Tam Bành Lục Tặc

06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 13263)
Tam Bành Lục Tặc

tuoitrephatgiaohoahao_com_flowers_2012_01-content


Nguyễn Mộng Khôi


--o0o--


 Thượng Tọa Thích Mật Thể trong quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Lược đã viết: Nhờ tinh thần sáng suốt của đạo thể, với công nghiệp bố giáo của các vị Tổ sư, Phật Giáo có công to trong lịch sử Văn Hóa nước nhà. Có thể nói không quá rằng: Văn Hóa Việt Nam một phần lớn là Văn Hóa Phật Giáo. Rút cái tính chất Phật Giáo trong Văn Hóa Việt Nam ra, thì văn hoá ấy trở nên nghèo nàn và nông cạn.

 Hợp từ Tam Bành, Lục Tặc đã từ lâu được lưu truyền và đã trở thành thành ngữ trong Văn Học Nhân Gian. Vì nó lưu truyền trong nhân gian, nên phần đông ai ai cũng đã được nghe nhưng không rõ xuất xứ từ đâu. Cụ Nguyễn Du, một đại thi hào nổi tiếng Việt Nam trong truyện Kiều có nhắc đến thành ngữ nầy:

 - Mụ nghe nàng nói hay tình,

 Bấy giờ mới nổi Tam Bành mụ lên.

Trong Cổ Thư Việt Nam ghi là trong nhân gian có ba vị thần: Bành Kiên, Bành Cứ và Bành Chất, gọi chung là Tam Bành. Ba vị thần ấy hay xui người ta làm điều ác, rồi đến ngày Canh Thân lại lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đó là câu chuyện lưu truyền trong nhân gian, chúng ta nghe vậy thì biết như vậy.

Như có lần đã nói, Văn Hóa Việt Nam là Văn Hóa Phật Giáo. Quả thật như vậy, từ ngữ Tam Bành dẫu cho thời gian có dài lâu đến đâu, và có biến dạng như thế nào đi nữa, một người học phật cũng nhận ra đó là từ ngữ của Văn Học Phật Giáo. Về Từ ngữ Tam Bành đã có rất nhiều nhà học Phật giải thích đó là biểu trưng cho Tam Độc: Tham, Sân, Si, và bất cứ người nào trong cuộc sống thế tục cũng đều có ba độc nầy.

Theo Duy Thức Học gọi Tham, Sân, Si là phiền não câu sinh, nghĩa là đồng thời cùng sanh.

Từ ngữ Lục Tặc là sáu tên giặc. Sáu tên giặc nầy chính là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý là sáu căn của chúng sanh. Khi sáu căn bị tham sân, si sai khiến thì tác hại khủng khiếp và phiền não cũng bắt đầu phát khởi. Vì thấy sự tác hại của sáu căn như vậy, cho nên Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm, là vua Trần Nhân Tôn, đã áp dụng thời khóa hành thiền, ngày đêm sáu lần sám hối, mục đích là không cho Tham, Sân, Si len lỏi vào sáu căn. Như vậy Tham, Sân, Si là cội rễ để phát sanh vọng nghiệp, nhưng nó là huyễn cấu nên chúng ta khó biết được và xác định được nơi đi chốn về của nó. Chúng ta lại cũng không biết nó khởi đầu ra sao, và kéo dài đến bao lâu mới dứt.

Nếu Tham, Sân, Si là huyễn thì sáu căn dẫn tới sáu thức của chúng sanh cũng không có mẫu mực, tiêu chuẩn không chính xác, mà tất cả đều tùy theo cá nhân và mỗi loại chúng sanh tạo tác hành nghiệp mà có.

Phân tích về sáu căn chúng ta thấy:

Mắt: Nhìn khoảng trống trườc mắt, với con mắt bình thường chúng ta nói không có gì cả, hoặc nói là có không khí, và bụi bặm. Người nghiên cứu hóa học nói có khí Oxy, Nitro và ngay cả có vi trùng. Nhà Vật Lý Học thấy vũ trụ tuyến, làn sóng âm thanh..v..v..Chúng sanh tùy hành nghiệp có sai khác nên sự nhận biết qua sáu căn cũng sai khác. Mắt con người không thể nhìn ban đêm như mắt con chim cú, chúng ta cũng không thể nhìn những vật quá xa hay quá nhỏ.

Tai: Con người không nghe tinh bằng tai chó, hoặc cá heo. Tai con người chỉ nghe được tiếng động từ 20-20,000.00 chu kỳ, trong khi chó có thể nghe từ 15,000.00-50,000.00, và cá heo 150,000.000 chu kỳ.

Khứu Giác: người thích mùi nầy, người thích mùi khác. Chó và một số động vật khác có mũi thính hơn mũi con người.

Vị Giác: Giữa loài người ăn uống mặn ngọt khác nhau, và súc vật lại khác với con người.

 Thân và Ý có những xúc cảm nóng lạnh của mỗi cơ thể và suy nghĩ tính toán đều khác.

Dr. C. T Shen một học giả nổi tiếng người Trung Hoa đã có viết: Tôi có thể cho quý vị nhiều thí dụ khác để dẫn đến kết luận rằng: Mắt và tai chúng ta , cũng như các giác quan khác không cho chúng ta một cái biết hoàn toàn về vũ trụ, và kết quả của kiến thức thiếu xót đó có thể rất lầm lạc. Thật không may mắn cho sự hiểu biết và hành động của chúng ta hoàn toàn xây dựng trên kiến thức sai lầm và thiếu sót được tiếp nhận bởi những giác quan của chúng ta ngay từ giờ phút đầu tiên chúng ta chào đời (I can give you many other examples which all lead to the one conclusion that our eyes and ears and other sense organs do not give us a complete view of the universe and that the result of such incomplete information could be very misleading. Unfortunately all our knowledge and thereby our actions are entirely based upon such incomplete or incorrect information perceived by our sense organ since the first instant we left our mother ' s womb)

Như vậy Tam Bành không thực tướng và cả Lục Tặc cũng không chuẩn xác và chúng đã thúc dục nhau khiến chúng sanh tạo nên vọng nghiệp để phải lặn ngụp mãi trong luân hồi lục đạo. Nhưng may mắn thay, cách đây 2621 năm Đức Phật đã ra đời và mang giáo lý vô thượng để chửa trị Tam Bành và Lục Tặc của chúng sanh. Theo ngài phương pháp chữa trị Tam Bành như sau:

* Chữa trị Tam Bành:

- Diệt trừ Tham: Tham làm nhiều điều ác, đọan trừ tất cả các việc ác, thì hàng phục được Tham.

- Diệt trừ Sân: Tu tất cả các việc thiên thì trừ được Sân.

- Diệt trừc Si: Thực hành giới để có Định, có Định, Huệ phát sanh thì trừ được Si

* Chữa trị Lục Tặc thì phải dùng Lục Độ hay còn gọi Lục Ba La Mật, gồm có: Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Huệ.

- Bố thí: Nhãn căn tiếp xúc Sắc trần, khởi lên tâm tham lam. Hành hạnh bố thí là hàng phục được Nhãn Tặc.

- Trì Giới: Nghe được những điều bất như ý thì tâm sân liền khởi. Tu hạnh Trì Giới không làm việc ác thì là hàng phục được tâm sân, là chế ngự được Nhĩ Tặc.

- Nhẫn Nhục: Mũi ngửi mùi thơm hoặc hôi, không điều hòa thì tâm phân biệt ưa thích hay nhàm chán. Tu hạnh nhẫn nhục thì chế ngự được Nhĩ Tặc.

- Tinh Tấn: Vì lưỡi thường dệt thêu nhiều chuyện cho nên làm cho người phát khởi thiện tâm thối chuyển, giải đãi, lười mỏi không tu tập. Tinh tấn tu tập là diệt trừ mọi chướng ngại do lưỡi thêu dệt gây ra là hàng phục được Tỷ Tặc

- Thiền Định: Đối với những ham muốn tầm thường trong cuộc sống như thân ham dùng gấm vóc se xua. Thực hành thiền định tâm tĩnh lặng, dẫn tới thân không vọng động là trừ được Thân Tặc.

- Trí Huệ: Khi trí tuệ xuất hiện thì bóng tối vô minh tham vọng cũng không còn nữa, cho nên tất cả những suy nghĩ, suy nghĩ nào cũng là chánh niệm là trừ được Ý Tặc.

Hôm nay là ngày Đản Sanh của lần thứ 2621 của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người viết bài nầy xin nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ chư Phật Tử xa gần nói riêng, chư đồng hương nói chung sớm thoát khỏi tai nạn, phiền não do Tam Bành Lục Tặc gây nên.


-- o0o --


Tập San Dược Sư

 http://www.duocsu.org/008tsds/037ts02.html


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 15497)
Nhẫn nghĩa là gì? Nhẫn là nhường, nhịn, dằn lòng xuống (nhẫn nhịn), cố-gắng chịu đựng (nhẫn-nại), bền chí, không nóng-nảy, nãn lòng (kiên-nhẫn), cam chịu nhục để đạt mục-đích nào đó (nhẫn-nhục),...
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 12468)
Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình
11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 13578)
Trong việc tu học, với biết bao kinh sách, nghiên cứu, sưu tập… cùng muôn vạn pháp mà chư Phật đã giáo hóa, nhằm giúp tìm về với Tâm, là bản thể thanh tịnh và là sự giải thoát.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 25541)
Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 12643)
Trương Văn Thạo- Phần đông, chúng ta nhờ học hỏi mà hiểu biết ít nhiều về Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ ý nghiã của chữ Pháp thân và Pháp thí, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
10 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 25925)
Hình Danny, Melbourne, Úc Châu; bài Truong Văn Thạo, Texas, Hoa Kỳ. Theo Hán tự, BÁT NHẪN (八忍) nghĩa là Tám điều nhẫn nhịn, gồm có: Nhẫn năng xử thế, Nhẫn Giái, Nhẫn Hương lân, Nhẫn Phụ mẫu, Nhẫn tâm, Nhẫn tánh, Nhẫn đức, Nhẫn thành.