Tác Phẩm Bửu Sơn Kỳ Hương Từ Ông Nguyễn Văn Thới Trở Về Trước

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 17266)
Tác Phẩm Bửu Sơn Kỳ Hương Từ Ông Nguyễn Văn Thới Trở Về Trước

 

Bình sinh, Đức Phật Thầy chú trọng giáo pháp vô vi của Đức Phật, Ngài không chấp nhận những tạo tác mang tính chất hữu vi. Cả đến ngôi mộ của Ngài sau này, Ngài cũng di giáo không cho đắp nấm. Bởi lẽ ấy mà cũng giống như Đức Phật Tổ, Phật Thầy chỉ thuyết giảng phật pháp cho đại chúng nghe chớ không thấy một bổn kinh nào để lại có chứng tích là do chính tay Ngài viết.

 

Một số Kinh Sám hiện không bị thất truyền là nhờ môn đệ của Phật Thầy chép lại sau khi họ được nghe Ngài diễn giảng, hoặc được lịnh của Ngài bảo viết, hoặc họ ghi nhận, góp nhặt những ý kiến , tư tưởng của Ngài để viết ra.

 

Ngày nay đi tìm các bản Sấm truyền Kinh kệ Bửu Sơn Kỳ Hương xuất phát từ thời Phật Thầy cùng đi du hóa với các đại đệ tử của Ngài, thật là quá khó khăn ít ỏi.

 

Về Hán văn, chúng ta có thể kể bài Tứ Bửu linh tự, bài Đạt đạo ngao du, bài Bát nhẫn, còn về chữ Nôm thì có kinh Giác Mê, Thập thủ liên hườn thi và mới đây nhất, quyển Sấm truyền vừa tìm ra được tại Tòng Sơn, đã làm giàu thêm cho phần kinh sách chữ Nôm của tông phái.

 

Riêng về một số tác phẩm khác, cũng xuất phát từ căn cội Bửu Sơn Kỳ Hương, nhưng không do Phật Thầy cùng các đệ tử Ngài, chúng ta có thể kể được những bản hiện đang lưu hành.

 

Sám Giảng người đời, gồm 11 quyển không có nhan đề riêng từ quyển, cũng gọi là Giảng 11 hồi, của Ông Sư Vãi Bán Khoai.

 

Cửu Khúc kiểng tiên, gồm 9 quyển, cũng gọi là Giảng Chín Bổn, của Ông Nguyễn Văn Thới, tục gọi Ông Ba Thới, Chín bổn đó là:

 

1). Kim Cổ kỳ quan (văn thất bát)

 

2). Giác mê (văn song thất lục bát, kệ, thất ngôn bát cú và lục bát). Quyển này có một lối văn siêu thoát, không giống lối văn các bổn kia. Tương truyền rằng của thời Đức Phật Thầy du hóa, về sau được ông Ba Thới sao chép lại, ghép chung vào các bổn của ông.

 

3). Cáo thị (văn vè, lối vãn tư, có lúc thất ngôn, lục bát, thất bát)

 

4). Vân tiên (văn lục bát. Trong đó có quyển Thiện Từ, lục bát, và quyển Cổ Vãng Kim Lai, thất ngôn trường thiên).

 

5). Ngồi buồn (văn lục bát)

 

6). Ngọc hải Quỳnh Lâm, cũng gọi Bổn tuồng (văn hát bội, có giáo đầu, vẵn viết, hựu viết, loạn viết).

 

7). Thừa nhàn (văn lục bát).

 

8). Tiền Giang (văn lục bát, có phụ phần thất ngôn, biến thể).

 

9). Kiểng tiên (văn thất ngôn, thất bát).

 

Bởi chúng tôi không có bản Nôm do chính tay Ông Ba Thới viết, mà chỉ tham khảo theo hai bản quốc ngữ, chắc chắn là in sai rất nhiều, nhất là sự sắp đặt đoạn mạch hết sức lôi thôi, cho nên sự phân chia làm Chín Bổn như trên chưa hẳn là đúng. Có người cho rằng hai quyển Giác Mê Kim cổ kỳ quan là của Phật Thầy hoặc do các đại đệ tử Ngài, mà thật sự Cửu khúc của ông Ba phải kể là: Cáo thị, Vân Tiên, Thiện từ, Cổ Vãng kim lai, Ngồi buồn, Bổn tuồng, Thừa nhàn, Tiền Giang và Kiểng tiên. Điều này chưa có gì làm bằng chứng để xác nhận. Vậy xin đánh dấu tồn ghi (?).

 

Kiểm bài 9-2-2012


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn