- I. Phật Giáo Hòa-Hảo Trong Tiến Trình Đạo Phật
- II. Nhân Sinh Quan Phật-Giáo Hòa-Hảo
- III. Ngăn Ngừa Điều Ác
- IV. Phân Biện Chánh Tà
- V. Phát Triển Hạnh Lành
- VI. Luận Giải Về Tứ Ân Hiếu Nghĩa
- VII. Hành Sử Tứ Ân
- VIII. Phương Tiện Quân Sự
- IX. Phương Tiện Chánh Trị
- X. Lập Công Bồi Đức
- Phụ Lục - Trường Hợp Vắng Mặt Của Đức Thầy
Ta đừng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng làm ăn và tu hiền chơn chất, chẳng nên gây gổ lẫn nhau, hãy tha thứ tội lỗi cho nhau trong khi nóng giận.
Hành sử Đạo nhân như điều thứ nhứt đã dạy chưa đủ, Đức thầy còn muốn cho tín đồ của Ngài trau tâm sửa tánh, Ngài khuyên không nên lười biếng,vì lười biếng thì không làm ra tiền, ắt phải đói rách có thể sanh ra tật xấu. Vì vậy Ngài khuyên cần kiệm sốt sắng làm ăn: Cần là siêng năng, còn Kiệm là kiệm ước, không xa xí mà cũng không bỏn xẻn hà tiện, ăn ở cho phải mực, cái gì đáng xài thì xài. Đáng xài mà không xài thì hóa ra bỏn xẻn, còn không đáng xài mà xài thì trở nên xa xí. Phàm là người tu hiền thì ăn ở chơn chất, một mực cần kiệm sốt sắng lo làm ăn, gác ngoài tai mọi việc gây gổ. Nếu người có nóng giận gây nên tội lỗi, cũng nên lấy lượng khoan dung mà tha thứ cho nhau.
Nếu hành được điều này thì trong gia đình ấm no không thiếu hụt mà ngoài lân xóm cũng được hòa hiếu.
Với điều răn thứ hai. Đức Thầy muốn đào luyện cho tín đồ những đức tánh: CẦN KIỆM, TINH TẤN, và KHOAN DUNG.