- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Phật Thầy đem huyền diệu phi phàm mà trị cho vạn dân, đồng thời khuyến cáo cho mọi người nên ý thức thời hạ nguơn mạt pháp mà quay về với gốc lãnh đạo cũ. Ấy là nền Phật Giáo cổ truyền.
Nhờ cảm lòng từ bi đã cứu cho khỏi bệnh hoặc thoát chết, và nhờ cách hướng dẫn giản dị dễ cảm thông, nên nhân dân miền Hậu Giang không mấy lúc mà theo về qui y đông đảo.
Theo dõi con đường chu du độ thế của Phật Thầy, người ta thấy Ngài từ Tòng Sơn (SaĐéc), vào Trà Bư (Lấp Vò), lên Xẻo Môn (Long Điền) và sang Long Kiến (Long Xuyên). Rồi vì một pháp nạn (người ta cáo Phật Thầy là gian đạo sĩ, thu hút một số đông tín đồ chực cơ làm loạn), nên Ngài bị nhà cầm quyền đưa từ Long Kiến về Châu Đốc. Đi tới đâu, Phật Thầy cảm hóa người ta đến đó, nên sau cùng, chánh quyền triều Tự Đức buông thả Ngài, để cho Ngài tự do truyền giáo.
Từ đó Ngài ở tại Núi Sam, lấy chùa Tây An làm nơi thuyết giáo, và không bao lâu, số tín đồ của Ngài rải rác có mặt khắp cả miền Tây Nam Việt và một số người từ các tỉnh miền Đông, nghe danh và cảm đức, tìm đến quy y hành đạo (2)
Phật Thầy chánh thức lấy tên tông phái của mình là Bửu Sơn Kỳ Hương và cấp cho mỗi tín đồ một lông phái có triện son mang bốn chữ “Báu Linh” ấy.
Một bài thơ của Phật Thầy, có bốn chữ khoán thủ đề danh cho tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được truyền tụng mãi đến ngày nay với sự ẩn khúc nhiêu khê, có thểđọc theo chiều dọc ngang (tung hoành độc) đều có ý nghĩa (3).
Đây là chiều ngang của bài “Tứ Bửu Linh Tự” :
Bửu Ngọc Quán Minh Thiên Việt Nguyên
Sơn Trung Sư Mạng Địa Nam Tiền
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc
Hương Xuất Trình Sanh Tạo Nghiệp Yên
Và đây, chiều dọc :
Bửu Sơn Kỳ Hương
Ngọc Trung Niên Xuất
Quán Sư Trạng Trình
Minh Mạng Tái Sanh
Thiên Địa Tàn Tạo
Việt Nam Phục Nghiệp
Nguyên Tiền Quốc Yên
Bài thơ có nhiều cao từ ẩn ngữ, cần phải dùng lối chiết tự đảo cú mới khám phá nổi ý nghĩa huyền thâm. Riêng về bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương là một danh từ ghép vừa đúng đặt tên cho một môn phái, vừa ý thức cho mọi người một kỷ nguyên mới trong Phật Giáo với dụng nghĩa là do Núi Báu ấy (B.S.) mà sau nầy non sông sẽ rạng rỡ, mùi thơm lạ (K.H.) sẽ bay khắp mười phương, mở một thời kỳ Long Hoa Đại Hội.
Suốt một thời gian bảy năm, từ năm 1849 đến 1856, nghĩa là khi bắt đầu hóa độ cho đến khi viên tịch (4), Ngài truyền bá một cách tu vô cùng giản dị, thích hợp với hạng người nông dân hiền lành, chất phác ở đây. Ấy là pháp môn học Phật tu Nhân với những phương pháp quy nguyên chân truyền của Phật Tổ và canh tân Phật Đạo (5).
************
Chú Thích:
(1) Tất cả những câu thơ văn trích dẫn đặt dưới tiêu đề mỗi chương, đều là của Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác
(2) Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phần An Giang tỉnh, thì Tây An cổ tự lập ra năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) do một viên Tổng Đốc An Giang. Như thế là khi Đức Phật Thầy tới núi Sam thì chùa nầy đã có
(3) Ông Hồ Hữu Tường trong quyển Phi Lạc Sang Tàu, đổi lại ba chữ Nguyên, Mạng, Trạng, thành Nguyễn, Đạo Trọng và cho rằng bài thơ nầy xuất xứ do Đế Thuấn truyền lại cho Lưu Bá Ôn. Điều nầy chắc chắn ông Hồ Hữu Tường đã lầm.
(4) Đức Phật Thầy sanh năm Đinh Mão (1807) tịch năm Bính Thìn (1856) thọ 50 tuổi.
(5) Xem tiểu sử đầy đủ trong Đức Phật Thầy Tây An của Vương Kim-Đào Hưng và Thất Sơn Mầu Nhiệm của Dật Sĩ-Nguyễn Văn Hầu.
Gửi ý kiến của bạn