- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Năm 1849, Ngài Đoan Minh Huyền sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương và được thế nhân tán thán công đức, tôn xưng là Phật Thầy, Ngài cũng từng phán dạy nhiều sự việc mà về sau, những lời dạy mang tính chất truyền sấm ấy người ta cho là đều ứng hợp thảy cả. Xin cử vài thí dụ:
Để tiên đoán việc sau này, sẽ có ngưới trở về kế truyền tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài hoằng hóa, Đức Phật Thầy nói:
Chừng nào trâu rống dưới sông
Lòng Ông bảy chợ thì Ông trở về.
Người ta để ý thì thấy năm 1939, tại Lòng Ông (tức dòng sông nằn giữa lòng Cù Lao Ông Chưởng) đò dọc đầy sông và những tiếng tù và làm bằng sừng trâu được thổi lên inh ỏi để kêu gọi hành khách. Rồi hai bên Lòng Ông, từ vàm dưới lên vàm trên cũng đã mọc lên đủ đúng bảy cái chợ. Cũng trong năm ấy Đạo Phật Giáo Hòa Hảo ra đời, kế tục hưng truyền đại đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Để chỉ việc các bà nội trợ không phải giữ lửa trong bếp như hồi cựu trào và đàn ông sẽ làm thợ may thay thế cho họ. Đức Phật Thầy nói:
“Sau này đàn bà thì vùi lửa trên nóc mùng; còn đàn ông thì học đòi nghề may vá kim chỉ”.
Thiên hạ đương thời đã ngơ ngác biết mấy khi nghe lời trên; mãi đến hồi có hộp quyẹt diêm, mua sẵn để trên nóc mùng phòng khi đêm hôm thức dậy đánh lửa đốt đèn cho tiện, và đàn ông thì làm thơ may với những cái máy tối tân, ai nấy mới bật nghĩ ra!
Ngoài Đức Phật Thầy Tây An, còn có Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi, cũng có truyền thế bằng những câu nửa thật nửa hư như vầy:
Với Đức Phật Trùm thì:
Rày Kinh nay đã đóng biên
Hai năm Tuất Hợi gần miền Phật ra
Tử dân vô số hằng hà
Độc trùng ác thú đều ra hại người
Phần thời giắc đánh tới nơi
Phần thời giặc trời ra hại người ta
Chư hầu dấy động can qua
Đến chừng thấy Phật thì cón bâu không!
Với Đức Bổn Sư thì:
Chừng nào cây quế trổ bông
Bồ Đề có trái thì ông trở về
Và với ông Sư Vãi Bán Khoai thì:
Bây giờ hưỡn đãi không lo
Đến cơn bát loạn nằm co kêu Trời
Bấy lâu dạy chẳng nghe lời
Để cho ác thú trên trời xuống ăn
Đoái nhìn lửa chạy tứ giăng
Trên non chín động binh chằng kéo ra
Lao xao kẻ khóc người la
Cong lưng mà chạy biết ra ngã nào?
Lời truyền sấm của Tam Tổ miền Thất Sơn vừa dẫn, thế nhân cho rằng có điều đã ứng nghiệm, có điều đang ứng nghiệm, và có điều chưa đến, vì những câu này được sáng tác từ non trăm năm trở lại đây. Điều đó còn tùy thuộc ở sự suy nghiệm và lòng tin tưởng ở mọi người.