TỰ TÁNH

18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 26655)
TỰ TÁNH

bong_hoa_049-content

 

 

TRƯƠNG VĂN THẠO

Hầu hết chúng sanh đều có căn lành tánh thiện. Nhưng do vô minh huân tập che khuất tự tánh lành, lại theo tà vọng lôi cuốn, hiệp với Ác Nghiệp: Tham lam, Sân nộ, Mê si mà che khuất đi Bổn Lai Diện Mục của mình.

Sách Thánh Đạo ghi trong Tam Tự,

Người mới sanh tánh thiện Trời dành.

Bởi lớn lên tập nhiễm lợi danh,

Nên tật xấu che mờ thiện tánh.

Thiếu giáo dục thiếu thêm đức hạnh,

Ta quyết lòng nhắc lại tánh xưa.

(Giác Mê Tâm Kệ,Quyển tư)

TỰ TÁNH: Bổn tánh, Thể tánh, bản chất của người, của vật, hoặc của mình. Muôn sự, muôn vật, tức là các pháp, đều là như huyển, như hoá, do sự giả hiệp, do nhơn duyên mà thành, cho nên người ta nói các pháp đều không có tự tánh.

Các pháp vốn có cái tánh chẳng biến đổi, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng có chẳng không, cái tánh chơn thật ấy chính là cái tự tánh, cái chơn như vậy.

Về tự tánh, ta có thể phân làm ba món:

1. Y tha khởi tự tánh: Nương với cái khác mà phát hiện ra. Như hữu hình nương với vô hình, sống nương với chết, hoặc nương với nhơn duyên hòa hiệp mà thành. Vốn không thiệt có, chẳng qua là phát hiện ra như huyễn, như hóa vậy thôi.

2. Thiên kế chấp tự tánh: Không rõ các pháp vì nương nhau, vì nhơn duyên hòa hiệp mà thành, người ta thấy bày ra, liền chấp cho là có thật.

3. Viên thành thật tự tánh: Thật ra thì các pháp có cái tự tánh tròn đầy, không thay đổi, không hạn lượng, không giả dối, thoát ra ngoài hai cái tự tánh trên, ấy là cái chơn tánh vậy.

Ví như người đau mắt, Trông ra hư không, thấy những hoa đốm. Vì đau mắt nên có hiện tượng như thế. Ấy là Y tha khởi tự tánh. Nhưng người đau mắt chẳng dè là mình đau mắt, nên nhận ra cái hiện tượng ấy là thật, bèn phân biệt ra nào là hoa đốm đỏ, hoa đốm xanh, hoa đốm vàng v.v. Ấy là thiên kế chấp tự tánh. Tới chừng có ai chỉ ra cho mình biết rằng sự thấy ấy chẳng thật, chỉ là nương theo bịnh mà có thôi, chớ nào có những tướng hoa đốm đỏ, xanh,vàng. Ấy là viên thành thật tự tánh.

Người ta thường nói : Tự tánh Di Đà bổn cụ,

Duy tâm Tịnh độ hiện thành.

Nghĩa là: Di Đà tự tánh mình vốn đủ.

Tịnh độ duy tâm mình hiện thành.

Tức là,bực chơn tu dưỡng cho cái tánh mình được chơn thật như tánh Phật Di Đà, thì tâm mình hiện thành cảnh Tịnh độ vậy.

Pháp Bảo Đàn Kinh : Thế nhơn chung nhựt khẩu niệm Bát nhã, bất thức tự tánh Bát nhã, du như thuyết thực , bất bão. (Người đời cả ngày miệng niệm câu Bát nhã (như Ma ha Bát nhã Ba la mật), mà chẳng biết Bát nhã là cái bổn tánh của mình, cũng như nói “ăn” mà không no, vì nói ăn mà không ăn thì làm sao mà no ?).

Tự tánh mê tức thị chúnh sanh,

Tự tánh giác tức thị Phật.

(Tánh mình mê thì mình là chúng sanh,

Tánh mình tỉnh thì mình là Phật) .

(Trích trong Phật Học Từ Diển)

Thấy Đạo lý chớ nào thấy tánh,

Cón ẩn nơi tim óc xác phàm.

(Giác Mê Tam Kệ)

Khó tìm cho gặp chủ nhơn ông,

Còn ẩn ánh nơi vòng sanh chúng.

Ai mê tâm nghe qua không phủng,

Rán suy tầm đặng mở tánh linh.

Lòng ngộ rồi chẳng đợi nhiều Kinh,

Thì cũng thấy Bổn lai Diện mục.

(Sa Đéc)

Vua Thái Tông hai lần nói đến việc “mượn đến phương pháp niệm Phật” cho ta thấy vua xem niệm Phật cũng là một phương tiện thiền định, bởi niệm Phật là gạn lọc tâm ý, diệt trừ ác nghiệp, phá trừ những chướng ngại tâm lý để làm hiển lộ bản tính mà cũng là Phật tính.

Bài Thơ của Tuệ Trung về Tịnh Độ cũng cho biết ông xem đức Phật A Di Đà là tự tâm của mỗi người, là pháp thân có mặt khắp nơi như ánh trăng có mặt trên mọi sóng của Đại dương vào một đêm thu lạnh:

Di Đà vốn thực pháp thân ta,

Nam, Bắc, Đông,Tây khắp chói lòa.

Trăng Thu ngự giữa trời cao rộng,

Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa.

(Tâm nội Di Đà tử mạ khu,

Đông, Tây, Nam, Bắc pháp thân chu.

Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt,

Sát hải trừng trừng dạ mạn thu ).

Trích (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận)

Đường đạo lý chớ nên chán nản,

Hãy bền lòng tầm Phật trong tâm.

Phật Tây Phương thiệt quá xa xăm,

Phải tìm kiếm ở trong não trí.

(Kệ Dân quyển 2)

Xưa Huệ Năng vì cầu Đạo phải giã gạo. Nhưng vì thân ốm không đạp nổi cho chày cất lên, Ngài phải cột thêm đá cho nặng mới giã được gạo. Chính việc làm vì Đạo quên mình của Ngài, Khiến cho người sau mổi khi đọc đến đều cảm động và chính Ngũ Tổ thầm khen “Vì Pháp mà quên mình đến thế ư ?”. Tổ hỏi :Gạo trắng chưa ? Huệ Năng thưa : Gạo trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng. Tổ mới lấy gậy gõ vào cối 3 cái rồi đi. Ngài hội được ý Tổ, đến khi trống canh ba liền lén vào Thất. Tổ lấy áo Cà Sa giăng chung quanh không cho người thấy. Rồi nói Kinh KIM CANG, đến câu “Ưng vô sở tru nhi sanh kỳ tâm”, ngay nơi lời nói đó Ngài liền đại ngộ thấy tất cả muôn Pháp chẳng lìa tự tánh, mới thưa Tổ rằng;

“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn Pháp”.

………

Bồ đề bổn tự tánh,

Khởi tâm tức thị vọng,

Tịnh tâm tại vọng trung,

Đản chánh vô Tam chướng.

Bồ đề là tự giác, cái giác đó ở đâu ? Vốn là tự tánh của mình. Cái giác vốn không phải cái gì xa, mà ngay nơi tự tánh của chúng ta, cho nên kiến tánh là thấy Bồ đề, là giác. Khởi tâm tức là vọng. Như vậy tự tánh hằng tri hằng giác là Bồ đề, vừa dấy niệm lên đó là vọng. Tâm tịnh ở trong vọng, chỉ ngay đó mà chánh lại thì không có ba chướng. Ba chướng là gì ? Là Nghiệp chướng, Phiền não chướng và Báo chướng.

Trích (Pháp Bảo Đàn Kinh)

Tâm sáng suốt như đài Nguyệt kiến,

Tánh trong như nước bích mùa xuân.

Nếu không tu chừng khổ cũng ưng,

Đừng có trách sao không chỉ bảo.

(Giác Mê Tâm Kệ)

Sự lễ bái không đủ cho ta tỏ ra là một tín đồ chân thành của Đạo Phật được. Tại sao vậy ?

Vì Đức Phật chẳng bao giờ ngỏ ý rằng : “các người hãy lạy thờ ta cho nhiều rồi ta sẽ độ giúp các người “ mà trái lại, Ngài dạy rằng : “các người nên hiểu biết phận sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh cùa mình”. Thiệt hành theo Giáo lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng dẫn và ủng hộ vậy.

Trích (Trong Việc Tu Thân Xử Kỷ)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 201612:15 CH(Xem: 19742)
Ngô Tấn Nghĩa. Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Ba 201610:45 SA(Xem: 13529)
Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
06 Tháng Chín 20158:51 CH(Xem: 22507)
Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết.
29 Tháng Tám 20157:05 SA(Xem: 24907)
Rằm tháng bảy lễ vu lan Dâng hoa Tam Bảo thắp nhang nguyện cầu Nguyện xin oai Phật nhiệm mầu Ta bà độ bớt âu sầu bất an
26 Tháng Tám 20159:38 CH(Xem: 19345)
Phụ mẫu ơn dày sánh đại thiên Noi gương đức cả Mục Kiền Liên Đền ơn dưỡng dục khi còn sống Đáp nghĩa sanh thành lúc mãn duyên
26 Tháng Tám 20159:25 CH(Xem: 21759)
Đón lễ Vu Lan đốt nén hương Thành tâm kính bái Phật mười phương Từ bi giáo hóa người mê tối Bác ái khuyên răn kẻ lạc đường
18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 26438)
Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 22204)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
12 Tháng Bảy 201511:09 CH(Xem: 20393)
Mừng ngày chánh pháp được khai thông, Rãi khắp ban truyền thỏa ước mong. Chỉ dẫn chúng sanh về cõi giác, Gọi kêu bá tánh vẹn non sông.
12 Tháng Bảy 201510:19 CH(Xem: 20794)
Dạt dào như nước chảy xuôi dòng, Phật xuống thế gian niềm ước mong. Truyền đạt cho đời điều quý trọng, Tám Điều Răn Cấm rán hành xong.