VIII. TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ

17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 10624)
VIII. TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ

Dứt mê tâm dứt điều hờn ghét,
Rán cần chuyên niệm Phật làm lành.
Thường trau-giồi
chí-hướng cao thanh,
Cho khỏi thẹn
con lành Phật-Giáo.

Lời Đức Huỳnh Giáo Chủ


Trích - Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH

 

 

Sự lễ bái không đủ cho ta tỏ ra một tín-đồ chân thành của đạo Phật được. Tai sao vậy?

Vì Đức Phật chẳng bao giờ ngỏ ý rằng "các người hãy lạy thờ ta cho nhiều rồi ta sẽ độ giúp các người" mà trái lại, Ngài dạy rằng: "Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình". Thiệt-hành theo giáo-lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng-dẫn và ủng-hộ vậy.

Ta hãy đem đức-tin trong sạch mà thờ kỉnh Phật và hãy đem lòng lànhhành-động y theo lời phán dạy của Phật.

Nếu ta cứ đem đức-tin thờ-phượng tôn-giáo bằng cách sai-lầm thì rất có hại cho đời mạng của ta. Như vậy chỉ tỏ ra một người rất mê-tín (mặc dầu đạo của ta thờ là một đạo rất chánh đáng).

 

Vậy đồng thời với Đức Tin là Lòng Lành phải để cho nó đi cặp luôn luôn.

Có Đức Tin (tin về thần quyền) mà thiếu Lòng Lành thì rất dễ bị tà-thần cám dỗ, bọn tăng-đồ lợi-dưỡng gạt-lường. Bởi những kẻ ấy thường bày ra cúng-kiếng để chuộc tội hoặc bắt buộc ta thờ-kính một cách phiền-phức làm cho lòng u-tối của ta càng ngày càng u-tối thêm.

Còn có lòng lànhthiếu đức tin vào công việc từ-thiện của mình thì lòng lành ấy thường hay thối chuyển vậy.

Vậy đồng thời với đức tin và lòng trí lành phải đi cặp luôn luôn. 

Có đức tin và lòng lành rồi thì dùng trí-huệ bình-đoán cái đạo của ta đang học hay sẽ học một cách xác-thực, tìm hiểu cho rõ-ràng cái mục-đích ấy, như thế mới mong thoát khỏi tà kiến gạt-gẫm ta đem đức tin, lòng lành cống hiến vào chỗ thấp hèn hay một ông thầy mê dốt.

Người học Đạo muốn mở-mang trí-huệ cần phải tìm phương-pháp diệt cái vô-minh (tối-tăm ngu-muội).

Muốn diệt cái vô-minh trước phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập con đường rõ-ràng, duy nhất của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịch, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở-mang vậy.

Người có tâm nếu không tập suy-gẫm cho mở trí thì hay dễ bị lường gạt.

Người có trí vô tâm thì hay xảo trá. Nên trí và tâm người học Đạo cần tìm cách làm cho nó được phát-triển cả hai để lấy tâm làm chủ trì mọi việc, lấy tríphán xét mọi việc trước khi ta sắp đưa cho tâm chủ trì. Được như thế chắc-chắn ta học Đạo mau thành công đắc quả.

Đừng thấy ai theo mối Đạo nào đông-đảo rồi ta cũng vội theo Đạo ấy mà lúc đó ta chưa hiểu giáo-lý ấy như thế nào.

Cũng đừng thấy người ta thờ Phật rồi vội-vã lập bàn thờ Phật, mà chưa hiểu ông Phật thể nào và tại sao phải thờ kính Đức Phật. Nếu tu như thế, thờ Phật như thế, thì càng tu càng thờ bao nhiêu càng tỏ ra cho thiên-hạ thấy rõ ta mê-tín bấy nhiêu. Đó cũng là cái đích để cho người vô Đạo nhắm đó mà bài-bác, nhạo chê hủy-báng và cũng rất uổng cho cái công-trình thành-kính lễ-bái của ta vậy.

Cho được tránh những điều ấy, trước khi thờ, học Đạo nào, hay theo ông thầy nào, ta hãy suy-gẫm phán-đoán kỹ-càng; chừng hiểu biết rõ-ràng ta sẽ hành theo Đạo ấy, Thầy ấy. Chẳng được như vậy, dầu mình theo Đạo rất chánh đáng, ông Thầy rất thông minh cũng chẳng có ích chi cho mình cả.

Sự đầu tiên của người hành Đạo là cốt sửa những tư-tưởng, tìm cách đánh đổ tư-tưởng xấu-xa, đem thay vào những tư-tưởng ôn-hòa, đạo-đức.

Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 2014(Xem: 9168)
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 19285)
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20598)