- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Dầu cho gặp lắm hùm beo
Từ bi vẫn niệm quyết leo khỏi rừng
Nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Giáo Chủ khai sáng đến nay vừa được 29 năm tròn. Trong thời gian không lấy gì làm dài lắm đó Ngài đã thu hút được một số quảng đại quần chúng làm cho có lắm người e ngai hoặc thèm muốn.
Trước tiên là thực dân. Với chủ trương đời đời thống trị, thực dân rất lo ngại trước sức bành trướng quá mau trong buổi đầu của mối đạo này. Họ đã cho lệnh lưu cư Đức Giáo Chủ rày đây mai đó. Họ kiểm soát gắt gao không cho truyền đạo và khủng bố nghiệt ngã tín đồ. Họ chủ trương thẳng tay bóp nghẹt không cho đạo này lan rộng bất cứ nơi đâu.
Thứ đến là hạng người vô thần. Người ta muốn, hoặc phá vỡ tan tành đi, không cho có một lực lượng hữu thần với tinh thần quốc gia vững chắc, hoặc muốn kết nạp khối này thành một nhóm người thuộc hạ năm trong sự uốn nắn, dẫn đường của họ để đồng hóa theo tư tưởng họ.
Ba là đám người độc tài, phong kiến. Đám người này cũng rất nguy hiểm không kém gì hai hạng trên. Họ chủ trương tiêu diệt tôn giáo và tất nhiên Hòa Hảo là môt tôn giáo vừa có nhân hòa mà vừa có địa lợi. Họ muốn bóp nghẹt cho bộ máy điều khiển tê liệt để rồi nắm hết tín đồ bắt phải suy tôn, phục tòng và nếu được, theo hẳn tín ngưỡng của họ.
Một hạng sau cùng là hạng người lợi dụng lòng tín ngưỡng của các tín đồ để lung lạc hầu lôi cuốn về phe, làm hậu thuẫn cho mình. Hạng này được chia làm hai: nội bộ và ngoại giới. Nội bộ tức những người trước tiên dựa chân là tín đồ để rồi sau đó mưu cầu nắm quyền điều khiển. Ngoại giới là những kẻ không phải trong đạo, nhưng muốn cầu thân, ve vãn để nắm được tín đồ ngõ hầu thỏa mãn những mưu cầu riêng. Hạng người này cũng gây xáo trộn chẳng nhỏ trong công việc tiến hóa của Đạo.
Bởi mối tham vọng quá nhiều của những hạng người vừa kể mà Đức Giáo Chủ và anh em tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu chẳng biết bao nhiêu là khốn khổ, đớn đau qua suốt một phần tư thế kỷ nay.