- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Tình trạng xuống dốc của Phật Giáo Việt
Đến hồi Pháp thuộc, với chánh sách phong tỏa toàn diện, đạo Phật cũng không được phát khai mấy chút. Trong một bài nhan đề : Phật Giáo ở xứ ta vì đâu mà suy đồi, đăng trên Pháp Âm Phật Học (4) ông Hoằng Nhiên đã nêu ra mấy nguyên nhân liệt bại, trong đó có hai điều quan trọng :
-Phái tăng già ở xứ ta phần nhiều tu mả không học.
-Người mình hay trọng sự lạy lục cúng dường theo lối mê tín dị đoan.
Từ năm 1930 đến 1940, nhờ ảnh hưởng phong trào Phật giáo quốc tế , nhất là ảnh hưởng của Phật giáo Tàu do Thái Hư Đại Sư (5) đứng ra cổ võ, Phật Giáo Việt
Trước hoàn cảnh đó, Đức Giáo Chủ nhận thấy cần phải làm ngay một cuộc chỉnh lý để quy nguyên Phật Pháp.
Năm 1939, Ngài mạnh dạn đứng lên bài trừ tất cả những tệ đoan đã làm cho chính nghĩa Phật giáo bị mờ. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng lớn trong Đạo Phật. Những điều cải cách của Đức Giáo Chủ có thể xếp thành hệ thống :
1.Bài trừ dị đoan mê tín : đồng cốt, bong chàng, xà mã, lầu kho, giấy tiền, vàng bạc.
2.Bỏ hẳn nghi lễ phiền toái: thầy lễ, thầy cúng, gỏ mõ, tụng kinh.
3.Giản dị hóa việc thờ cúng: không vẽ hình, đúc tượng, chẳng cúng kiến chè xôi.
Công việc tu hành theo Đức Giáo Chủ chỉ cần trau giồi trí tuệ, sửa tánh răn lòng, gần lành xa ác và luôn luôn niệm Phật chớ không cần khổ hạnh và cũng chẳng bầy bố cho nhiêu khê phiền toái.
Vì vậy Ngài mới hô hào :
Réo những ai lợi dụng làm xằng
Cho suy sụp chơn nhơn mờ mịt
Nào có khác mây đen phủ bít
Rồi dắt nhau đến chỗ dại ngây
Lấy tinh thần hiệp vén ngút mây
Trong bổn đạo tự thân phải xử !
Hồi chuông cách mạng tôn giáo vừa đánh lên, là có hằng triệu người hưởng ứng. Khởi đầu là những cuộc thuyết pháp để vạch rõ những chỗ nào là chân truyền, là cương yếu, mà thật sự xưa kia Đức Phật Tổ đã hoằng dụ vạn dân, chỗ nào là những cái mà người đời sau bày đặt ra để cho Đạo bị xa nguồn và người đời khinh rẽ. Kế tiếp Đức Giáo Chủ sáng tác kinh kệ để minh giải Tứ Diệu Đề, nhiếp hóa phép tu Thiền Định, bàn Tứ Ân giảng Tam Nghiệp.v.v…
Ngài đã nắm vững thành công trong việc đề xướng một Đạo Phật không thờ cốt Phật, một Đạo Phật không phù thủy hóa, và quay về cội rể bằng một đạo Phật chân truyền của Đức Thích Ca.
Những điều gì cần phải nói mà Đức Thích Ca đã nói, Ngài đều tùy phong hóa dân sanh phù hạp mà nói lại một cách giàn dị rõ ràng.
Nếu Phật bảo: “Không biết rõ ta mà bảo là tin ta, tội ấy còn hơn là hủy báng ta” thì Đức Giáo Chủ rạch ròi và thiết thực, đã bảo :
“Trước khi thờ học đạo nào hay ông thầy nào, ta hãy suy gẫm phán đoán kỹ càng, chừng hiểu biết rõ ràng sẽ hành theo (…) Cũng đừng thấy người ta thờ Phật rồi vội vã lập bàn thờ Phật, mà chưa hiểu ông Phật thế nào và tại sao ta phải thờ kính Đức Phật. Nếu tu như thế, thờ Phật như thế, thì càng tu càng thờ bao nhiêu càng tỏ ra cho thiên hạ thấy rõ ta mê tín bấy nhiêu. Đó cũng là cái đích để cho người vô đạo nhắm ngó mà bài bác, nhạo chê, phỉ báng, và rất uổng cho cái công trình thành kính lễ bái của ta vậy”.
Nếu Đức Thích Ca đã kêu gọi “ Hỡi các đệ tử! Hãy bãi bỏ tục giết sinh vật để tế tự”, thì Đức Giáo Chủ cũng quả quyết, minh bạch mà rằng :
“Ta không nên sát sanh hại vật mà cúng thần thánh nào, vì thần thánh không bao giờ ăn hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những kẻ ăn đồ cúng kiếng mà làm cho hết bịnh là tà thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại ta!”
Và nếu Đức Phật Tổ xưa kia đã vì nhân loại quyết chí hủy thân cứu chúng mà đại thệ: “Có một chúng sanh nào không thành Phật, ta thề không thành Phật”, thì Đức Giáo Chủ hôm nay cũng quả quyết phát nguyện :
Thương trần ta cũng ráng thề
Đặng cho bá tánh liệu bề tu thân
Tu hành chẳng được đức ân
Thì ta chẳng phải xác thân người đời !