- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Có người quan niệm rằng đời và đạo là như hai con đường dị biệt, hai chất liệu dị biệt không thể nào trộn lẫn được nhau. Bởi vậy mới có ít người theo đạo cố ý lãng quên việc đời, họ cho rằng phải chuyên trì khổ hạnh, phải xa lánh trần ai. Có lẽ cũng vì đó mà có một số người đời quá mê thích cái hạnh phúc giả tạm của uyển thân, không chịu nhận kỹ đạo Phật, thấy vậy, cho rằng đạo là thuốc phiện, sa vào đó thì say mê, thì tiêu tầm tịch diệt, thì mất hết niềm vui, tan lòng phấn đấu và sẽ làm cho xã hội này biến thành một cảnh giới buồn tanh như bãi tha ma.
Quan niệm của hai hạng người vừa nói đều không đúng bản chất của đạo Phật. Họ phải nhận định khác đi. Khi Di bộ tôn luân luận có chép: “Tất cả những giác ngộ tốt đẹp đều thực hiện bởi con người”. Vậy con người phải lặng lòng mà xét nét kỹ cang chờ không nẹn nhìn xét qua loa mà vội vàng kết luận.
Đức Giáo Chủ trong bài Nang thơ cẩm tú đã cho rằng “Đời Cùng đạo bi hoan ly hiệp”. Và Ngài còn có nói một câu đại ý như vầy: “Nếu không có đạo đời còn gì là phải chăng, liêm sỉ, nhưng có đạo mà không có đời, thì đạo lấy đâu mà cải sửa, dạy răn!”
Một học giả Tây phương tuyên bố: “Đạo Phật là con đường của sự sống”. Và người trí thức phương Đông nào mà quên được câu “Phật đạo bất ly thế gian”. Có đạo, đời mới được tốt đẹp hơn, bởi vì nhân phẩm được tăng cao do con người thực hành chân chính, và có đời, đạo mới thiệt thi được vai trò cải hóa của mình, một sứ mạng siêu nhiên không thể nào thiếu vắng được.
Vậy đạo không thể sinh hoạt ở ngoài đời, và đời không thể không có đạo kèm theo. Đời đạo bất tương ly, ví như bóng với hình không thể tách rời qua ánh sáng.