TIÊU ĐỀ

21 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 42840)
TIÊU ĐỀ

Trước khi đi sâu vào nội dung quyển thứ tư, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa bốn chữ “Giác Mê Tâm Kệ” mà Đức Thầy dùng đặt cho tiêu đề.

          Giác Mê là tỉnh biết sáng suốt, hết mê lầm. Theo Phật học thì Giác có hai phần:

          -Tỉnh ngộ thấy ra những điều quấy ác để trừ dứt gọi là Giác sát.

          -Tự khai ngộ được chân lý để nương theo gọi là Giác ngộ. Cho nên Giác là danh từ chỉ cho bậc Phật (giác ngộ) đối với chúng sanh (mê lầm).

          Hiểu chung hai chữ Giác Mê là Đức Thầy thức tỉnh kẻ còn mê lầm tăm tối.

          Tâm Kệ  là quyển Kệ dạy hành giả tu ngay tâm để kiến tánh thành Phật. Cũng như quyển Tâm Kinh của Đức Bổn Sư Thích Ca và quyển Giác Mê của Đức Phật Thầy Tây An trước kia.

          Vậy quyển Giác Mê Tâm Kệ nầy có ý nghĩa Đức Giáo Chủ khuyên dạy môn đồ các phương pháp sửa đổi tâm chúng sanh để trở thành tâm Phật. Bởi Phật hay chúng sanh cũng do tâm mình tạo nên, như Ngài đã bảo:

                   “Cái chữ tâm mà quỉ hay ma,

                     Tiên hay Phật cũng là tại nó.

                     Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,

                     Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn