269.“Mặc tình kẻ ghét người ưa,
Điên chẳng nói thừa lại với thứ-dân.
Quan-trường miệng nói vang rân,
272. Mà tâm dính chặt hồng-trần bụi nhơ.
Buồn đời nên mới làm thơ,
Cũng còn tai lấp mắt ngơ mới kỳ.
Người đời lòng dạ bất tri,
276. Trông cho làm bịnh dị-kỳ nó coi”.
LƯỢC GIẢI (Từ câu 269 đến câu 276)
-Đoạn nầy ý nói trong giới quan chức thời Pháp thuộc, thường ỷ mình có quyền tước cao sang bắt nạt dân chúng, lòng họ chứa đầy gian tà tham ác.
-Lời cảnh tỉnh của Đức Thầy là sự thật, chẳng chút sai ngoa, lừa dối; thế mà có nhiều người không để ý đến. Họ không nhận được con đường đạo đức là cao quý thế nào, nên lúc Đức Thầy khai Đạo thuyết Kinh và trị bịnh độ đời, họ chỉ tựu đến với tánh hiếu kỳ, muốn xem Ngài trị bịnh, chớ không hề lưu ý đến lời lẽ Đạo.
CHÚ THÍCH
THỨ DÂN: Thứ là đông; Dân là người thường, không chức tước. Thứ dân là dân đen, tiếng gọi chung người dân trong nước.
QUAN TRƯỜNG: Trường quan lại, tức là giới công chức. Đây chỉ cho những người làm việc dưới thời Pháp thuộc. Đức Thầy kêu gọi các người ấy:
“Cả kêu kìa hỡi là ai,
Quan trường rời rứt mặt mày chùi lau.
Lui chơn ra khỏi cho mau,
Tìm trong lánh đục tẩu đào mới ngoan”.
(Thiên lý ca)
TAI LẤP MẮT NGƠ: Do thành ngữ “mắt ngơ tai lấp”, có nghĩa là chuyện trước mắt mà giả vờ như không nghe thấy cho qua đi.
Nhà Cách mạng Phan văn Trị đã nói:
“Chưa trả thù nhà đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ”.
Đây ý nói lời lẽ khuyên tu của Đức Thầy bên tai, trước mắt dân chúng. Thế mà có nhiều người giả như không nghe thấy.
BẤT TRI: Không biết hoặc không chú ý đến nên không biết gì hết.
LÀM BỊNH DỊ KỲ: Phương pháp điều trị bệnh nhơn khác hơn bác sĩ và lương y thường; và bịnh đau nhiều chứng kỳ lạ. Lúc Đức Thầy mới ra đời, Ngài chỉ dùng một ít lá cây, bông hoa hoặc giấy vàng, nước lã, thế mà trị bịnh chi cũng lành hết, khỏi phải tốn tiền chi cả. Do đó, nhiều bịnh nan y như: bịnh trùng, bịnh đậu, bịnh tả, điên cuồng.v.v…người ta tấp nập chở đến cho Ngài