- Muc Luc
- Vài Nét Về Đức Huỳnh Giáo Chủ
- 1. Vị Trí Địa Dư
- 2. Nguồn Gốc
- 3. Số Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo
- 4. Đặc Tính Phật Giáo Hòa Hảo
- 5. Sự Thờ Phượng Của Phật Giáo Hòa Hảo
- 6. Cờ Đạo, Huy Hiệu
- 7. Thánh Địa
- 8. Hệ Thống Tổ Chức
- 9. Sinh Hoạt
- 10. Trong Cộng Đồng Phật Giáo Thế Giới
- 11. Phụ Bản: Hệ Thống Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo
Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng từ năm 1939. Lúc đó là thời kỳ việt Nam lệ thuộc nước Pháp, nên người Pháp nhiều lần đàn áp và ngăn chận sự truyền đạo của đức Huỳnh Giáo Chủ.
Đến khi quân đội Nhựt tiến chiếm đông Dương, nhà cầm quyền Nhựt tỏ ý muốn giúp đở các đoàn thể quốc gia và tôn giáo để đòi lai chủ quyền trong tay người Pháp.
Do đó, vào năm 1942, Đức Huỳnh Giáo Chủ dược quân đội Nhựt giải thoát khỏi tình trạng biệt xứ tại Bạc Liêu, và đưa Ngài về Saigon.
Đức Huỳnh Giáo Chủ tuy cám ơn người Nhựt đã giải thoát mình, nhưng vẫn một mặt đòi hỏi chánh phủ Nhựt hãy thật sự giao trả chủ quyền Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.
Năm 1945, đoàn thể PGHH tổ chức kháng chiến chống Pháp, và sau đó chống chế độ độc tài khủng bố do cộng sản Việt Minh chủ trương. Sau khi hiệp định GƠ Neo ký kết, ông Ngô Đình diệm chấp chánh quyền hành tại Việt Nam, và dưới chế độ gia đình trị này, Phật Giáo Hòa Hảo cũng lại bị đàn áp, không được tự do sanh hoạt.
Chỉ sau khi chế đỗ này bị lật đổ ngày 1-11-1963, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo mới có thời cơ để tổ chức lại hàng ngũ tín dồ và hệ thống quản trị.
Cuộc tiến chiếm miền Nam năm 1975 bởi cộng sản Bắc Việt lại làm cho Phật Giáo Hòa Hảo phải thêm một lần nữa, chịu một thời kỳ bị đàn áp đen tối. Cũng như các tôn giáo khác ở Việt nam, tín đồ PGHH đang phải trực diện với một chánh sách bài trừ tôn giáo. Cộng sản Bắc Việt đã tịch thâu các cơ sở của Đạo, và giam cầm các cấp lãnh đạo trị sự Phật Gaió Hòa Hảo.
Trong sinh hoạt bình thường, trọng tâm công tác của Giáo Hội PGHH nhắm vào 2 mục tiêu chính. Thứ nhứt là phổ truyền giáo lý trong và ngoài nước. Thứ hai, thực hiện các công tác xã hội, văn hóa, cứu trợ và bố thí.
Công tác phổ truyền giáo lý dược xem như món ăn tinh thần để bồi dưỡng và phát huy đạo dức trong xã hội và cải tạo con người, đồng thời các công tác xã hội văn hóa nhằm tác dụng nâng cao đời sống của chúng sanh, trong một xã hội đang tiến bộ theo trào lưu của thế kỷ 20 hiện nay.
Trong công thức Học Phật Tu Nhân, trên 2 triệu người tín đồ PGHH cư sĩ tại gia đồng thời với sự tu sửa thân tâm, lại còn đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Hơn thế, khi quốc gia hữu sự, tín dồ PGHH sẳn sàn hiến dâng đời sống hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
Mỗi năm đặc biệt trong ngày đại lễ Kỹ Niệm Khai Sáng Mối Đạo vào 18 tháng 5 Âm lịch, các sự kiện trên đây dược thể hiện trong tổ chức đại lễ nơi Thánh địa Hòa Hảo và ở khắp vùng Hậu giang.
Gửi ý kiến của bạn