2- Ông Tăng Chủ (Giữa thế kỷ thứ 19)

13 Tháng Giêng 200612:00 SA(Xem: 37566)
 2- Ông Tăng Chủ (Giữa thế kỷ thứ 19)
A. Thân thế

Ông họ Bùi, tên thật là chi không ai biết được

------------------
 1.tìm đọc tài liệu đầy đủ hơn, trong quyển tiểu sử Đức Cố Quản của Nguyễn văn Hầu, đã xuất hàn.
------------------

cho đến tấm bia trước mộ Ông cũng chỉ biên là Tăng Chủ Bùi Thiều Sư mà thôi.
Có lẽ vì Ông là người có công nghiệp rất lớn lao trong việc thừa mạng của Đức Phật-Thầy Tây An để lập ra làng Xuân Sơn, và đạo đức quá cao siêu, cho nên người đời quen lệ cữ kiêng mà lên Ông bị quên mất !

Thấy Ông có đủ tư cách một người thay mặt cho mình để truyền đạo, cùng coi sóc quanh vùng Hưng Thới và Xuân Sơn, Đức Phật Thầy đặt cho Ông cái đạo hiệu là Bùi-Thiền Tăng-Chủ. Nhân thế người ta gọi Ông là ông Tăng-Chủ.

Ông không vợ không con, nên chi Ông xin ông Đình Tây là con người em về làm con nuôi từ khi ông Đinh vừa khôn lớn.

Ông Tăng hình vóc cao lớn, miệng rộng, tai dài, bàn tay buông xuống chí đầu gối, tay chân mọc lông rất nhiều, tiếng nói sang sảng mà tâm tinh bao giờ  cũng ôn lương thuần hậu. Có người đã ví dung mạo lẫn tâm hồn Ông không khác một nhân vật đời thượng cổ.

B. Ở Trại ruộng Hưng Thới

Trong khi Đức Phật Thầy mới vào mở trại ruộng ở Hưng Thới (1) Ông Tăng là người có ông rất lớn trong việc chiêu nạp dân cư và phát

------------------
1.Ở dưới chưn núi Két. Xưa cố hai làng Xuân Sơn và Hưng Thới, sau sáp nhập tại gọi là Thới Sơn.
------------------

phù trị bịnh. Cùng với ông Đình Tây và ông Phạm văn Lăng là những người coi sóc công việc ruộng rẫy hồi ấy, Ông Tăng còn có cái biệt tài ở chỗ thu phục được các mãnh thú, làm cho dân chúng được an ổn làm ăn, khỏi bị nạn khuấy phá.

Ông thường lui tới Phước Điền Tự (1) để trông nôm mấy thửa ruộng của Đức Phật Thầy giao cho tin đồ ở làm. Ông rất siêng năng công việc : mặc dầu đã có nhiều thân chủ tình nguyện làm công quả và kính trọng Ông là một bậc sư huynh. Ông vẫn không lấy đó làm cao, phàm việc gì từ nặng nhọe cho đến nhẹ nhàng, đều có tay Ông nhúng vào tất cả. Do đó mà có sự phật lòng giữ Ông và ông Phạm văn Lăng (tục gọi là cả Lăng).

Theo lời của ông Trần văn Khánh (gọi là ông Chủ Khánh) hiện giờ đang làm Cố Vấn cho Đạo ở làng Thới Sơn kể lại thì một hôm, ông Lăng thấy Ông Tăng vác tre bèn kêu lên, nửa đùa nửa thật mà bảo:

-    Ông sức lực mạnh mẽ quá mà sao vác ít như thế? Thôi hãy vào đây nghỉ với tôi, để tôi cho sắp nhỏ nó vác cũng xong !

Ông Tăng tuy ngoài miệng không nói rằng chi chứ trong bụng có ý hơi buồn. Ông buồn đây vì lẽ thấy ông bạn ngồi không lại hay ganh-tị với những

----------------
1.Nơi này là chỗ trại ruộng mà xưa Đức Phật Thầy để ông Sấm ông Sét (hai con trâu), và về sau, Ngài giao cho Bà hai Mun, nghĩa tử của Ngài đến ở.
----------------

công-tác đắc-lực của mình, chứ không phải buồn vì tiếng nói. Cho nên từ ấy trở đi, ông xử-sự rất dè-dặt đối với ông Lăng.

C. Lập đình Xuân-Sơn

Năm 1859, nghĩa là sau ngày Đức Phật Thầy ? diệt-lộ ba năm. Ông thấy dân-chúng trong vùng Xuân-Sơn đã được trù-mật, lại nhân có sự bất đồng ý-kiến với ông Lăng, Ông bèn đến lập một ngôi Tam-bảo tại làng Xuân-Sơn, rồi cùng với ông Bùi-văn-Tây về ở (chùa nầy lúc đầu cất trước miễu sau chùa, rồi ít lâu đổi hẳn là đình).

Tuy về đây, ông Tăng vẫn tiếp-tục phát phú trị bịnh, và thỉnh-thoảng có lời lui nơi chùa Phước-Điền và chùa Hưng-Thới, để thăm-lom công việc và nhắc nhở giáo-lý của Đức Phật-Thầy cho anh em trong đạo nghe.

Cũng tại đình nầy, một hôm Ông Tăng đi thăm ruộng về, trời đã tối, khi đến gần cửa Ông trông thấy một con hổ nằm lù lù bèn vệ đường. Thấy Ông, hổ đứng dậy hả miệng rồi cúi đầu tỏ vẻ đau đớn lắm.

Ông Tăng hiểu ý bèn hỏi:

            -Chắc ngươi mắc xương đó phải không ? Sao không tới đây cho sớm đặng ta cứu cho mà để đến nỗi ốm-o quá đỗi như thế nầy vậy !

Hổ cúi đầu và phục xuống, tỏ ý là lời nói phải.
Ông Tăng bảo:

-    Nếu thật mắc xương thì hãy ngay cổ ra, ta trị cho.

Hổ vâng theo lời dạy. Ông Tăng co tay đấm vào cổ con hổ một cái. Lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệng văng ra một cục xương rất to.

Ông Tăng cười mà bảo:

        -Thôi hết rồi, hãy đi đi, từ nay ăn uống nên cẩn-thận hơn, đừng hồ-đồ quá ta cứu không kịp thì nguy đa !

Hổ cúi đầu vâng lời rồi lui ra. Hôm sau, hổ bắt một con heo rừng đem đến dâng cho Ông Tăng mà đền ơn cứu bịnh (1).

Từ đó, đối với các mãnh thú trong vùng Thất-Sơn, Ông Tăng không phải là một người thường mà là một vị Thần linh, hay một ông chúa tể. Ông Tăng có thể truyền một lời ra, hầu hết hùm beo đều phải cúi đầu theo lịnh.

Ông độ đời và nhắc đạo đức một thời-gian khá lâu thì tịch tại đình Xuân-Sơn, vào ngày 27 tháng 10 năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ Ông còn ở cách đình lối 100 thước, có dựng bia và chép:

----------------
1.Theo lời của ông Năm Hạnh (rể ông Đình Tây) thì việc trị bịnh cho Hổ lúc Đức Phật-Thầy còn, song bằng vào lời ông Chủ Khánh và nhiều bậc phụ-lão khác thì lúc đó Phật-Thầy đã tịch rồi và việc nầy xảy ra tại đình Xuân-Sơn. Vậy xin chép theo thuyết của đa số.
----------------
Đại Nam quốc An-Giang tỉnh, Tịnh-biên phủ, Qui-Đức tổng, Thới-Sơn thôn.

Nguyên Tăng-Chủ Bùi Thiền-Sự, hưởng thượng thọ, Mùi niên thập ngoạt, nhị thập nhựt nhi chung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn