4- “CỬA TRƯỜNG SANH BẤT DIỆT” ĐÃ GẶP NẼO

25 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8597)
4- “CỬA TRƯỜNG SANH BẤT DIỆT” ĐÃ GẶP NẼO
 

Qua những bài: “Giữ Vững Đức Tin”, “Nguồn Gốc Đạo PGHH & Những Thời Kỳ Phổ Hóa”, và “Tóm Lược Về Giáo Lý Đạo PGHH” đã giới thiệu đến chúng ta về thân thế của Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng những nhân duyên mà Ngài khai sáng đạo, giáo hóa chúng sanh, về nguồn gốc đạo PGHH, cùng những căn bản trong Phật Pháp mà Ngài để lại cho đời, cho chúng ta. Và như Ngài cho biết: “Ngày nay đã tỉnh ngộ qui y cùng Phật-pháp. Như vậy cửa trường-sanh bất diệt các trò đã gặp nẽo. Tuy nhiên, Ngài cũng cho biết: các trò tuy lòng mộ Đạo, chớ chưa hiểu rành nẻo bước đường đi.” Cho nên, việc làm thế nào để hiểu rõ và hành đúng theo giáo pháp là điều chúng ta cần nhận rõ, để tự tìm ra lối giải thoát cho bản thân.

 

Trong bài nầy mong giới thiệu “Lời Khuyên Bổn Đạo”, là những cô động, xúc tích mà Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy về vô ngã, về luân hồi sanh tử, về nghiệp báo, về ý nghĩa của việc quy y, cúng lạy, gìn giữ giới luật, về tam nghiệp, cùng những việc nên làm… Mong hãy đọc qua để hiểu rõ những điều ấy, hầu giúp chúng ta thêm vững đức tin và vững bước đi trên con đường tu học.

1- Về việc qui y, Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết: “Hãy tạm xét chữ qui y cho thấu đáo: Qui là về, mà về đâu? Về cửa Phật. Y có nghĩa là vâng lời theo khuôn-mẫu. Vậy qui y đầu Phật là nương nhờ cửa Phậtlàm y theo lời Phật dạy

 

2- Về lý vô ngã, Ngài chỉ dạy: “…ấy cũng tại sự mê lầm của lục căn mà say đắm lục trần; ý-thức lầm-lạc ấy khiến các trò nhận lấy cái thân ô-trược nầy là thật... Nào hay thân vô thường tạm mượn do tứ đại hiệp thành.

 

3- Về luân hồi sanh tử, Ngài cô động:…các trò còn ở trong biển mê sông khổ, thường bị những chướng-nghiệp nhiều đời mà làm cho linh-hồn chìm đắm trong ba cõi sáu đường, xuống xuống lên lên, luân-hồi chuyển kiếp

 

4- Về nghiệp báo, Ngài cho biết: “…còn tội-chướng thì linh-hồn phải chịu luân chuyển báo đền.

 

5- Về việc cúng lạy, gìn giữ giới luật, Ngài khuyên: “Cần nhứt ở chỗ giữ giới-luật hằng ngày. Còn sự lễ bái điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc-nhở các trò nhớ phận sự mà làm.

 

6- Về tam nghiệp, Ngài cũng chỉ dạy rõ: “Thầy xét trong tam nghiệp, các trò còn mang nặng lắm. Trong đường tu, nương theo tam nghiệp, thì khổ não lắm. Chúng-sanh tịnh được tam nghiệp mới mong về cõi Phật.

 

7- Trong việc hành trì, Ngài cho biết: “Hãy lấy gươm trí-huệ mà dọn sạch ma lòng, hãy lấy lòng khoan-dung mà đối-đãi lẫn nhau, hãy lấy lòng bác-ái nhân-đạo mà cư-xử với mọi người. Cần hiểu cái lý vô ngã của nhà Phật. Hãy rán sức thi hành sẽ có Thầy ủng-hộ.”

Với bao kiếp, chúng ta đã lặn hụp trong biển mê sông khổ, không tìm ra lối thoát. Nay gặp được Phật pháp và qui y, thì chúng ta, ít nhiều gì cũng nhận ra được lối thoát cho bản thân. Với lý vô ngã, giúp nhận rõ: thân của chúng ta, là điều mà chúng ta trân quý-dung dưỡng-bảo vệ, đến tình thân luyến ái, lợi danh, quyền tước, thiệt hơn, oán hờn, chấp ngã, cùng tất cả vạn vật trong thế giới duy vật nầy, đều do duyên sanh, duyên diệt, bị chi phối bởi vô thường, và không gì vĩnh hằng thuộc về ta. Chỉ có cái thật có, đó là thần thức hay linh hồn của chúng ta sẽ tồn tại và chịu sự chi phối của nghiệp báo, từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nên khi hiểu được Phật pháp, nhận rõ được đâu là giả tạm, đâu là cái thật có, khi ấy chúng ta đã gặp nẽo.

 

Với những điều qua, cùng những điều Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy: về luân hồi chuyển kiếp, về thuyết vô ngã, về ý nghĩa của việc quy y, cúng lạy, gìn giữ giới luật…, mong mang đến những đức tin cho không riêng những ai gặp được giáo lý của Ngài, mà cho tất cả những ai, có duyên may, gặp được giáo lý Phật Pháp, như đã gặp được “cửa trường-sanh bất diệt… Mong tham khảo qua, “Lời Khuyên Bổn Đạo” của Đức Huỳnh Giáo Chủ, để nhận rõ từng ý, nhằm giúp chúng ta tìm ra lối giải thoát cho bản thân. Cầu xin Hồng Ân Tam Bảo hộ trì cho chúng sanh trong ba cõi sáu đường đồng gặp nẽo, để cùng đi đến giải thoát. 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Lời Khuyên Bổn-Đạo

(Đức Huỳnh Giáo Chủ)

Trong khi các trò còn ở trong biển mê sông khổ, thường bị những chướng-nghiệp nhiều đời mà làm cho linh-hồn chìm đắm trong ba cõi sáu đường, xuống xuống lên lên, luân-hồi chuyển kiếp, ấy cũng tại sự mê lầm của lục cănsay đắm lục trần; ý-thức lầm-lạc ấy khiến các trò nhận lấy cái thân ô-trược nấy là thật, cái cảnh phú-quí cùng cuộc tình duyên tồn tại vui say. Nào hay thân vô thường tạm mượn do tứ đại hiệp thành. Cuộc phú-quí tựa đám phù vân, cái sắc nước hương trời ấy của các trò có khác chi cành hoa sớm nở chiều tàn, không chi bền chắc, còn tội-chướng thì linh-hồn phải chịu luân chuyển báo đền.

Ngày nay đã tỉnh ngộ qui y cùng Phật-pháp. Như vậy cửa trường-sanh bất diệt các trò đã gặp nẽo, nương đèn trí-huệ, ly xuất phàm-trần, chán cảnh phồn hoa tìm nơi tịch tịnh. Nhưng các trò tuy lòng mộ Đạo, chớ chưa hiểu rành nẻo bước đường đi. Hãy tạm xét chữ qui y cho thấu đáo: Qui là về, mà về đâu? Về cửa PhậtY có nghĩa là vâng lời theo khuôn-mẫu.

Vậy qui y đầu Phật là nương nhờ cửa Phậtlàm y theo lời Phật dạy, Phật từ-thiện cách nào ta phải từ-thiện theo cách nấy, Phật tu cách nào đắc Đạo rồi dạy ta, ta cũng làm theo cách nấy. Thầy cảnh tỉnh giác-ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lờiCần nhứt ở chỗ giữ giới-luật hằng ngày. Còn sự lễ báiđiều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc-nhở các trò nhớ phận sự mà làm. Thầy xét trong tam nghiệp, các trò còn mang nặng lắm. Trong đường tu, nương theo tam nghiệp, thì khổ não lắm. Chúng-sanh tịnh được tam nghiệp mới mong về cõi Phật. Tam nghiệp là: Thân nghiệp, khầu nghiệp, ý nghiệp (đọc lại trong cuốn Khuyến-Thiện).

Nhưng Thầy xét lại khẩu nghiệp của các trò nặng-nề hơn hết. Hãy lấy gươm trí-huệ mà dọn sạch ma lòng, hãy lấy lòng khoan-dung mà đối-đãi lẫn nhau, hãy lấy lòng bác-ái nhân-đạo mà cư-xử với mọi người. Cần hiểu cái lý vô ngã của nhà Phật. Hãy rán sức thi hành sẽ có Thầy ủng-hộ,

KỆ RẰNG:

Đạo-pháp thường hay dung với hòa,
Xét người cho tột xét thân ta.
Nếu người rõ phận vui lòng thứ,
Ta thứ được người, người thứ ta.

Bạc-liêu, năm Nhâm-Ngũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 2014(Xem: 9214)
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 19315)
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20627)