- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không gọi vô vi là pháp mà chỉ nói “làm vô vi” (làm theo pháp vô vi), “tu vô vi” (làm theo pháp vô vi), “tu vô vi” (tu theo pháp vô vi) hoặc đôi khi cũng gọi “Đạo vô vi” (Đạo Phật tu theo vô vi pháp).
Chữ vô vi rất quen dùng trong Sấm Giảng Thi Văn, trong ngôn ngữ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Tuy ta vẫn thường nói, thường nghe và liền cảm thông nay trong câu chuyện, nhưng nếu đem ra mà diễn giải thì e rằng khó giải cho đúng, diễn cho tròn.
Nghiên cứu trong Sấm Kinh của Đức Giáo Chủ chúng ta có thể hiểu chữ vô vi bằng hai cách:
1) – Vô vi, là không làm cho có hình tướng.
2) – Vô vi, là không có hình tướng.
Không làm cho có hình tướng thuộc về sắc.
Không có hình tướng thuộc về tâm.
Về Sắc – Theo giáo lý thì các tướng đều là giả tướng. Vạn hữu không có thật. Thân ta cũng do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành. Nó không bền chắc, không tránh khỏi ngày tan rả. Thân ta không thuộc về ta làm chủ (vô ngã) vậy những cái do ta tạo tác cũng tùy duyên mà có tạm thời. Tướng không phải là tướng, chỉ có vô sắc tướng mới thiệt là tướng. Thế nên phải vô vi! Phải tránh những việc làm ra hình tướng bề ngoài. Cúng Phật chỉ dâng nước lã, bông hoa và đốt nhang (Nhang dùng bán mùi uế trược, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, nước lã tiêu biểu cho sự trắng trong). Nơi thờ không thờ tượng cốt, Ở chùa thì không phá bỏ cái cũ nhưng không tạo thêm cốt Phật. Ở nhà thì chỉ thờ TRẦN DÀ. Khi cúng dâng cầu nguyện cũng chỉ nguyện thầm trong tâm, không động đậy ngoài môi. Niệm Phật cũng niệm trong tâm, quyết nhiên không có tụng kinh gõ mõ.
Về tâm – Bởi các tướng đều là giả tướng, nên không bày bố ra hình tướng. Nhưng, thử hỏi cái gì làm cho ta thấy có hình tướng ấy để bày bố hay không bày bố? – Chính là cái “tâm” vậy!
Bởi “tâm” làm chủ mọi việc. Tất cả đều do “tâm” sanh.
Địa Ngục cũng tại tâm làm quấy
Về thiên đàng tâm ấy tạo ra
Cái chữ tâm là quỉ hay ma
Tiên hay Phật cũng là tại nó
Cái “tâm” điều hành cuộc sống của con người nhưng cái tâm thường lệ thuộc cho mắt. Mắt chụp hình mọi vật truyền về tâm. Do đó tâm sanh ra vọng tưởng. Nếu làm cho cái tâm lúc nào cũng vắng lặng, tinh tấn, thản nhiên không lay động, không để cho cảnh giới huyễn hoặc xâm nhập vào, tâm sẽ hết lệ thuộc cho mắt, mà còn trở lại làm chủ cho mắt. Mắt nhìn, tâm nhận. Mắt cứ nhìn tất cả hình tướng, nhưng tâm sẽ nhận ra cái giả, cái thật. Như vậy các giả tướng bên ngoài (thuộc về sắc) không độn nhập vào tâm được, chỉ còn việc tự tâm làm ra giả tướng. Hễ giả tướng bên ngoài không độn nhập vào tâm được, giả tướng bên trong cũng không thể biến sanh, thì trong tâm ta không bao giờ thấy có giả tướng mà chỉ còn thấy có Đạo. Bởi thế nên dù ta có cần phải bày bố hình tướng bên ngoài, khi ấy cũng không còn thấy đâu có hình tướng để bày bố!
***
Vô vi trong giáo lý của Đức Giáo Chủ khác với vô vi của Lão Tử.
Vô vi của Lão Tử (Người Pháp dịch là: Théorie de I’inaction) dựng lên một con người tự nhiên như nước lã, hành động không theo ý thức luân lý, một con người lòng rỗng bụng đầy, xem thường cả nghĩa nhân thánh trí; một con người nỗi loạn giữa những ước thúc hữu vi. Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tánh vi sô cẩu: Trời đất không có nhân, coi vạn vật như loài cho rơm; Thánh nhân không có nhân, coi trăm họ như loài chó rơm). (1)
Vô vi của Đức Giáo Chủ (có thể tạm gọi là: Théorie de I’abstraction) dựng lên một con người thực tế, làm hết trách nhiệm mình đối với tổ quốc, lịch sử, đồng bào và nhân loại; một con người sống theo trung đạo, lấy tâm làm trọng, không lệ thuộc vào vật chất, không phô trương hình dáng bề ngoài và lúc nào con người ấy cũng hành động theo ý thức nghĩa nhân và đạo lý (2)
(1) Đạo Đức Kinh của Lão Tử.
(2) theo tiểu luận của Bạch Diệp Đuốc Từ Bi số 9 tháng 11- 1965