Cô Trúc- lâm-nương cũng giải-thuyết rằng: thời-kỳ này là thời-kỳ mạt- pháp, cuộc đời sẽ tiến đến cơ tiêu-diệt. Mà đó cũng chẳng qua là luật tuần-hoàn đã định, vì chúng-sanh quá đắm say trần trược, gây quá nhiều quả báo, cho nên hễ vay nhiều thì phải trả nặng. Trong bài “Nhân, Xuân vấn đáp”, cô mượn lời xuân mà tỏ bày cái lý siêu-mầu ấy:
Thiện Nhân hỡi! đôi lời ta xin gởi,
Cuộc tuần-hoàn tạo-hóa đã định phân.
Vì chúng-sanh say đắm vị hương trần,
Thời mạt-pháp,vay nhiều nên trả nặng.
Và để cứu vớt chúng-sanh trong thời-kỳ mạt-pháp, các đấng Phật, Thánh, Tiên lâm-phàm và xuất-hiện ở nước non nhà. Cô Trúc-lâm-nương cũng mượn lời xuân để đáp:
Là tri-kỷ, đôi lời ta xin nhắn,
Phật, Thánh, Tiên xuất-hiện nước non nhà.
Độ chúng-sanh, giữ vững khắp san-hà,
Đời mạt-pháp hoằng khai thành chánh-pháp.
Chính nhờ phép mầu của Phập, Thánh, Tiên mà các hùng binh đều giải giáp. Thánh Chúa xuất-hiện lập lên đời Thương-Ngươn rực rỡ:
Cơ mầu-nhiệm hùng-binh đều giải giáp,
Đời Thượng-Ngươn rực-rỡ ánh mây hồng.
Khắp bầu Trời tỏ rạng bóng Lạc-Long,
Cùng Chúa Thánh điểm tô sông núi Việt.
Trong các Sấm Giảng cho biết rằng: trước khi đi đến Hội Long-Hoa, loài người phải điêu-linh về tai trời ách nước, như nạn binh đao, nạn sấm nổ nạn lửa trời, nạn Đại Hồng-thủy…
Thì đây cô Trúc-lâm nương cho biết những biến-cố xảy ra từ đây đến ngày Hội Long-Hoa và lập đời Thượng-cổ:
Chúng tôi xin tuyển chọn những bài trong đó cô có nói đến sấm nổ:
Bão tố đầy trời ngoại xứ Âu,
Nước tràn lợp đất đổ nghiêng bầu.
Đau lòng bạt gió chim sa bẩy,
Não dạ mê mồi cá mắc câu.
Rồng lộn sông vàng mây tái mặt,
Sấm rền rừng thẳm núi tơi đầu.
Việt-Nam tỏ rạng màu Anh Thánh,
Rưới đức năm châu, chủ bá hầu.
Câu “Sấm-rền rừng thẩm núi tơi đầu” đủ mô-tả cảnh-tượng khi sấm nổ thì núi phải vỡ tan, như các Sấm-Giảng đã nói.
Về nạn nắng lửa mưa dầu, cô Trúc-lâm-nương có đề-cập đến trong bài thơ dưới đây:
Đốt nén tâm hương tựa mái lầu,
Đoái nhìn khói lửa khắp năm châu.
Mây giăng chẳng phủ bao giòng lệ,
Trăng tỏ khôn soi mấy đoạn sầu.
Xót bấy nạn dân chan nắng lửa,
Thương thay ách nước đẫm mưa dầu.
Cơ Trời mầu-nhiệm cơ huyền định,
Tiếng khóc nhơn sinh tiếng khóc đầu.
Và đây bài thơ cô có nói đến nạn lửa Trời và Hồng-Thủy:
Bốn phương cùng động can-qua,
Tìm cho được chốn Tam-Hòa bảo thân.
Có lời nhắn khách tu chân,
Đừng ngơ-ngác giữa đàng trần mà nguy.
Cuộc thế suy, lòng người suy,
Đông Nam đại loạn chia ly muôn phần.
Lửa trời hực cháy rần rần,
Hồng-thủy nước xoáy, xoay vần càn khôn.
Tìm cho đến Bảo-giang môn,
Là nơi Chúa Thánh Chí-Tôn tọa thiền.
Cầu xin được phép diệu-huyền,
Hài-vân thoăn-thoát đến miền Đế-kinh.
Đợi thời trăng lặng bể kinh,
Long-Hoa thành-tựu phỉ-tình ngao-du.
Về Hội Long-Hoa cô Trúc-lâm-nương có bài thơ sau đây, với câu khoán thủ: Long-Hoa Đại-Hội hợp nhứt Linh-căn”.
Long môn Di-Lặc ngự tòa sen,
Hoa quí Quan-Âm tọa trước đèn.
Đại mở chơn thần nhuần thạch thủy,
Hội hòa kim tánh đượm hương sen.
Hợp hoàn chín cõi trên thềm ngọc,
Nhứt thống năm châu dưới ánh đèn.
Linh diệu phép mầu qui một mối,
Căn nguyên huờn bổn thắm mùi sen.
Trong bài thơ này cô chỉ dùng hai vận: sen và đèn, cũng là một lối thơ rất khéo như thơ độc vận.
Cũng như Sấm-Giảng, cô Trúc-lâm-nương cho rằng giống dân Lạc-Hồng sẽ trổ mặt, bình trị bốn phương, các nước đều lai đầu Minh-Chúa:
Non tòng vị thắm chảy tràn Âu,
Bát-ngát hương bay khắp trọn bầu.
Đương lúc gió đùa cây đổi lá,
Giữa mùa sóng bủa cá vương câu.
Ra nhân mở khóa năm châu hội,
Trổ đức khai cơ tám hướng đầu.
Hồng-Lạc làu làu lòa ngọc chiếu,
Bốn phương bình trị đến Minh hầu.