văn Tôn tức Mười Tôn làm Trưởng Ban.
Hiện nay, tín đồ PGHH đang phải luôn luôn đối phó với hiểm nguy không thuyên giảm. Họ luôn luôn gặp khó khăn để được cấp giấy phép ngủ lại một đêm ở làng Hòa Hảo. Họ vẫn chưa được phép tham dự một số lễ đạo, và một số lễ quan trọng vẫn còn bị cấm tổ chức. Thí dụ như, lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Ra Đi chưa được chính thức tổ chức, tín đồ không được treo cờ đạo, và Sám Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bị cắt xén chỉ còn lại 30 phần trăm.
Tháng 7, 1999, nhà cầm quyền Cộng sản cho phép Ban Đại Diện PGHH tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 60 Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng PGHH. Chiến lược của họ là tạo uy-tín cho Ban Đại Diện do họ nặn ra. Tuy nhiên, kết quả đã hoàn toàn trái ngược.
Nhà cầm quyền Cộng Sản trung ương và địa phương đã đánh giá thấp về lòng tin và quyết tâm của khối tín đồ PGHH. Họ phỏng đoán khoảng 150.000 người dự, nhưng buổi lễ đã thu hút đến hơn một triệu tín đồ thuần thành đến Thánh Địa. Để làm nản lòng tín đồ tụ họp về Thánh Địa, nhà cầm quyền Cộng sản đã gia tăng đàn áp tín đồ, bắt bớ trái phép, và buộc tội nhiều tín đồ PGHH từng đòi hỏi cho tự do tôn giáo.
Có ít nhất 15 tín đồ đã bị cầm tù vì lòng tin và hành đạo. Ba tín đồ (Liêm, Hoàng và Điển) bị kết án tại tòa án Thoại Sơn tháng 5, 2000, 5 người khác ( Thức, Lang, Hưởng, Cao và Nhuộm) bị kết án tại tòa án An Giang ngày 26-9-2000 và Hà Hải tại tòa án Chợ Mới ngày 1-15-2001. Cả ba phiên tòa trên đều được xử kín.
Vào ngày 7-12-2000 công an Cộng sản dùng roi điện đàn áp một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình trước nhà giam Chợ Mới tỉnh An Giang nhằm phản đối sự bắt giam ông Hà Hải và đòi hỏi Tự Do Tôn Giáo. Nhiều phụ nữ đã ngất xỉu và bị thương. Trong nhiều cuộc đàn áp, công an mặc thường phục hoặc dùng những băng đảng để tấn công tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Trong khi tín đồ PGHH bị bắt thì nhà cầm quyền vẫn không trừng phạt những người đã gây sự, tấn công tín đồ.
Có 3 trường hợp điển hình gần đây:
a.- Ông Trương Văn Thức bị bắt tại Tổ Đình cùng 8 tín đồ khi họ đang chuẩn bị cho ngày Lễ Đản Sanh (26-12-1999). Ông bị bắt lại vào ngày 28-3-2000 vì đã cùng với 28 tín đồ khác làm đơn khởi tố sự đàn áp của công an và yêu cầu giải quyết vấn đề đến Tòa Án Tối Cao Hà Nội và nhà cầm quyền Cộng sản. Ông bị kết án 3 năm tù với tội Bôi nhọ chính quyền và Lạm dụng quyền Dân chủ
b.- Ông Nguyễn Châu Lang bị bắt tại làng Hòa Hảo ngày 28-3-2000 vì ông đã ký đơn khiếu tố trên và gởi một kháng cáo về sự đàn áp và bắt bớ tín đồ của nhà cầm quyền địa phương tại quận Thoại Sơn nhân ngày giỗ của một đồng đạo. Như trường hợp của ông Thức, ông bị kết án 3 năm tù với cùng tội trạng.
c.- Ông Hà Hải bi bắt vào ngày 16-11-2000 tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, trước ngày Tổng Thống Clinton đến Việt Nam. Ông cũng đã ký đơn khiếu tố trên về cảnh sát đàn áp và ông đã tuyệt thực một tháng tại khám đường Chợ Mới, An Giang. Vào ngày 15-1-2001 ông bị kết án 5 năm tù với tội Vi phạm luật quản chế tại gia và Lạm dụng quyền dân chủ
KẾT LUẬN
Với những sự kiện hiển nhiên là từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ luật cấm vận, Tổng thống Clinton bỏ đạo luật Jankson-Vanik và Hoa Kỳ ký Thương Ước với Việt Nam, thì tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa tiến triển, đặc biệt là Phật Giáo Hòa Hảo. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Những cố gắng đòi hỏi cho tự do tôn giáo đều bị trừng phạt bởi nhà cầm quyền Việt Nam. Tín đồ PGHH vô tội thì bị cầm tù đơn giản chỉ vì họ chống đối lại sự lạm dụng quyền hành của giới chức chính quyền CS, chỉ vì họ chỉ đòi hỏi quyền tự do hành đạo, và chỉ vì họ muốn được thực-hiện và tham dự nghi lễ tôn giáo của chính tôn-giáo mình.
Chánh phủ Hoa Kỳ cần phải quy trách chánh phủ Việt Nam về những vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền Việt Nam cần phải tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Những điều kiện nầy là chủ yếu cho sự gia tăng bình thường hóa bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là những đòi hỏi căn bản của một xã hội dân chủ. Đây cũng là những điều ưu tư của chúng tôi. Hy vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ xét đến những dữ kiện trên đây để quyết định về Hiệp Thương giữa hai quốc gia.
Đặc biệt, đối với Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, chúng tôi xin trình bày những điều sau đây để tôn giáo chúng tôi được tự do:
1.- PGHH phải được tự do hành đạo và tham gia vào các hoạt động tôn giáo độc lập.
2.- Phổ thông bầu cử Ban Trị Sự Trung Ương và địa phương do chính tín đồ PGHH tổ chức. Việc bầu cử các Trị Sự Viên phải được sự tham gia công bằng và tự do của mọi tín đồ PGHH thay vì do sự chỉ định của nhà cầm quyền Cộng sản.
3. Ban Phụng Sự Tổ Đình được tái thành lập.
4. PGHH được phép in lại các ấn phẩm, Sấm Giảng từ nguyên bản cũng như được treo cờ Đạo tại các nơi thờ phượng và các cơ sở của Giáo hội.
5. Tất cả các cơ sở PGHH phải được giao trả lại.
6. Tất cả các tín đồ đã bị kết án và giam cầm trái phép phải được trả tự do.
Sau cùng, tôi xin đề nghị Ủy Hội yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản cho phép đại diện của Ủy Hội đi thăm viếng những tù nhân tôn giáo và gia đình của họ để thu thập tin tức về tình trạng của họ, và cho phép phái đoàn của Ủy Hội có đại diện những quan sát viên và thông dịch viên từ các tổ chức tôn giáo của người Việt hải ngoại.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn. Thêm vào những hồ sơ chúng tôi đã đệ nạp, chúng tôi xin trân trọng kính trình thêm hai hồ sơ về Phật Giáo Hòa Hảo. Nếu quý vị cần thêm những chi tiết, xin vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi hoặc viếng thăm trang nhà với địa chỉ : http://hoahao.org.
Tài liệu đính kèm:
1. Newsweek Article, August 30, 1965: ANOTHER EDEN, by Francois Sully.
2. Statement by Donald Mallen, Pennsylvania: Why I became a Hoa Hao Buddhist
Xin liên lạc:
Nguyễn Huỳnh Mai
P.O.Box 3048
Santa Fe Springs, Ca 90670
e-mail: hoahao@hoahao.org
về việc CSVN đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo
trước Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới Hoa Kỳ
Ngày 13, tháng 2, năm 2001
Kính thưa ông Chủ Tịch:
Kính thưa Quý Thành viên của Ủy Hội,
Kính thưa quý vị,
Tôi tên là Nguyễn Huỳnh Mai, một nhà báo tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Hiện tôi là Tổng Thư Ký tập san Đuốc Từ Bi, cơ quan ngôn luận chính-thức của Giáo Hội Phật Giáo Hào Hảo tại hải ngoại, và là người thành lập và chủ biên Trang Nhà Phật Giáo Hòa Hảo trên mạng lưới điện toán toàn cầu.
Tôi xin trân-trọng cám ơn quý vị đã cho tôi được cơ hội trình bày về tình trạng Phật Giáo Hòa Hảo đang bị đàn áp tại Việt Nam.
Trong sự cố gắng vận động cho Giáo-Hội và các tín đồ PGHH đang bị giam cầm được tự do, tôi đã gởi những tài liệu bằng chứng cho Ủy Hội, cũng như cho Bộ Ngoại Giao và các cơ quan tôn giáo quốc tế, với sự cẩn trọng về việc những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mới bị đàn áp tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi kính yêu cầu những tài liệu này sẽ được ghi vào biên bản của Hội Nghị hôm nay, và mong rằng Ủy Hội sẽ hoan hỉ tích cực giúp đồng đạo của chúng tôi tại quê nhà.
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa Hảo đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng năm 1939 tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang, miền Nam Việt Nam với giáo lý Tứ Ân dạy tín đồ bổn phận của mình đối với tổ tiên, ông ba,ợ cha mẹ, phụng sự tổ quốc, đặt lòng tin vào tôn giáo và hy sinh cho đồng bào và nhân loại. Đức Huỳnh Giáo Chủ nhấn mạnh vào sự cải tiến, canh tân và dạy tín đồ bỏ dị đoan mê tín, những nghi lễ rườm rà và giản dị hóa sự thờ cúng.
Hơn lúc nào hết, tư tưởng phụng sự xã hội và Tổ quốc đã thu hút mọi từng lớp xã hội Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ, khi người Việt đang đau khổ dưới sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Pháp. Kết quả là chỉ trong hai năm số tín đồ đã gia tăng đến hơn 2 triệu người - và con số vẫn tiếp tục gia tăng cho đến nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử của tôn giáo PGHH, tín đồ đã luôn luôn bị đàn áp, bắt bớ và tù đày bởi vì nhiều chính quyền, đặc biệt là Cộng sản, đã xem lòng tin tưởng mãnh liệt của tín đồ vào giáo lý của Đức Thầy là mối đe dọa cho quyền hành của họ.
Vào năm 1946, Việt Minh (danh xưng của CS thời bấy giờ) yêu cầu sự cộng tác của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong nỗ lực chống Pháp . Việt Minh đã mời Đức Huỳnh Giáo Chủ đến một cuộc họp của tổ chức gọi là Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ để giải quyết sự bất đồng giữa Phật Giáo Hòa Hảo và Cộng sản Việt Minh. Năm 1947, tin tưởng vào thiện chí của họ, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đến họp tại Đốc Vàng ( tỉnh Long Xuyên), và bị Cộng sản âm mưu ám hại và vắng mặt kể từ đó.
Để hiểu PGHH trong xã hội Việt nam, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng Phật Giáo Hòa Hảo không phải là một giáo phái riêng biệt. Hay nói một cách khác hơn, Phật Giáo Hòa Hảo không tách rời Phật Giáo trong việc áp dụng những tín điều, giáo lý của Đức Phật. PGHH bao gồm những lời dạy của Đức Phật được truyền bá tại Việt Nam suốt 2000 năm qua. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã giản dị hóa cho phù hợp với hoàn cảnh và thời gian lúc bấy giờ tại Việt Nam để chúng sanh dễ hiểu mà tu hiền.
Hòa Hảo là tên của một ngôi làng tại miền Tây Nam Việt, nơi sinh trưởng của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là nơi Ngài đã khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Hòa Hảo là An Bình và Hòa Đồng, một triết thuyết Hòa Hợp Tốt Đẹp.
Phật Giáo Hòa Hảo đóng một vai trò rất quan trọng tại Việt Nam về xã hội cũng như kinh tế. Phật Giáo Hòa Hảo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một tổ chức dân sinh với trên 4 triệu tín đồ mà phần lớn sinh sống tại miền đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Miền Nam. Trên 80% nông dân sinh sống tại vùng nầy là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, do đó họ đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho Miền Nam Việt Nam.
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tuân hành lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ bằng việc không xây cất nhiều chùa chiền, và thay vào đó họ thiết lập các trung tâm từ thiện để giúp đỡ những người nghèo khó, cung cấp thức ăn chay miễn phí, thuốc thang và tiền bạc cho những bịnh nhân nghèo khó tại các bịnh viện, hay cấp quan tài miễn phí khi gia đình nào có thân nhân qua đời mà không đủ tiền mua. Ở những vùng mà tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chiếm đa số thì tỉ lệ ly dị, băng đảng, hút xách và tội ác rất thấp. Con cái nghe lời cha mẹ và giá trị gia đình rất cao (Những tệ trạng xã hội ở những vùng này rất thắp đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận trong thời chiến tranh, và ngay cả trong những bài của những nhà nghiên cứu Cộng sản). Hai tỉnh đông tín đồ PGHH (An Giang và Châu Đốc) đã sản xuất nhiều nông phẩm nhất và nơi có hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất tại Việt Nam. Những cư dân trong vùng này cũng đã tự xây dựng hệ thống điện và nước rất tốt mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của chính quyền trung ương.
PHẬT GIÁO HÒA HẢO DƯỚI CHẾ ĐỘ THỐNG TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
A- Tình trạng ngay sau 1975:
Ngay sau khi cuõng chiếm miền Nam năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam đã lập tức giải tán Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Ban Phụng Tự Tổ Đình. Ngoài ra, họ đã buộc thân nhân của Đức Huỳnh Giáo Chủ phải ra thông cáo giải tán Giáo hội và cấm các sinh hoạt giáo sự. Họ
đã tịch thu tất cả các cơ sở Giáo hội, kinh giảng tài liệu, băng giảng, bỏ tù và hành quyết nhiều vị lãnh đạo và tín đồ PGHH. Nhà cầm quyền Cộng sản đã cho xuất bản 2 quyển : Sư Thúc Hòa Hảo, và sau đó là Dòng Sông Thơ Ấu của Nguyễn Quang Sáng, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Cộng sản, năm 1987 với mục đích bôi nhọ Đức Huỳnh Giáo-Chủ và bóp méo giáo lý PGHH.
Theo Giáo sư Sergei Blagov, hiện đang dạy về lịch sử đạo Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài tại viện đại học Mạc Tư Khoa thì vào năm 1979, Cộng sản Việt Nam đã thực hiện chính sách triệt tiêu và xóa bỏ Phật Giáo Hòa Hảo trong 15 năm. Giáo sự Blagov là một nhà báo người Nga sống tại Việt Nam trong 8 năm. Ông có nhiều cơ hội đọc những phúc trình Mật của Ban Tôn Giáo chính quyền Cộng sản Hà Nội. Ông nói rằng, mặc dầu nhà cầm quyền Cộng sản không đưa ra một sự giải thích chính thức nào về sự vắng mặt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, họ quan ngại rằng người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tin tưởng Đức Huỳnh Giáo Chủ sẽ trở về để dẫn dắt họ.Chính sách triệt tiêu này đã dẫn tới sự căng thẳng giữa tín đồ PGHH và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
PGHH thật ra không phải là một sự đe dọa cho đảng Cộng sản vì đây là một tôn giáo chứ không phải là một đảng chánh trị. Mục đích chánh của PGHH là tu để sửa đổi và phục vụ đất nước dân tộc
B-Tình trạng hiện tại
Trước 1975, Phật Giáo Hòa Hảo có 2 cơ cấu chính thức:
1.- Ban Trị Sự Trung Ương được bầu lên bởi tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo theo Hiến Chương được ban hành ngày 18-10-1966 chiếu Sắc Luật số 002/65 của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ký ngày 12-7-1965 cho phép Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo được chính thức hoạt động (tức có tư-cách pháp-nhân).
2.- Ban Phụng Tự Tổ Đình gồm 19 thành viên bao gồm gia tộc họ Huỳnh và đại diện tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhằm quản trị Tổ Đình và những tài sản phụ thuộc được điều hành bởi Nội Quy do Đức Bà (thân mẫu Đức Huỳnh Giáo Chủ) ban hành ngày 3-7-1962
Cả hai cơ cấu trên đã bị giải tán ngay khi Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam. Vào tháng 5 , 1999 trước áp lực của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Quốc Hội Hoa Kỳ, Tổ Chức Quốc tế Nhân Quyền, Liên Hiệp Quốc, Hà Nội bị bắt buộc phải nhẹ nhàng hơn chính sách của họ hay đúng hơn, họ chỉ tạo một bộ mặt nhẹ nhàng hơn đối với tôn giáo như trường hợp Phật Giáo Hòa Hảo, một Ban Dại Diện PGHH được thành lập bởi chính quyền Cộng sản với lý do dàn cảnh để che mắt dư luận thế giới. Ban Đại Diện có 11 người mà 9 người là Cộng sản, và do một cựu đảng viên với 45 tuổi đảng là Nguyễn Văn Tôn tức Mười Tôn làm Trưởng Ban.
Hiện nay, tín đồ PGHH đang phải luôn luôn đối phó với hiểm nguy không thuyên giảm. Họ luôn luôn gặp khó khăn để được cấp giấy phép ngủ lại một đêm ở làng Hòa Hảo. Họ vẫn chưa được phép tham dự một số lễ đạo, và một số lễ quan trọng vẫn còn bị cấm tổ chức. Thí dụ như, lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Ra Đi chưa được chính thức tổ chức, tín đồ không được treo cờ đạo, và Sám Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bị cắt xén chỉ còn lại 30 phần trăm.
Tháng 7, 1999, nhà cầm quyền Cộng sản cho phép Ban Đại Diện PGHH tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 60 Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng PGHH. Chiến lược của họ là tạo uy-tín cho Ban Đại Diện do họ nặn ra. Tuy nhiên, kết quả đã hoàn toàn trái ngược.
Nhà cầm quyền Cộng Sản trung ương và địa phương đã đánh giá thấp về lòng tin và quyết tâm của khối tín đồ PGHH. Họ phỏng đoán khoảng 150.000 người dự, nhưng buổi lễ đã thu hút đến hơn một triệu tín đồ thuần thành đến Thánh Địa. Để làm nản lòng tín đồ tụ họp về Thánh Địa, nhà cầm quyền Cộng sản đã gia tăng đàn áp tín đồ, bắt bớ trái phép, và buộc tội nhiều tín đồ PGHH từng đòi hỏi cho tự do tôn giáo.
Có ít nhất 15 tín đồ đã bị cầm tù vì lòng tin và hành đạo. Ba tín đồ (Liêm, Hoàng và Điển) bị kết án tại tòa án Thoại Sơn tháng 5, 2000, 5 người khác ( Thức, Lang, Hưởng, Cao và Nhuộm) bị kết án tại tòa án An Giang ngày 26-9-2000 và Hà Hải tại tòa án Chợ Mới ngày 1-15-2001. Cả ba phiên tòa trên đều được xử kín.
Vào ngày 7-12-2000 công an Cộng sản dùng roi điện đàn áp một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình trước nhà giam Chợ Mới tỉnh An Giang nhằm phản đối sự bắt giam ông Hà Hải và đòi hỏi Tự Do Tôn Giáo. Nhiều phụ nữ đã ngất xỉu và bị thương. Trong nhiều cuộc đàn áp, công an mặc thường phục hoặc dùng những băng đảng để tấn công tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Trong khi tín đồ PGHH bị bắt thì nhà cầm quyền vẫn không trừng phạt những người đã gây sự, tấn công tín đồ.
Có 3 trường hợp điển hình gần đây:
a.- Ông Trương Văn Thức bị bắt tại Tổ Đình cùng 8 tín đồ khi họ đang chuẩn bị cho ngày Lễ Đản Sanh (26-12-1999). Ông bị bắt lại vào ngày 28-3-2000 vì đã cùng với 28 tín đồ khác làm đơn khởi tố sự đàn áp của công an và yêu cầu giải quyết vấn đề đến Tòa Án Tối Cao Hà Nội và nhà cầm quyền Cộng sản. Ông bị kết án 3 năm tù với tội Bôi nhọ chính quyền và Lạm dụng quyền Dân chủ
b.- Ông Nguyễn Châu Lang bị bắt tại làng Hòa Hảo ngày 28-3-2000 vì ông đã ký đơn khiếu tố trên và gởi một kháng cáo về sự đàn áp và bắt bớ tín đồ của nhà cầm quyền địa phương tại quận Thoại Sơn nhân ngày giỗ của một đồng đạo. Như trường hợp của ông Thức, ông bị kết án 3 năm tù với cùng tội trạng.
c.- Ông Hà Hải bi bắt vào ngày 16-11-2000 tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, trước ngày Tổng Thống Clinton đến Việt Nam. Ông cũng đã ký đơn khiếu tố trên về cảnh sát đàn áp và ông đã tuyệt thực một tháng tại khám đường Chợ Mới, An Giang. Vào ngày 15-1-2001 ông bị kết án 5 năm tù với tội Vi phạm luật quản chế tại gia và Lạm dụng quyền dân chủ
KẾT LUẬN
Với những sự kiện hiển nhiên là từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ luật cấm vận, Tổng thống Clinton bỏ đạo luật Jankson-Vanik và Hoa Kỳ ký Thương Ước với Việt Nam, thì tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa tiến triển, đặc biệt là Phật Giáo Hòa Hảo. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Những cố gắng đòi hỏi cho tự do tôn giáo đều bị trừng phạt bởi nhà cầm quyền Việt Nam. Tín đồ PGHH vô tội thì bị cầm tù đơn giản chỉ vì họ chống đối lại sự lạm dụng quyền hành của giới chức chính quyền CS, chỉ vì họ chỉ đòi hỏi quyền tự do hành đạo, và chỉ vì họ muốn được thực-hiện và tham dự nghi lễ tôn giáo của chính tôn-giáo mình.
Chánh phủ Hoa Kỳ cần phải quy trách chánh phủ Việt Nam về những vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền Việt Nam cần phải tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Những điều kiện nầy là chủ yếu cho sự gia tăng bình thường hóa bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là những đòi hỏi căn bản của một xã hội dân chủ. Đây cũng là những điều ưu tư của chúng tôi. Hy vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ xét đến những dữ kiện trên đây để quyết định về Hiệp Thương giữa hai quốc gia.
Đặc biệt, đối với Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, chúng tôi xin trình bày những điều sau đây để tôn giáo chúng tôi được tự do:
1.- PGHH phải được tự do hành đạo và tham gia vào các hoạt động tôn giáo độc lập.
2.- Phổ thông bầu cử Ban Trị Sự Trung Ương và địa phương do chính tín đồ PGHH tổ chức. Việc bầu cử các Trị Sự Viên phải được sự tham gia công bằng và tự do của mọi tín đồ PGHH thay vì do sự chỉ định của nhà cầm quyền Cộng sản.
3. Ban Phụng Sự Tổ Đình được tái thành lập.
4. PGHH được phép in lại các ấn phẩm, Sấm Giảng từ nguyên bản cũng như được treo cờ Đạo tại các nơi thờ phượng và các cơ sở của Giáo hội.
5. Tất cả các cơ sở PGHH phải được giao trả lại.
6. Tất cả các tín đồ đã bị kết án và giam cầm trái phép phải được trả tự do.
Sau cùng, tôi xin đề nghị Ủy Hội yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản cho phép đại diện của Ủy Hội đi thăm viếng những tù nhân tôn giáo và gia đình của họ để thu thập tin tức về tình trạng của họ, và cho phép phái đoàn của Ủy Hội có đại diện những quan sát viên và thông dịch viên từ các tổ chức tôn giáo của người Việt hải ngoại.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn. Thêm vào những hồ sơ chúng tôi đã đệ nạp, chúng tôi xin trân trọng kính trình thêm hai hồ sơ về Phật Giáo Hòa Hảo. Nếu quý vị cần thêm những chi tiết, xin vui lòng liên lạc trực tiếp với chúng tôi hoặc viếng thăm trang nhà với địa chỉ : http://hoahao.org.
Tài liệu đính kèm:
1. Newsweek Article, August 30, 1965: ANOTHER EDEN, by Francois Sully.
2. Statement by Donald Mallen, Pennsylvania: Why I became a Hoa Hao Buddhist
Xin liên lạc:
Nguyễn Huỳnh Mai
P.O.Box 3048
Santa Fe Springs, Ca 90670
e-mail: hoahao@hoahao.org
Gửi ý kiến của bạn