Đây chúng ta thử nghe ông Tường giải-thích về Đại Hồng-thủy.
Ông Tường cho rằng từ trước đến nay chưa có trận chiến-tranh nào mà sự tàn-sát lớn-lao bằng trận đại chiến thứ ba, bởi vì kỳ chiến tranh này, bao nhiêu phát-minh về nguyên-tử đều được đem ra phụng-sự cho việc sát hại. Chính võ-khí nguyên-tử ấy sẽ gây ra bao nhiêu tai nạn cho loài người như làm cho quả địa-cầu phải ngập lụt, làm cho nhân loại phải cháy thiêu.
Trước hết ông Tường cho rằng thế nào trận Đại-chiến thứ ba cũng nổi ra giữa Nga và Mỹ. Nhưng khu-vực chiến-đấu là khu-vực nào?
“ Bây giờ chú thử tính lại xem con đường nào là đường chiến-lược của cuộc giao-phong của đôi bên? Ta sắp hai giả-thuyết. Một là Nga lấn thế mà công kích. Hai là Mỹ thừa sức mà tràn tới.
“ Nếu Nga muốn công kích Mỹ hay là Mỹ đánh Nga thì con đường gần hơn hết là con đường hàng không vòng trên bắc cực. Thế là các nước ở nửa trên sẽ bị dội bom, bom thường, bom nguyên tử, bom vi trùng mà bị tàn phá cả.
“ Anh nói như vậy rõ lắm! Tôi thấy bên Tân thế-giới thì Gia-nã-đại, Hiệp-chủng-quốc, còn bên Cựu thế-giới thì cả Âu-châu, Tây-bá-lợi-á, Nhựt-bổn và miền Bắc nước Tàu sẽ bị tàn phá không thua gì một cuộc tận-thế.
“ Còn nếu Lục quân của Nga muốn tấn-công Mỹ thì phải noi theo ba đường.
“Con đường phía Tây là phải tràn qua nước Đức, nước Pháp, nước Y-pha-nho, Bắc-phi, để tiến tới Tây Phi và Nam-Phi, vì hai chỗ này sang qua Nam Mỹ gần hơn để rồi đó đánh lên Bắc Mỹ.
“ Con đường phía Đông là từ Tây-bá-lợi-á đánh tan Nhựt bổn để đổ sang A-lát-Ka, rồi đánh sang Gia-nã-đại và Huê-kỳ.
“Con đường phía Nam là tấn-công Ấn-độ rồi từ đó đánh sang qua Úc-châu để sang qua Nam-Mỹ nữa.
“ Và con đường chiến lược của Mỹ cũng chỉ là ba con đường ấy mà thôi”.
Sau khi vạch rõ khu chiến-đấu của Nga và Mỹ, ông Hồ-hữu-Tường không ngần-ngại mà nói đến cách hành quân của đôi bên.
Theo ông thì “con đường tấn công gần hơn hết bằng phi cơ, bằng bom nguyên-tử là xuyên qua Bắc cực và Nam-cực. Thì tất nhiên chiến-trường là hai chỗ ấy, Nga thì học phía Bắc cực, Mỹ thì lo Nam Mỹ, còn Anh thì lo Nam-Phi. Vậy cuộc chiến-tranh nguyên-tử tàn khốc sẽ diễn ở Nam cực và Bắc cực, mỗi bên toan phá hủy căn cứ của đối phương.
“ Mỗi bên sẽ ném nhiều bom nguyên-tử mà không hạn chế được… Sức nóng của bom nguyên-tử làm nước đá kia chảy ra, sôi lên thành hơi nước nóng và có một trận lụt khổng lồ, một trận lụt nước sôi từ Nam-cực và Bắc-cực tràn về miền Xích-đạo.
“ Người ta muốn làm gì để ngăn trận lụt nước sôi do nước đá ở Bắc cực và Nam cực chảy ra mà sôi sùn sục ấy cũng không được, bởi sức nổ chuyền của nguyên tử chạy cũng không kịp nữa.”
Nếu đó chẳng phải là trận Đại Hồng-thủy, chớ còn gì nữa, mà là trận Đại Hồng-thủy bằng nước sôi. Nếu vậy thì nhân-loại bị tiêu-diệt hết sao? Hay có phương gì tránh nạn lụt nước sôi ấy?
Ông Tường cho biết rằng: Ở Nam Mỹ-châu và Bắc Mỹ-châu, người ta giành nhau mà chạy đến cái eo đất nhỏ xíu ở giữa. Nội cái đứng không cũng đủ chật đất rồi còn chổ đâu cày cấy có lúa mà ăn? Tránh nạn phỏng nước sôi thì cũng bị nạn đói.
“ Còn ở Âu-châu thì hết đường mà chạy. Ở trên tràn xuống thì bị Đại-trung-hải chận lại, tàu đâu mà chở cho hết. Và chở đem đi đâu bây giờ? Ở Phi-châu thì phía Nam dồn lên lại đụng sa-mạc Sahara. Tránh nước sôi lại bị khát nước. Ở Bắc phi thì chạy xuống đụng Sahara vậy.
“ Còn ở Nga thì chạy đâu? Chạy qua xứ Á-rập, Sa-mạc, chỉ chạy sang Ấn-độ, xứ Ấn-độ không đủ mễ cốc nuôi dân, nay lại thêm người nữa làm sao mà sống nổi.
“ Còn dưới kia, Úc-châu sẽ bị nạn lụt nước sôi tràn tới, không còn đường chạy, vì nó là một hòn đảo.
“ Chung qui lại, chỉ có vùng Đông Nam Á-châu của ta là Miến-điện, Xiêm-la, Việt-Nam, niềm Nam nước Tàu là thoát được cái nạn lụt khổng lồ ấy”.
Ngoài nạn lụt, ông Tường còn cho biết cái nạn lửa cháy rực Trời mà Sấm-Giảng gọi là Thiên-hỏa. Ông Tường nói rằng: “Cuộc chiến-tranh thứ ba sẽ là một cuộc chiến-tranh nguyên-tử. Mà cái lợi hại của nguyên-tử-lực không phải là mấy quả bom như kỳ rồi đã nói ở Nhựt-bổn đâu. Sự hại của nó là sức nổi chuyền. Một nguyên-tử này nổi ra, phát điện tử bắn vào nguyên tử kế đó thì nguyên-tử sau này nổ luôn theo rồi chuyền như vậy mãi ra và tràn lan vô cùng tận. Nhiệt độ phát ra không thể tưởng tượng được”.
Nhưng rất may, nạn Thiên-hỏa ấy cũng như nạn lụt nước sôi không tràn đến miền Xích-Đạo. Nhờ đó mà nước Việt-Nam được an-tòan, dẫn đạo các nước trong thời-kỳ Thượng-Nguơn.