Lời Phát Biểu của Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ ngày Đại Lễ tại Toronto 2013

06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 13530)
Lời Phát Biểu của Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ ngày Đại Lễ tại Toronto 2013

dai_le_toronto_2013-content

Lời Phát Biểu của VP.PHTQ.CANADA

Đại Hội PGHH & Đại Lễ Khai Đạo 18/5 tại Toronto, Canada

Chủ Nhựt 30.6.2013






Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính thưa

- Quí vị Quan Khách và Thân Hào Nhân Sĩ

- Quí vị Cố-Vấn và Trị Sự Viên Ban Trị-Sự Trung-Ương PGHH Hải-Ngoại.

- Quí vị Ban Trị-Sự và Ban Đại-Diện địa-phương.

- Quí vị Đồng đạo PGHH hải-ngoại.


Lời nói đầu tiên của chúng tôi là kính chào mừng chư liệt vị đến tham dự Đại Hội PGHH và Đại Lễ Khai Đạo PGHH tại Toronto, Canada hôm nay.

Kính chúc mừng sự thành công mỹ mãn của Đại Hội PGHH và Đại Lễ Khai Đạo PGHH 18/5 năm Kỹ Mão 1939.


Sự lớn mạnh của tổ chức Giáo-Hội Phật-Giáo Hòa-Hảo tại Hải Ngoại nói lên tinh thần phụng sự quốc gia dân tộc của Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng như của hơn nhiều triệu tín đồ PGHH khắp nơi tại hải ngoại.


Trong khoảng thời gian khai đạo của PGHH, một số không ít các tăng sĩ Phật Giáo đã không làm tròn chức năng hoằng dương chánh pháp, cũng như không có đủ các bậc tăng tài để xiển dương sự vi diệu nhiệm mầu của chánh pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mưu Ni.


Để đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của đại khối quốc gia dân tộc, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khai sáng đạo PGHH để mang ánh sáng «Từ Bi & Trí Tuệ» của đạo Phật đến khắp quần chúng từ thành thị cho đến nông thôn.


Các bài giảng giáo lý PGHH thấm sâu vào tâm của người dân, nhất là người dân miền nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, cao siêu nhưng giản dị, uy vũ nhưng nhẹ nhàng. Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên mọi người ăn ngay ở hiền, khuyến thiện, học Phật tu nhân, tu nhân tích đức, báo tứ trọng ân. Những bài giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ không những có giá trị trong khoảng thời gian khai sáng đạo, mà các bài giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn có giá trị vô cùng cho thế hệ chúng ta hôm nay, và các thế hệ sau này. Đây chính là điểm hết sức quan yếu. Tại sao vậy? Nền đạo lý PGHH có được truyền bá sâu rộng trong các thế hệ mai sau, nhất là thế hệ trẻ tại hải ngoại, sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Đức Huỳnh Giáo Chủ mới được sáng tỏ, bền lâu và đem lại lợi ích vô biên cho mọi người dân Việt chúng ta, đang sống trong cảnh tha hương. Sống trong cảnh tha hương mà có được nền giáo lý PGHH trong sáng, không mê tín, dễ hiểu, dễ hành, mọi người như có bản đồ, có la bàn, khỏi phải rơi vào đêm tối của vô minh, mê tín, tà kiến đầy dẫy trong các chùa hiện nay, trong cũng như ngoài nước.


Điều cốt yếu mà Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn luôn nhắc tới trong tất cả các bài giảng, đó là học Phật tu nhân, tu nhân tích đức. Trong mọi hoàn cảnh đều tu được, tu không cần cạo tóc, chỉ cần cạo cái tâm phàm phu, tu tại gia là bậc nhất, không cần phải lập chùa, không cần phải đi chùa, không cần thờ hình tượng, không cần các nghi lễ cúng kiến rườm rà, phức tạp, nặng tính chất mê tín dị đoan. Sách có câu: Thứ nhứt thì tu tại gia. Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.


Thêm nữa, các phần nghi lễ PGHH trong đời sống dân gian như quan hôn tang tế đều rất giản dị, hợp tình, hợp lý, không cầu kỳ, không tốn kém. Phần tiền bạc thay vì phung phí trong các nghi lễ nói trên, Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên dạy mọi người nên cứu tế những người nghèo khó, giúp họ qua cơn khốn khó và sau đó, chuyên tâm dẫn dắt họ về với nguồn đạo. Đây chính là điểm son của đạo PGHH mà mọi người đồng hương sống trong thế kỷ này, dù trong nước hay ngoài nước, cần nên lưu tâm phát huy để đời sống tâm linh của con người được an lạc và hạnh phúc.


Chính tư tưởng «Phật Tức Tâm, Tâm Tức Phật» được Đức Huỳnh Giáo Chủ đặc biệt chú trọng và giảng dạy trong tất cả các bài giảng. Đó chính là cốt tủy của giáo lý Đạo Phật vậy.


Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng. Chư vị đồng đạo PGHH có thấm nhuần lời giảng dạy hết sức cao siêu của Đức Huỳnh Giáo Chủ, qua hình thức thi văn kệ đơn giản, mộc mạc, thì nền đạo đức mới vững bền lâu dài được và đạo PGHH luôn luôn phát triển về phẩm chất cũng như về số lượng, xứng đáng là một tôn giáo duy nhất «thuần Việt». Thuần Việt có nghĩa là vị giáo chủ PGHH là một người Việt siêu phàm xuất chúng, tạo lập ra một nền đạo lý phụng sự quốc gia và dân tộc Việt.


Sau hết, chúng tôi rất hân hạnh được tham dự Đại Hội và Đại Lễ Khai Đạo 18/5 hôm nay, xin có đôi lời bày tỏ, kính mong duyên hội ngộ này được phát triển. Một lần nữa, kính chúc toàn thể chư liệt vị cùng quí bửu quyến, thân tâm thường an lạc, nền đạo PGHH được phát triển vững bền, đem lại lợi ích không thể nghĩ bàn cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau. Xin nhấn mạnh đến các thế hệ mai sau.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính chào chư liệt vị

 

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 201612:15 CH(Xem: 18897)
Ngô Tấn Nghĩa. Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Ba 201610:45 SA(Xem: 13193)
Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 21877)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 16777)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
27 Tháng Năm 201510:10 SA(Xem: 15690)
Bài nói chuyện này được tác giả trình bày trong buổi ra mắt tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của tác giá Trần Trọng Kim hôm Chủ Nhật 24-5-2015 tại hồi Trường Việt Báo, Westminster.
13 Tháng Hai 20159:12 CH(Xem: 15283)
Người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo Chủ, do nhu cầu truyền giáo của mình, cũng đã có phần đóng góp rất lớn trong công cuộc truyền bá này.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 18690)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 10793)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 13132)
Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 11335)
Người tu chân chánh đi theo Phật luật. Chính Phật luật giúp cho họ đi đúng đường vì mỗi giờ mỗi khắc họ đều tự giác, tự nhắc nhở trong mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi tư tưởng đưa tới hành động.