Về nhà ở (dương cơ), mồ mã (âm phần) rất giản dị, các hình “bác quái” trước nhà còn lại rất ít (5%).
Việc thiết lập giá thú cũng được đơn giản hóa, chỉ rất ít (10%) còn giữ đầy đủ lễ nghi nhưng quan trọng nhứt là ba lễ chánh (65%) : Vấn danh, Nạp lệ và Thân nghinh; nhiều vùng, chỉ còn lại hai lễ Vấn danh và Thân nghing (40%) hoặc chỉ còn lễ Thân nghing mà thôi (25%). Những cuộc tự tử vì “tình cảm” hay thoát ly gia đình vì vấn đề “môn đăng hộ đối” rất ít xảy ra (3%); vấn đề ly dị giữa vợ chồng lại càng ít xảy ra hơn (1,5%) (có đến 45% tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không biết gì về việc ly dị giữa vợ chồng). Hôn lễ không chịu ảnh hưởng của tôn giáo, chủ lễ là người có thẩm quyền trong gia đình hai họ mà không là đại diện tôn giáo.
Những hình thức lễ nghi để mừng tuổi cho trẻ sơ sinh cũng được hũy bỏ, ngoại trừ những người khá giả thường tổ chức : đầy cử, đầy tháng, đầy tuổi tôi … nhằm vui chơi, họp bạn hơn là vì tục lệ.
Cũng như hôn lễ, tang lễ trong vùng Phật Giáo Hòa Hảo không tạo sắc thái tôn giáo và cử hành rất giản dị.
Trong khi, những tục lệ : để tóc (40%), nhuộm răng ăn trầu (khoảng 30% đàn bà từ 40 tuổi trở lên và 08% đàn ông dùng món tiêu khiển nầy), hầu hết (90%) nam tín đồ đều hút thuốc và khoảng 5% phụ nữ cũng xử dụng thú tiêu khiển của đàn ông.
Về văn hóa, vùng Phật Giáo Hòa Hảo, những ngôn ngữ bình dân nhưng thân mật như anh em, đồng đạo, tín hữu thường được dùng và khắp thôn xóm bàng bạc những câu Sầm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Phật Giáo Hòa Hảo cũng có một nghệ thuật đặc biệt qua lối kiến trúc “Độc Giảng Đưởng, cổng chào, tự viện, hội quán … một sự tổng hợp nghệ thuật Trung Hoa với sự giản dị của nghệ thuật Việt Nam.
Tinh thần nho học và sự sùng bái tổ tiên còn đọng lại ở những vùng Phật Giáo Hòa Hảo. Những miếu thờ Thổ Công, Đình thờ Thần Thành Hoàng và thỉnh thoảng có những miếu thờ các đấng anh hùng dân tộc được Phật Giáo Hòa Hảo khuyến cáo bảo vệ.