- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Từ xa xưa, nhiều bậc siêu nhân đã nghĩ đến phải làm thế nào để duy trì được sự hòa bình vĩnh cữu hơn những cuộc hòa bình chỉ giới hạn trong vài trăm năm mà ta thường thấy trong lịch sử, nên ta đã có đưa ra những lời chỉ dạy hoặc những nhận định về nhân sinh. Thiên chúa với giáo điều bác ái, Thích Ca với tứ vô lượng tâm, Lão Tử với từ kiệm khiêm và thi bá Dante, căn hào Kant với mông ước “bốn biển đồng anh em” đều cũng đã nhằm xây dựng thanh bình an lạc cho nhân loại. Thử đem một nhân sinh quan của Lão Tử làm một dẫn dụ.
Bậc lão tổ của đạo giáo này đã nghĩ và cho rằng có ba điều quý nhất để xây dựng cuộc hòa bình: Một là từ hòa (rộng lòng bác ái), hai là thanh kiệm (giản dị không xa xỉ), ba là không dám tranh hơn (nhúng nhường) (1). Nếu ai ai cũng giữ 3 điều ấy thì không thể nào có sự nhẫn tâm đánh giết nhau, bởi lòng nhân không cho phép; không thể nào hoang phí của tiền, vì lòng đã biết e dè với nếp sống đạm bạc giản dị, không lòe lẹt khoa trương; và không tranh danh hám lợi bởi lòng sẵn nhún nhường từ tốn, thì đâu có tranh chấp với ai. Nếu ai nấy cùng cố giữ đúng như thư thế cả, cũng theo ý lão Tử, có việc gì mà không thái bình yên trị.
Cùng một ý kiến muốn xây dựng hòa bình, Mạnh Tử và Mặc Tử cũng đồng lên án chiến tranh. Mạnh Tử nói:
- Đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành, như vậy gọi là đem đất ăn thịt người, đem xử tử còn chưa hết tội.
Còn Mặc Tử thì rằng:
- Giết một người thì bảo rằng bất nghĩa, phải chịu một tử tội. Cứ theo đó mà suy, giết mười người thì bất nghĩa gấp mười, giết trăm người thì bất nghĩa gấp trăm, tất phải chịu trăm tử tội.
Nhưng nước lớn phải có ròng, có thịnh phải có suy, có trị phải có loạn và khi cùng phải biến để rồi đi đến thông. Thuyết Phật đã cho hay “hữu tình tắc hoại” thì tất cả những gì hiện thực ở trần gian này đều phải chịu theo định luật cùng thông hoại diệt đó. Chỉ có niết bàn và hư vô mới là cõi an ổn đời đời mà thôi, kỳ dư thảy đều biến dịch. Do đó, lý tam ngươn cũng đã cắt nghĩa thêm rằng thời đại chúng ta là Hạ ngươn mạt kiếp, nhân tâm nhân dục đã đi đến một mức độ cần phải có một cuộc thay đổi lớn để chuyển dần đến Thượng ngươn.
Theo Đức Giáo Chủ thì:
Khắp thế giới biến di thương hải
Dùng phép mầu lập lại Thượng ngươn
Cho nên chính vì thế mà những cuộc so tài cao thấp, giựt giết thiệt hơn, không có tài nào can ngăn được!
Học giả Trần Trọng Kim trong quyển Nho giáo, khi xét đến nguyên di vì sao Tây phương phú cường mà Đông phương suy nhược, và đưa ra giải pháp cường thịnh cho phương Đông, hầu lập thế quân bình để giữ cho cuộc sống được hòa bình hạnh phúc, đã lý luận rằng nếu người phương Đông ngày nay biết đem những cái hay cố hữu là phần đạo đức nhân nghĩa mà áp dụng, bỏ những cái hủ bại đi, rồi học thêm những điều tiến bộ về khoa học trí xảo của người Tây phương, thì chắc rằng mình cũng tiến bộ như người Tây phương được.
Riêng phần chúng tôi, từ 12 năm trước đây, khi có dịp bàn đến vấn đề nên theo cũ hay theo mới để gây tạo hạnh phúc cho cuộc sống, cũng đã có đề nghị như vầy:
- “Trên thế giới ngày nay nói chung và nước Việt Nam nói riêng, nếu muốn cho con người được hưởng vẹn toàn hạnh phúc, thì đi ngang với văn minh khoa học, phải cổ lệ mối chân đạo đức cổ truyền cho sống dậy trong lòng mọi người. Nói thế khác: bên cạnh đời sống khoa học, phải có tinh thần từ ái, phác thực của đời sống người xưa. Như vậy mới khỏi phần thiên lệch và như vậy nhân loại mới hy vọng đi tới cuộc đời thiên đường rực rỡ mai sau mà người người đang khát khao mong đợi (2)
Các đề nghị nghe qua có phần hữu lý nêu trên, thời gian đã cho biết vẫn còn khó khăn thực hiện. Bởi vì cái mâu thuẫn giữa vật chất và tinh thần, ít có trường hợp cho phép chúng song hành với nhau trong một cuộc sống. Có lẽ chỉ có Thích Ca, Lão Tử cũng như Diogène, Epictète... đã hoàn toàn làm chủ mình rồi, thì điều kiện vật chất mới không câu thúc, hoặc mói khó ảnh hưởng đến tinh thần được. Ngoài ra sự thực đã chứng tỏ rằng hễ vật chất lên cao thì phần tinh thần phải kém sút, không sao kềm giữ nỗi.
Cho nên muốn gây tạo hòa bình cho nhân loại, nói theo thuyết tự nhiên, phải nhờ đến một gột lọc lớn bằng một luật lệ đào thải được áp dụng đồng loạt do những mâu thuẫn tự nhiên tạo thành, hoặc nói theo thuyết nhà Phật, những cái nhân tai ác của loại gây ra quá nhiều, thì cái quả bất lành không sao tránh khỏi được và cái cộng nghiệp kinh khủng là “đến ngày trả quả ầm ì biết bao” không chóng thì chầy cũng phải đến.
Dấu chấm dứt của khúc bi ca lịch sử phải chờ lúc đó, và cái niên đại hòa bình cũng phải đợi đến khi ấy mới được khai nguyên.
(1) Nguyên văn: Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm, vi thiên hạ tiên
(2) Trích Việt Nam Tam Giáo Sử Đại Cương của tác giả, Phạm Văn Tươi xuất bản 1956, trang VIII