TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA SỰ NIỆM PHẬT

18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 26177)
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA SỰ NIỆM PHẬT
hoa sen

Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).




Nếu nói Tịnh Độ là niệm trong tâm, âm thầm niệm Phật mới đúng. Còn niệm thành tiếng, cho đồng âm điệu (có vẻ nhà nghề) đó là đồng niệm. Chứng tỏ cho mọi người biết ta đây đang niệm Phật, đó là tu Tướng.

Ngoài ra trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Đức Lục Tổ còn giải về Vô Niệm như sau: “Sao gọi là Vô Niệm ? Nếu thấy các Pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là Vô Niệm.” Tu “Vô Niệm” .như Ngài dạy, nghĩa là thấy nghe tất cả mà không dính mắc tất cả.

Đức Lục Tổ giải thích: “Nầy Thiện tri thức ! Người mê miệng tụng chính khi tụng mà có vọng quấy”. Giống như chúng ta hiện nay, chính trong lúc đang tụng mà đã có vọng tưởng, có những niệm sai quấy.

“Nầy Thiện tri thức ! người mê miệng nói, người trí tâm hành”. Người mê chỉ nói suông ngoài miệng, còn người trí hành ở trong tâm. Người mê đi đâu cũng nói Bát Nhã, cũng tụng làu làu Bát Nhã ở ngoài miệng, còn người trí không nói một câu Bát Nhã nào nhưng gặp duyên, gặp cảnh thì không chạy theo, như thế trong hai người, người nào tu thật ? Một người gặp việc gì cũng nói đó là không, là hư dối, không thật, chỉ nói suông thôi, nhưng tâm vẫn duyên theo; còn một người hằng thấy, hằng biết, tâm không duyên với cảnh thì đó gọi là hành trong tâm. Thế nên tụng ở ngoài miệng với hành trong tâm là hai việc khác nhau.

Hiện nay, đa số người tu chúng ta thích tụng ngoài miệng hơn hành trong tâm, phải không ? Kinh nào cũng thuộc làu…rồi lấy đó làm sự nghiệp ! Tụng cho mình, tụng luôn cả cho người, độ người cũng bằng tụng, như vậy cho là tu Bát Nhã ! Vì thế chúng ta phải hiểu rõ: Tinh thần của đạo Phật là tỉnh giác, tỉnh giác cái chân thật của chính mình. Nghe Kinh để biết điều đúng sai, tà chánh, bỏ những cái sai, cái tà, trở về cái chánh, cái đúng như thế mới là học Đạo, chớ không phải chúng ta học thuộc lòng để nói nhiều, tụng nhiều, căn bản là chúng ta phải hành trong tâm, thế mới gọi là người trí biết tu.

Trong Kinh KIM CANG, đoạn 26 ÂM: Pháp Thân Phi Tướng có những câu:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thanh cầu ngã,

Thị nhân hành tà đạo,

Bất năng kiến Như lai.

(Nếu do sắc thấy ta,

Do âm thanh cầu ta,

Người ấy hành đạo tà.

Không thể thấy Như lai).

Vì cả hai sắc tướng và âm thanh là tướng sanh diệt, nếu dùng cái sanh diệt mà cầu Phật, đó là đạo tà, không thể thấy được pháp thân.

Sau đây chúng tôi xin dựa vào Kinh sách, để chúng ta có khái niệm về ý nghĩa của sự Niệm Phật.

Đức Thầy xác nhận trong quyển 4, Giác Mê Tâm Kệ.

Mõ chuông bày đọc tụng ó la,

Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý.

Hoặc:

Đến chừng có ốm có đau,

Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho.

(Q.1, Khuyên người đời tu niệm)

          Theo Hán Việt Từ Điển:

NIỆM:- Nhớ nghĩ – Đọc ngầm ngầm.

Nghĩ nhớ đến luôn.

          Niệm niệm bất vọng- Nghĩ nhớ luôn không quên.

Niệm Phật- Đọc lầm thầm hiệu Phật: Nam Mô A Di Đà Phật.

          NIỆM. Trong Phật Học Từ Điển. Chữ Niệm dùng về hai nghĩa, động từ (verbe) và danh từ (nom).

Động từ, như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Công đức cha mẹ. Tức nhớ tưởng đến…

Danh từ, như: Nhứt niệm, thập niệm...Tức là một tư tưởng, một lúc nhớ tưởng.

          Những vị tu trì Tịnh Độ, trong khi niệm Phật A Di Đà, thì tâm tưởng đến Ngài, miệng lầm thầm danh hiệu Ngài và tay ấn vào từng hạt chuỗi (Niệm châu).

          Mỗi ngày, ít ra niệm 10 lần danh hiệu Phật A Di Đà, thì khi thác, thế nào hành giả cũng được vãng sanh Cực lạc Thế Giái (Mỗi nhựt thập thinh niệm…).

          Trong khi mình niệm Phật, cái tâm đừng cho xao lảng, đừng nhớ đến việc chi khác (Nhứt tâm niệm Phật).

          Bất kỳ ngày giờ nào cũng niệm Phật (niệm niệm), trừ khi ăn uống và tiểu tiện đại tiện, như vậy niệm Phật tức là chánh niệm, chánh định, niệm Phật tam muội đó.

          Điều nầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy:

Muốn niệm Phật chẳng cần sớm tối,

Ghi vào lòng sáu chữ Di Đà.

Thì hiền lương quên mất điều tà,

Đặng hạnh phúc nhờ lòng cố gắng.

(Q.4, Giác Mê Tâm Kệ)

Bực đắc phép niệm Phật Tam Muội thì hoặc quán tưởng tướng hảo của Phật, hoặc chú tâm mà quán tưởng cái Pháp tức là cái Pháp thân Thiệt tướng của Phật, hoặc chú hết cái tâm mà xưng danh hiệu của Phật.

Niệm cũng là Chánh Niệm, con đường thứ bảy trong Bát Chánh Đạo.

Trong quyển A Di Đà Kinh, có chép rằng: Ở cõi Cực Lạc, ngày đêm sáu thời, có chẳng biết bao nhiêu loài chim tốt đẹp lạ lùng ca ngâm những bài thuyết pháp, như giảng về ngũ căn, ngũ lục, bảy phầm Bồ đề và tám đường Thánh Đạo. Chúng sanh ỏ cõi ấy, nghe tiếng chim kêu, bèn đem lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Theo “Vô lượng Thọ Kinh”, trong 48 điều nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, điều 18 có nói rằng: Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh 10 phương chí tâm tín lạc, muốn sanh về nước tôi, cho đến 10 niệm mà chẳng sanh, tôi xin chẳng giữ lấy ngôi Chánh giác. Chỉ trừ ra kẻ phạm năm tội nghịch, kẻ gièm chê Chánh Pháp.

          Tiếp theo là những yếu lý về Niệm Phật trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

Nam mô, mô Phật từ bi,

Miệng thì niệm Phật lòng thì tà gian.

Đừng khi nhà lá một căn,

Mà biết niệm Phật sau bằng bạc muôn.

Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian.

(Q.1, Khuyên Đời Người Tu Niệm)

Lòng yêu dân chẳng nệ vắn dài,

Cho bổn đạo giải khuây niệm Phật.

Ở Tây Phương chư Phật ngóng trông,

Chờ bá tánh rủ nhau niệm Phật.

(Q.2, Kệ Dân Của Người Khùng)

Thương đời hết dạ cần lo,

Chẳng lo niệm Phật nhỏ to làm gì.

Tuy nghèo dùng đỡ cháo rau,

Bền lòng niệm Phật ngày sau thanh nhàn.

(Q.3, Sám Giảng)

Nếu như ai có chí làm lành,

Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc.

Ao sen báu Tây Phương đua nở,

Chờ chúng sanh niêm Phật chí tâm.

...

Tu cầu trăm họ hiền lương,

Đồng thinh niệm Phật tai ương chẳng còn.

(Q.5, Khuyến Thiện).

… “nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiến chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng”. (Q.6, Cách Thờ Phượng)

NIỆM PHẬT

“Cúng xong muốn niệm Phật cũng được. Ngồi bán già thẳng lưng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.

Hay niệm: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật.

(Niệm Phật nhiều ít tùy theo sức mình, lúc cầu nguyện và niệm Phật chỉ niệm trong tâm).

          Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi, đứng, nằm, ngồi, rán niệm chớ quên, không đợi gì thời khắc.

          Người góp nhặt Đề tài nầy Kính cầu mong chư quí đồng Đạo mở rộng Nhân duyên phát tâm niệm Phật theo lời dạy của Đức Thầy:“Chỉ niệm Phật trong tâm”. Đó là niềm an lạc của người viết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Hàn Hạ Ngu Trương Văn Thạo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 201612:15 CH(Xem: 19246)
Ngô Tấn Nghĩa. Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Ba 201610:45 SA(Xem: 13330)
Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
06 Tháng Chín 20158:51 CH(Xem: 22295)
Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết.
29 Tháng Tám 20157:05 SA(Xem: 24725)
Rằm tháng bảy lễ vu lan Dâng hoa Tam Bảo thắp nhang nguyện cầu Nguyện xin oai Phật nhiệm mầu Ta bà độ bớt âu sầu bất an
26 Tháng Tám 20159:38 CH(Xem: 19151)
Phụ mẫu ơn dày sánh đại thiên Noi gương đức cả Mục Kiền Liên Đền ơn dưỡng dục khi còn sống Đáp nghĩa sanh thành lúc mãn duyên
26 Tháng Tám 20159:25 CH(Xem: 21560)
Đón lễ Vu Lan đốt nén hương Thành tâm kính bái Phật mười phương Từ bi giáo hóa người mê tối Bác ái khuyên răn kẻ lạc đường
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 22001)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
12 Tháng Bảy 201511:09 CH(Xem: 20212)
Mừng ngày chánh pháp được khai thông, Rãi khắp ban truyền thỏa ước mong. Chỉ dẫn chúng sanh về cõi giác, Gọi kêu bá tánh vẹn non sông.
12 Tháng Bảy 201510:19 CH(Xem: 20609)
Dạt dào như nước chảy xuôi dòng, Phật xuống thế gian niềm ước mong. Truyền đạt cho đời điều quý trọng, Tám Điều Răn Cấm rán hành xong.
09 Tháng Bảy 20159:03 SA(Xem: 19500)
Hằng năm vào ngày 18 tháng 5, người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài nước, ở tầng lớp xã hội nào cũng đều trân trọng, vui mừng tưởng nhớ Đại Lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hoà Hảo, một nền đạo Dân tộc quy nguyên Phật pháp