3-Giải-thích về Thượng-Nguơn và Xã-hội Tân Xuân-Thu

18 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 24042)
3-Giải-thích về Thượng-Nguơn và Xã-hội Tân Xuân-Thu


Ông Hồ-hữu-Tường cho biết rằng: “Cuối trận chiến tranh thứ ba hầu khắp quả địa cầu đều bị tàn phá. Các đô thị lớn đã biến thành những đống gạch ngói ngổn-ngang bắn ra những tia quang-tuyến của nguyên-tử-lực cho đến cỏ cũng không mọc được. Đó là kết quả của nguyên-tử. Đâu đâu, đầy xác chết bốc ra muôn ngàn loại vi-trùng đang nghễu-nghến tìm nạn nhân. Đó là kết quả chiến-tranh vi-trùng. Thành thị thì như thế. Còn thôn quê thì chỉ còn có một thứ cỏ dại mới khởi sự mọc le the bởi cái lẽ dễ hiểu rằng: khi làn nước sôi tràn lụt qua một lượt, thì cỏ cây thảy chết sạch hột giống thảy luộc chín tất cả. Loài người cũng chết sạch. Có ai sống sót khỏi nạn nước sôi cũng bị nạn đói, bởi còn cái gì đâu mà ăn? Riêng có vùng nhiệt-đới thì cỏ cây còn thạnh-mậu, các giống mễ cốc hãy còn sót lại. Nhưng ở nơi khác từ mấy năm, người chết gần hết, ai mà trồng trọt, nên phần đông đã trở nên hoang-vu”.

Chính nhờ ở vào vị-trí của miền Xích-Đạo mà nước Việt-Nam cũng như Miến-điện, Xiêm-la và miền Nam nước Tàu “thoát được cái nạn tàn phá của trận lụt khổng lồ ấy. Lại là xứ sản-xuất rất nhiều lúa ăn.Có bà con tản cư đến thêm gấp đôi dân số, nghĩa là đến hai trăm triệu người cũng có thể nuôi được”.

Vốn là một khu “phi chiến”, cho nên nước Việt-Nam sau này sẽ “bất chiến tự nhiên thành” đúng như Sấm Trạng-trình đã tiên-tri, mà ông Hồ-hữu-Tường ví sự “bất chiến tự nhiên thành” ấy như miếng võ-thuật “Hầu tử xuất động”. Nước Việt-Nam yếu-ớt cũng như con khỉ trong hang không làm gì chống lại nổi cọp, beo, lang, gấu , rắn, thế mà biết len-lỏi, chờ cho các nước mạnh như cọp, beo, lang, gấu kia chỏan nhau cho đến sụm hết, đúng với lời Sấm “Mã đề dương cước anh hùng tận”, rồi xuất động thì làm gì chẳng làm chúa.

Đó là nhờ vị-trí “phi chiến” của nó mà sau này nó trở nên một nước dẫn đầu thế-giới.

Nếu thế thì nước Việt-Nam chẳng có gì tốt đẹp, vẫn giữ cái cảnh-tượng điêu-tàn cỏ khô đồng cháy, hoang-vu như thế sao?

Ông Tường cũng tin rằng thế giới sẽ bước qua thời-kỳ Thượng-Nguơn, nghĩa là vô cùng tốt đẹp, khí-hậu ôn hòa như trong Sấm Giảng đã nói. Nhưng làm thế nào thế-giới biến hình, thay đổi khí-hậu và trở nên một xã-hội Tân Xuân-thu, nghĩa là trong một năm chỉ có hai mùa ấm và mát?

Sự biến đổi ấy, ông Tường cũng qui cho kết-quả của bom nguyên-tử mà ra.

 

Ông Tường giải-thích như thế này: bom nguyên-tử mà Nga và Mỹ đem ra dùng sau này sẽ còn mãnh-liệt gấp trăm, ngàn lần thứ bom nguyên-tử đã dội xuống nước Nhựt. Sức nổ của nó, nếu không làm núi tan đất vỡ thì cũng làm quả địa-cầu, vì chịu không nổi mà xê-dịch vị-trí đi. Nó sẽ từ vị-trí hiện-hữu mà xê-dịch qua một vị-trí khác. Do sự xê-dịch ấy, quả địa-cầu ở vào một vị-trí một năm chỉ có hai mùa: Xuân và Thu, khí trời quanh năm rất ấm-áp mát-mẻ, còn ban đêm thì luôn luôn có mặt trăng mọc, sáng cả đêm này qua đêm khác, không hề sai chạy. Cái thế-giới đó, ông Tường gọi là thế-giới Xuân Thu.

 

Đã đổi vị-trí như thế, đã thay đổi mùa tiết ngày đêm như thế, không nói ai cũng biết: chịu ảnh-hưởng của khí-hậu ôn nhu như thế, từ loài khoáng-vật, đến thực-vật cũng như động-vật, thế-giới sau này sẽ vô cùng đẹp đẽ. Cây cối hẳn tốt tươi, đất đai hẳn thích-hợp cho các loài cây quí báu thì con người hẳn cũng đẹp-đẽ và thông-minh tiến-hóa hơn nhiều.

 

Ông Tường cho rằng cái xã-hội sau này sẽ tột bực văn-minh, thái-bình muôn thuở, con người sẽ tài trí phi thường. Nếu đem sánh với thời-kỳ Hạ-Nguơn này thì cách biệt không biết bao xa.

 

Cứ lấy theo thiên-văn-học mà xét thì ông Tường thấy rằng: quả địa-cầu chúng ta đương chuyển từ cung con cá qua cung con cừu, trong mười hai Thiên-cung (Zodiaque). Hiện nay chúng ta còn ở trong cung con cá, một cung mà người đời có tâm-trạng như con cá, hễ gặp nhau là đá,cắn nhau. Bởi thế, ở vào thời-kỳ này, nhơn loại xô đẩy nhau vào con đường chiến-tranh không dứt, tương tàn tương sát. Cung con cá biểu-thị thời-kỳ Hạ-Nguơn. Trái lại, cung con cừu biểu-thị thời-kỳ Thượng-Nguơn, một thời-kỳ con người thông-minh tiến-hóa cao siêu nhứt trong các thời-kỳ. Ông Tường gọi là thời-kỳ của hạng minh-triết. Chẳng những con người trí-hóa thông-minh mà xã-hội lại thạnh-trị dân chúng đâu đâu cũng an-cư lạc-nghiệp. Các nước rất tương thân tương ái cho nên thế-giới trải qua một thời-kỳ thái-bình cả muôn năm, giống như đời Nghiêu-Thuấn.

 

Đó là cả quan-niệm của ông Hồ-hữu-Tường về vấn đề Tận-thế và sự xây dựng cõi đời Thượng-Nguơn mà ông gọi là xã-hội Xuân Thu, quan-niệm dựa theo khoa-học để giải thích Sấm-Giảng.

Như chúng tôi đã nói: ông Tường vì vướng phải chủ-nghĩa hoài-nghi mà ông mãi tắc-tị, không tiến đến đâu.

 

Ông Tường nói rằng: Sau trận giặc thứ ba các nước ở miền tiếp cận với Bắc-cực và Nam-cực điều bị nạn lụt nước sôi và sức nổ chuyền của bom nguyên-tử mà tiêu tàn đến cây cỏ cũng không mọc. Trong tình trạng hoang-vu như thế, nước Việt-Nam nhờ ở khu-vực phi-chiến mà tồn-tại, phỏng làm gì với nhân-lực mà xây dựng cõi đời Thượng-Nguơn?

Nếu thế thì cõi đời Thượng-Nguơn cũng vẫn là cõi thế-giới cũ-kỹ này thì thấy gì phân-biệt Thượng-Nguơn với Hạ-Nguơn. Còn mong rằng bom nguyên-tử sẽ làm xê-dịch vị-trí của quả địa-cầu và nhờ đổi vị-trí ấy mà thế-giới sau này sẽ đổi mùa tiết, nhưng lỡ như sức nổ chuyền của bom nguyên-tử không hãm lại được, nó cứ nổ chuyền mãi phỏng quả địa-cầucó bị cháy thiêu, loài người có bị chết luộc vì nạn lụt nước sôi chăng?

Nhưng thật ra Tận-Thế có đúng như các nhà khoa-học, bác-học đã nghiên-cứu không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn