Chẳng luyến trần ảo ảnh gạt lường...
Niết Bàn tịch tịnh là đường Vô Sanh. (SG, t. 374)
Bởi Cảnh trần gian nhiều nỗi lao lung, việc tu tỉnh ít người hiểu lý cho nên Đức Thầy khuyên bảo: Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý, coi tại sao ta phải tu hành. (Q.4)
Khi đề cập Phật giáo đại chúng thường liên tưởng đến Nhơn quả và Luân hồi, nhưng đó chỉ là chơn lý thế gian Phật thuyết nhằm chỉ rõ thân phận con người do chướng nghiệp gây ra nên họ mãi lặn hụp trong biển khổ mênh mang từ kiếp nầy sang kiếp khác. Như trong kinh Lăng già ghi: Sanh tử tử sanh, sanh sanh tử tử tợ như triền hỏa luân (vòng lửa) chưa có lúc nào ngừng nghỉ. Còn chơn lý thực sự tuyệt vời vi diệu mà người Phật tử cần tìm hiểu để tu hành chính là những pháp môn Phật dạy nhằm dìu dắt họ thoát khỏi chốn mê đồ tiến đến cõi Vô sanh bất diệt.
Tuy nhiên, nếu nhìn trên phương diện nhơn duyên thì luật Nhơn quả và cảnh sanh tử luân hồi đích thị là nguyên nhơn Phật giáo. Vì có phiền não nên mới cần đến sự diệt trừ phiền não, có sống trong cảnh thống khổ nên mới cầu tìm đến chốn an cư,... thế nên mới có đạo Phật ra đời (kết quả). Và điều đó cũng do thiện duyên giữa Phật với chúng sanh, - Đạo đời nào có tư riêng. (ĐCĐB)
Vậy thiết tưởng hành giả nên suy nghiệm về nguyên nhơn và cứu cánh để Øcoi tại sao ta phải tu hành, đồng thời tìm hiểu các pháp môn thích hợp để trang bị cho cuộc hành trình trên đường tầm đạo, là con đường gai gốc thiên sơn vạn ải (XHTCT).
1. Sơ lược về Nhơn quả.
Thuyết Nhơn quả là một trong những chủ thuyết được quảng bá và giảng giải sâu rộng qua nhiều kinh điển nhà Phật, nên không riêng hàng Phật tử am tường mà đại chúng bên ngoài cũng nghe nói đến. Luật Nhơn quả, có nghĩa là một định luật tự nhiên trong vũ trụ khi có một nguyên nhơn phát sanh thì sẽ có một kết quả tương xứng sanh khởi vào một thời gian, và hoàn cảnh nào đó như bóng với hình, như cộng một với một là hai không thể khác. Dù Thánh nhơn hay phàm phu, dù vua chúa hay thứ dân mỗi khi tự mình đã tạo tác những điều thiện, ác đều phải nhận lấy nghiệp quả lành, dữ nếu không ở kiếp nầy thì cũng ở các kiếp khác. Như Đức Thầy nói:
Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy. (Q.4)
Tích thiện thì thường có phước dư,
Bằng tích ác họa ương đeo đắm (...)
Luật nhơn quả thật là cao viễn,
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai. (Q.5)
Nương theo lời giảng của Đức Thầy, ông Thanh Sĩ viết:
Mỗi việc ác mỗi tờ giấy nợ,
Thân nay chưa thì đợi thân sau.
Vay bao thì trả cũng bao,
Xưa nay nhân quả luật nào nể ai.
Thời mạt pháp trả vay rất chóng,
Kỳ hạ nguơn chết sống lẹ thay.
Đời xưa trả báo thì chầy,
Đời nay trả báo một giây nhãn tiền.
Tiên quá bước huờn nguyên trần tục,
Thánh lộn đường giây phút phàm phu (...)
Thăng trầm tự xử lấy thân,
Lấy câu nhân quả định phân khỏi lầm.
Tự xét mình khởi tâm thiện ác,
Tự xét mình tạo tác hung hiền.
Khỏi cần hỏi ý Thần Tiên,
Tự mình cũng biết nghiệp duyên thế nào.
Ăn chanh muốn ngọt ngào không được,
Làm dữ mong có phước khó thay.
Một cùng với một là hai,
Trồng chi hưởng nấy xưa nay không lầm. (HĐ, q.11, t.711)
2. Tóm lược về Sanh tử luân hồi.
Chủ thuyết về luật Nhơn quả không thể một mình nó đứng vững nếu thực sự không có sanh tử luân hồi. Như trường hợp điển hình có những kẻ vô thần, đoạn kiến ngoại đạo tưởng lầm rằng chết là hết, cõi Niết-bàn hay địa ngục đều do nơi sự tưởng tượng huyễn hoặc, mê tín dị đoan thế nên họ cho tôn giáo là mùi thuốc phiện, và chỉ biết đua tranh những điều hơn kém bằng mọi thủ đoạn:
Lấy sắc thân dẹp nỗi bất bình,
Bỏ đức tính của câu nhơn quả. (Q.5)
Họ đâu có hiểu rõ những lời Phật nói đều chơn thật:
Phật đã biết rõ câu sanh tử,
Phật đã tường tận sự luân hồi.
Cho nên Phật nói cạn lời,
Người nên xét kỹ để hồi hướng tâm.
Không tin Phật chừng lâm họa khổ,
Bừng tỉnh ra đã bỏ xác rồi.
Kế liền bị nghiệp cuốn lôi,
Dễ đâu nhớ được tiền đời ra sao...
Nghiệp trước hiện đang đền chưa hết,
Đã gây nên khổ nghiệp đời sau.
Nối liền như xích buộc vào,
Luân hồi sanh tử tiếp nhau không ngừng. (HĐ, q.11, t.742-743)
Đối với một số Phật tử mới qui y thọ giới cũng có người thắc mắc, nửa tin nửa ngờ như ông Kiến Chính thuở xưa, nên Đức Phật giải thích cho vị đệ tử nầy về cảnh sanh tử biến thức như sau:
Sanh tử luân hồi cũng ví dụ như cái cây cao lớn kia, rễ sâu, góc to, cành lá um tùm, hoa quả đỏ ối. Trước chỉ có một hột giống, sau nhờ được tứ đại (đất, nước, gió, lửa) và mọi duyên bên ngoài giúp cho mà lần hồi qua nhiều sự biến chuyển đổi dời nó thành như vậy. Nguyên từ một hột giống nở thành mầm, mầm nẩy ra dọc, dọc sanh ra lá, cành lá nở ra hoa, quả, hoa quả kết thành hột, vòng quanh biến đổi, mỗi lúc mỗi khác hình thể (tướng) trước sau, không lúc nào giống nhau, duy không lìa bỏ chất cũ (thể tánh). Cả cái tên đó cũng không còn là cái hột thường gọi, mà là cái cây cao lớn kia. Cây lại sanh ra quả, quả lại có hột nở thành cây, cứ theo năm, tháng, thêm lần mãi mãi cho đến vô lượng vô số...
Thần thức (1) là pháp khởi đầu tiên, mà sanh ra pháp ấy lại chính là Si (Vô minh) nghĩa là vì ngu si sanh ra say đắm. Vậy Si cũng như hột giống của cây kia, hột đó tuy nhỏ, nhưng có đủ sức thành được cây rất lớn. Do gốc ở ngu si mà sanh ra 12 nhơn duyên và tất cả nhơn duyên hợp lại thành ra cái thân nầy. Khi sanh ra cái thân nầy thì phải có già, bịnh, chết. Đời trước và đời sau đều do Thần thức biến chuyển dời đổi mà có; mỗi lần dời đổi lại có cha mẹ khác, lại mang lấy sắc thân mới, thay đổi cả sáu căn, cho chí phong tục tập quán khổ vui cũng đều thay đổi khác, và cũng không trở lại như cũ nữa. Cũng ví như cái cây ta trông thấy kia, không sao trở lại thành cái hột được.
Thần thức không có hình tướng, nhưng mỗi khi rời chuyển là phải theo với hành nghiệp thiện ác mà đi vào đường phước, tội. Nếu lúc sanh thời làm điều thiện thì nó chuyển sanh đi theo đến chỗ lành; nếu làm những việc ác Thần thức sẽ sa vào làm kiếp súc sanh, hay địa ngục, mang thân xấu xa ngu dốt. Hễ tạo nghiệp gì thì mang thân ấy: đen, trắng, dài, ngắn, vui, khổ, tốt, xấu. Cũng ví như nước biến đổi theo hình thể của từng cái bình tròn, vuông, lớn, nhỏ.
Trong thời gian giữa lúc vừa chết cho đến khi đầu thai sang kiếp khác, Thần thức dời chuyển ở trong thân Trung ấm cũng như đá quặng nấu thành sắt; từ Trung ấm chuyển sang thân khác, cũng như sắt đã chế thành đồ, hình cũ tiêu đi, thể chất đổi khác. Cũng ví như đá sỏi được nung thành son đỏ, rời đem mài ra hòa với nước; màu đỏ kia không thể trở lại thành màu trắng được.
Cũng ví như lũ người đi buôn, đi khắp các nước ở bốn phương, trông thấy mọi sự tốt xấu, khổ, vui; rồi tự nhiên chỉ nghĩ đến một sự gì ở về phương Đông thì liền đó không còn tưởng nhớ gì đến ba phương kia nữa. Sanh tử cũng như thế. Từ đời nầy làm nghiệp gì đi đến đời sau lúc đã thọ nghiệp mang thân khác là sanh ra tư tưởng mới, nên những mối nghĩa của Thần thức trước (ở ba phương kia) đều quên hết. Thần thức không còn nhớ điều gì ở kiếp trước vì có sáu thứ ràng buộc: thứ 1 là ở trong thân Trung ấm bị mê mờ đi, không trở lại được; thứ 2 là ở trong bào thai, bị bức bách quên hết; thứ 3 là lúc sanh ra bị đau đớn quá, quên hết những điều biết trước; thứ 4 là khi sanh lọt lòng ra gặp những cảnh mới lạ khác hẳn, nên sanh ra tư tưởng mới, quên hết những sự nhớ nghĩ trước; thứ 5 là khi sanh ra rồi, liền say đắm vướng mắc về sự ăn uống, nên chỉ nghĩ đến sự tham lam, vì thế mà quên hết những sự hiểu biết trước; thứ 6 là từ lúc sanh ra đến lớn lên, quen thấy những sự mới lạ của hiện tại, tất sẽ lần lần quên hết những sự hiểu biết trước. Cũng ví như con phúc dục (loại côn trùng) sanh ở dưới đất, không có cánh và tiếng tăm chi hết, đến khi gặp thời tiết khí hậu chuyển thân hóa làm con ve sầu bay lên cây đậu, kêu suốt đêm ngày. Con phúc dục đã biến thể thành con ve sầu bỏ chỗ âm đến chỗ dương. Con ve sầu mang thân hình khác, không thể trở lại làm con phúc dục được nữa cho đến ngày nó chết, hay bị các loài chim bắt ăn. Sanh tử cũng như thế. Khi mạng hết, thân chết, Thần thức chuyển đổi, lại mang thân mới, bị năm thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) ngăn che từ sự thấy biết cho chí tạp quán sẽ đều khác hết.
Thế nên Từ xưa đến nay biết bao nhiêu người chết đi, không hề thấy qua một người nào trở về bảo cho biết rõ mọi sự (?). Để giải thích điều nầy, Phật lại nói:
Cũng ví như đêm tối 30, đem năm sắc vào chỗ tối tăm mù mịt, rồi cho muôn ngàn người tới đó để xem thì chẳng có người nào trông thấy rõ các màu sắc: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím. Vậy nếu đem đuốc soi vào thì ai ai cũng có thể phân biệt rõ năm màu. Nhưng nếu có người ngu si, tự quay lưng về bó đuốc sáng, rồi ngoảnh mặt về chỗ tối, và đi vào chỗ tối hơn nữa thì họ sẽ không bao giờ thấy các màu sắc chi hết. Người ta ở trong vòng sanh tử cũng thế. Tất cả nhân dân cho chí các loài sâu bọ, bò, nhẩy, bay, chạy, cả đến các loài vi trùng, phàm đã mang những thân hình xấu xa, đều bị ngu si che lấp, sanh ra lười biếng, không chịu học hỏi về đường đạo đức, không biết tu sửa ba nghiệp (thân, khẩu, ý), chưa chứng được mắt Trí huệ mà muốn biết chỗ Thần thức đi lại các nơi để về báo cho nhau biết ngay trước mặt, thì cũng không khác chi những người muốn xem màu sắc ở giữa chỗ đêm tối mù mịt. Kết cuộc sẽ không thể nào trông thấy chi hết. Trái lại, nếu theo đúng 37 phẩm (2) trong các kinh luật dạy về các pháp tu hành để chứng đạo quả, giữ gìn ba nghiệp hoàn toàn trong sạch thì sẽ như người theo bó đuốc sáng trông thấy đủ cả năm màu sắc. Người tu đúng các phương pháp của chư Phật dạy thì sẽ biết rõ lẽ sanh tử, thấy đủ cả Thần thức tùy theo nghiệp thiện, ác đi lại trong năm ngã (người, a-tu-la, súc sanh, ma đói, địa ngục) cũng như lửa sáng soi các màu sắc đều thấy rõ. Và muốn biết rõ sanh tử đi lại như thế nào, cần phải nghe nhiều học rộng, cho hiểu thấu rõ mọi việc của Thân và Tâm, suy nghĩ tường tận, hiểu biết rõ ràng từ gốc chí ngọn. Bấy giờ cũng như người ngủ tỉnh dậy, không có gì là không rõ. Phật lại xác nhận:
Phật có đủ mắt trí huệ trong sáng, nên trông rõ suốt hết thảy những việc sanh tử của các loài đi lại trong ba cõi. Như sợi tơ màu xâu chuỗi hột thủy tinh, - xanh, vàng, đỏ, trắng Ngài đều trông rõ hết. Phật coi sanh tử của chúng sanh trong năm ngã đi lại cũng như xem cá ở dưới nước trong, cũng như đứng trên ngọn núi rất cao, trông đằng xa đều thấy rõ mọi người qua lại luôn không ngớt. [a]
3. Nguyên nhơn Phật giáo.
Cả hai thuyết minh về Nhơn quả và Luân hồi chưa đáp ứng mục đích truyền bá của đạo Phật. Người ngoại đạo có thể ngỡ rằng nền Phật giáo từ trên 25 thế kỷ qua không đạt đến chơn lý tuyệt vời (3), vì Phật có nói, hay không nói đến Nhơn quả và Sanh tử luân hồi thì cái lẽ (luật) tự nhiên trong trời đất vẫn không hề dời đổi; nó không giúp ích được gì cho nhơn loại. Thế nhơn đành tuyệt vọng vì không tìm ra được lối thoát khỏi ba cõi ví như căn nhà lửa (4). Như Đức Thầy nhận xét:
Thấy trong trần hạ thảm thương,
Đâu có biết đường chơn chánh mà đi. (Q.1)
Do nguyên nhơn đó, và cơ duyên vô cùng trọng đại, cùng lòng từ bi yêu sanh chúng như con đỏ nên Đức Phật ra đời làm vị Đạo sư dìu dắt những ai biết nghe và hiểu cùng theo Ngài lên đường tầm đạo:
Ai biết đường hãy sớm tẩu đào,
Kiếm đạo lý mà nhờ mà nhõi. (Q.4)
Đức Phật còn có danh hiệu Chuyển Luân Pháp Vương Chánh Biến Tri (5) vì giáo pháp của Ngài được người đời tôn sùng là đệ nhị bảo (Phật, Pháp, Tăng), là chơn lý tuyệt vời, là diệu dược có hiệu năng chữa trị tất cả mọi thứ bịnh từ các phiền não thế gian đến căn gốc si mê, và tham ái. Ngoài ra, vì Phật đã khai mở con đường Vô Sanh Bất Diệt cho nhơn loại, nên Phật giáo được nhơn gian ca tụng là đạo Giải thoát vậy. Như Ngài tuyên bố:
Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã mở cho chúng sanh.
Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng.
Thiện thay! Mặc dù được làm Người do cơ duyên rất may mắn, khó khăn hơn con rùa mù bơi lội không biết bao nhiêu ngàn năm mới chui vào được trong bộng cây trôi giạt ngoài biển khơi; nhưng kẻ thấy đạo lý để tu hành theo chánh pháp lại thực sự là người có căn lành to lớn hơn cả. Vì họ không còn lo lắng tìm cầu một phương hướng nào khác ngoài sự lần bước theo đường xưa lối cũ:
Tượng xưa dấu cũ còn mờ,
Không lo tìm kiếm bến bờ mà nương. (DDBĐ)
...
Nay rừng bụi có người mở ngỏ,
Thì noi theo dấu thỏ đàng dê. (SĐ)
4. Đoạn đường Phật tầm đạo.
Để thành đạt chơn lý cao thượng tuyệt vời hiến cho trần thế, Đức Phật đã đi suốt một cuộc hành trình đơn độc, lặng lẽ đầy những sự gian nan, cùng thử thách, không màng đến những lời xui giục âm thầm của lũ quỉ (tham, sân, si, mạn, nghi, v.v.) trong nội tâm, lẫn những cảnh quyến rũ bên ngoài của bọn ma vương (lục trần) quấy rối. Ngài tự phế bỏ ngôi vị Thái tử cao quí, xa lìa phụ vương yêu thương, vợ đẹp và con vừa mới sanh nở mà Ngài cho rằng mang thêm sợi dây trói buộc, - Ràhula (6) để làm đạo sĩ nghèo nàn không tiền của, nhà cửa. Ngài đi lang thang trong rừng núi, y phục chỉ là những mảnh vải vá víu, chơn không giày dép, đầu không khăn nón, phải tạm trú trong hang đá, hay dưới bóng cây qua những cơn mưa dông, nắng cháy.
Phật hóa hiện ra đời như một vĩ nhơn phi thường đầy lòng từ bi vô lượng, trí huệ tột bực, dũng cảm siêu quần. Cuộc đời Ngài là gương sáng mầu nhiệm soi rọi cho thế chúng nương theo vào cảnh giới tỉnh lặng trường cửu. Như Đức Thầy nhắc nhở:
Nhớ thuở trước oai linh Phật Tổ,
Phép thần thông trừ lũ Ma vương.
Chốn rừng tòng ngồi chịu nắng sương,
Tìm đạo lý hiến cho trần thế...
Và nguyên do Phật quyết chí ra đi tìm đạo được Đức Thầy kể tiếp:
Bịnh với Tử từ kim chí cổ,
Sanh với Già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lâu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài tầm đạo. (Q.4)
Qua ba lần rời cung điện đi ngoạn cảnh bên ngoài, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) lần lượt trông thấy một cụ già chơn mõi lưng khòm, kế đến một người bịnh hoạn rên rỉ, rồi một thây ma hôi thúi. Những cảnh đó làm cho Ngài ưu tư, phiền não. Ôi! sanh ra rồi cứ lăn lộn trong những cuộc bon chen vất vả để cuối cùng thân xác cũng rã tan. Trông người rồi lại nghĩ đến mình, dù ở ngôi Thái tử vào đài ra các tột bực giàu sang, nhưng Ngài cũng sẽ không thoát khỏi vòng sanh-lão-bịnh-tử:
Từ nhỏ tuổi đến người trưởng lão,
Mắc trong vòng sanh tử luân hồi...
Cảnh dương gian muôn thảm ngàn sầu,
Ngó vạn vật lầu đài chẳng có.
Sông với núi trước kia mắt ngó,
Khi chết rồi thấy nó đặng nào. (Q.4)
Đến lần thứ tư, Ngài lại thấy một đạo sĩ nghiêm trang thanh nhã. Hình ảnh nầy gợi trong tâm trí Ngài con đường Giải thoát:
Lần thứ tư vừa đi dạo mát,
Bỗng gặp người tốt đẹp trang nghiêm.
Nào dè đâu trời đã ứng điềm,
Giả tăng sĩ gợi lòng Thái tử.
Ngài hiểu rõ ấy là phận sự,
Phải xuất gia tầm đạo mau mau. (Q.5)
Nên sau đó Thái tử xin xuất gia, nhưng không được phụ vương chấp thuận. Ngài đành chờ đêm tối lẻn trốn khỏi hoàng cung, quyết chí đi tìm đạo lý:
Lòng Thái tử quyết theo ý muốn,
Thừa đêm khuya lén trốn vào rừng.
Lìa cha già, vợ đẹp, con cưng,
Thân chẳng sá xông pha bờ bụi.
Ngài thuở ấy nên mười chín tuổi, (7)
Tâm đại hùng cương quyết tu trì.
Trải bao phen lao khổ xiết chi,...
Thật đúng như lời tiên đoán của tiên ông A Tư Đà (Asita):
Rằng Hoàng tử chừng được thành nhơn
Lìa đền đài khổ cực chẳng sờn,
Tìm đạo lý dắt dìu sanh chúng.
Ngài sẽ được thế gian ca tụng,
Chắc phần Ngài quả Phật vẹn tròn.
Buồn vì tôi tuổi lớn sức mòn,
Chẳng sống đặng nghe lời Phật thuyết.
Cả hồng trần đau thương thống thiết,
Nhờ Ngài mà diệt nẻo luân hồi. (Q.5)
Thời gian đầu Ngài theo học với hai vị đạo sĩ lỗi lạc, nổi danh. Với vị đạo sĩ đầu tiên, Ngài chứng đạt sự nhận thức bằng trí huệ và trực giác, thuộc cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiên, tức cảnh giới có quan niệm về hư không, một tầng thiền khá cao. Với vị thứ hai, Ngài ngộ được đệ bát thiền Vô Sắc, là tầng cao nhứt của thiền Vô Sắc thuộc cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tức không còn tri giác mà cũng không có không tri giác. Khi đắc được thiền nầy tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế nhị đến nỗi không thể nói là có tâm hay không. [b] Tuy đạt được các thành quả nầy, làm chủ tâm mình, nhưng Ngài nhận xét đó chưa phải là mục tiêu cuối cùng dứt được ái dục, thoát khỏi vòng phiền não để tiến đến Chơn lý tối thượng Niết bàn tịch tịnh nên Ngài lại ra đi.
Ngài nghĩ rằng Ta không nên nương nhờ ai khác (tha lực) mà phải tự mình nỗ lực tu tập vì chơn lý phải do nơi chính mình suy niệm:
Đường đạo lý chớ nên chán nản,
Hãy bền lòng tầm Phật trong tâm. (Q.2)
Thế rồi, như Đức Thầy kể tiếp:
Sau Ngài đến Rạch Ni Liên Thuyền, (8)
Thấy cỏ hoa cảnh bắt tham thiền.
Ngồi khổ hạnh sáu năm bên ấy, (Q.5)
Như tất cả đạo sĩ thời bấy giờ, Ngài tu theo lối khổ hạnh suốt trong sáu năm liên tục. Dáng người trở thành gầy ốm, tiều tụy vì thiếu dinh dưỡng; đồng thời tinh thần cũng mệt mõi không còn sáng suốt như trước nữa, nên Ngài nghĩ đến con đường Trung đạo mà sau nầy là đặc điểm của Đại Thừa Phật giáo, cũng như Giáo lý PGHH. Ngài là vị Giáo chủ đầu tiên khám phá ra hệ thống nầy, đó là con đường ở khoảng giữa hai cực đoan (antà, extrême, hay thái cực, cực điểm). Một cực đoan là tham dục luyến ái trước ngũ trần, chỉ biết lợi dưỡng, tìm thích thú trong những khoái lạc tạm bợ và ngắn ngủi. Nó thấp hèn, và thô bỉ. Trái lại, một cực đoan khác là khổ hạnh tuy cao cả hơn, nhưng chỉ làm gia tăng những nỗi đau đớn. Cả hai cực đoan đều không lợi ích, không xứng đáng phẩm hạnh của Thánh nhơn. Sự lợi dưỡng làm suy yếu tinh thần, còn tu khổ hạnh làm hại sức khỏe đều gây trở ngại cho sự phát huy trí giác. Thế nên Ngài trở lại dùng thức ăn đơn sơ vừa đủ. Thấy vậy, nhóm của ông Kiều Trần Như (Kaundinya) gồm tất cả 5 đạo sĩ thất vọng, bèn bỏ ra đi vì họ nghĩ rằng: Đạo sĩ Cồ Đàm (Gotama) đã trở lại ưa thích xa hoa, đã ngưng cố gắng và đã quay về đời sống lợi dưỡng. [b] Nhưng Ngài vẫn không nản chí, cứ một mình hành thiền nhập định giữa chốn rừng sâu. Cũng như xưa nay các bực vĩ nhơn đều ở trong hoàn cảnh âm thầm, cô đơn để tìm chơn lý, hay để giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp mà người bình thường không thấu hiểu.
Trong đêm đó, Ngài ngồi dưới cội cây Bồ đề (9) để nhập sơ thiền, rồi lần lần nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Tâm Ngài an trụ vào một điểm, rồi nó trở thành trong sáng như mặt gương được lau chùi bóng loáng có thể phản chiếu tất cả mọi vật một cách vô cùng trung thực. Tư tưởng Ngài cũng hoàn toàn lắng dịu, tinh khiết, không còn ô nhiễm tham ái. Như Đức Thầy mô tả: Tâm sáng suốt như đài nguyệt kiến, Tánh trong như nước bích mùa xuân. (Q.4)
Vào canh một, Ngài chứng ngộ Túc Mạng Minh; tức phá tan màn vô minh, nhận ra tỏ rõ những lần tái sanh như thế nào, cùng những việc trong muôn kiếp trước.
Vào canh hai, Ngài chứng đạt Thiên Nhãn Minh; với Cặp mắt Thánh dòm xem tứ hải (DPQM) Ngài thấy rõ hiện tượng diệt và sanh của chúng sanh, tức sự phân tán và sự kết hợp trở lại, chết nơi kiếp nầy rồi sống lại ở kiếp khác (đầu thai), cùng lý do có kẻ sanh vào chỗ lành nơi dữ, có kẻ giàu người nghèo, kẻ đẹp đẽ người xấu xí, kẻ thông minh người đần độn,... Tất cả, đều do hành vi tạo tác của họ ở kiếp trước.
Vào canh ba, Ngài chứng đạt Lậu Tận Minh (Asavakkhayanàna); tức phá tan màn vô minh, thấy rõ các pháp Trầm luân nơi tam giới. (10) Ngài nhận ra: Đây là sự phiền não, đây là sự ô nhiễm; và đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt phiền não, đây là con đường chấm dứt sự ô nhiễm. Nhờ đó tâm Ngài giải thoát khỏi Dục lậu, tức sự ô nhiễm của dục vọng; Hữu lậu, tức sự ô nhiễm của luyến ái đời sống; và Vô minh lậu, tức sự ô nhiễm của mê si. Cuối cùng Ngài nhận thức đây là kiếp chót:
Ta đã được giải thoát. Tái sanh đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc phải làm, không còn trở lại trạng thái nầy nữa.
Thế rồi, Phật tuyên bố: Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà nầy. Lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn. Nầy hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục. [b] Trải qua nhiều kiếp sanh tử luân hồi nhàm chán Phật cứ mải suy tư tìm hiểu căn gốc tạo nên cái thân xác (cái nhà) nầy, và cuối cùng Ngài khám phá ra chính đó là ái dục (người thợ cất nhà), - nó là động lực nằm sâu kín bên trong mọi người chớ không ở nơi nào khác. Phật đã quán thấy nó (ái dục), và đã tận diệt nó nên từ đây nó sẽ không còn tạo ra những sự ô nhiễm (sườn nhà) như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, v.v. Ngài cũng đã dùng trí huệ tận diệt Vô minh (cây đòn dông) do ái dục tạo tác, nên cùng lúc tất cả mọi thứ phiền não đều tan rã. Phật đã vượt qua con đường gai gốc nguy hiểm, Pháp thân Ngài đã đạt trạng thái vô vi Niết-bàn vắng lặng.
Cùng lúc đó ánh bình minh hiện lên ở chơn trời, màn sương tan biến, vạn vật trong vũ trụ đều chuyển động. Chư Phạm Thiên đến dâng hoa và bái lạy Ngài đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (11), thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Thích Ca là họ của Ngài và Mâu Ni, có nghĩa là Tịch tĩnh.
Tiếp theo, thiện nữ Sujàtà đến dâng cúng Phật bát sữa hòa với mật ong. Ngài thọ dụng để có đủ sức khỏe, rồi nhịn đói luôn 49 ngày (12) để suy nghiệm trong tĩnh lặng quanh quẩn nơi cội cây Bồ đề.
Tuần lễ thứ nhứt, Phật ngồi không cử động để chứng Hạnh Phúc Giải Thoát (Vimutti Sukha). Trong đêm cuối tuần, vào canh một Ngài xuất thiền và suy nghiệm về Thập Nhị Nhơn Duyên theo chiều xuôi: Khi cái nầy (nguyên nhơn) có thì cái đó (kết quả) có; khi cái nầy (nhơn) phát sanh thì cái đó (quả) phát sanh. Như Đức Thầy giảng:
Nhơn duyên thứ nhứt phát khởi từ màn vô minh mà che lấp bản ngã (linh hồn) nên làm cho người phải tăm tối mê say, gây tạo ác nghiệp, chịu nẽo luân hồi thống khổ. Đây là 12 duyên sanh: vô minh sanh hành, hành sanh thức, thức sanh danh sắc, danh sắc sanh lục nhập, lục nhập sanh xúc động, xúc động sanh thọ cảm, thọ cảm sanh ái, ái sanh bảo thủ, bảo thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lão, tử . Ngoài ra, Đức Thầy còn giải thích vì sao chúng sanh vẫn phải lăn lộn trong sáu nẻo luân hồi:
Đó là 12 duyên sanh, nó dắt đi từ kiếp nầy đến kiếp kia không có dứt; cái vô minh nghĩa là tối tăm mê dốt, từ hồi vô thỉ. Có mê dốt ta mới hành động, rồi hành động ấy sanh ra muôn pháp, nên mới có cái thức (biết), ví như loài cây cỏ, sắt đá (vô tình) không biết chi cả, đâu có danh sắc, còn ta là loài hữu tình cái biết ấy nên có xác thịt và linh hồn, danh sắc. Xác thịt và linh hồn có thì phải có 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhiễm với 6 trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là lục nhập. Có lục nhập mới có tiếp xúc với người và vạn vật, nên gọi là xúc động, rồi từ chỗ tiếp xúc mới thọ hưởng của tiền trần nên gọi là thọ cảm. Có thọ cảm, thọ hưởng của tiền trần rồi mới có cái ưa thích, quyến luyến, thâm tình nên gọi là ái. Muôn việc chi ở đời, nếu ta ưa thích cái điều đó, thì ta phải gắng công gìn giữ chặt chịa nên gọi là bảo thủ; mà gìn giữ chặt chịa thì mới có sống, nếu không, làm sao mà ta sống, nên gọi là hữu. Rồi cái sống ấy, mến tiếc ấy mới đầu thai trở lại cõi trần đặng hưởng dụng nên gọi là sanh. Muôn loài vạn vật hễ sanh ra thì lớn, hễ lớn thì sẽ già bị trong tứ đại (đất, nước, gió, lửa) làm nên nào là tứ thời, cảm mạo bất hòa, hễ già thì yếu đau, nếu đau tất là phải chết nên gọi là lão, tử. Ấy vậy cái nghiệp nhơn của già, chết, ấy là tại cái vô minh mà ra tất cảÏ. (SG, bản ấn tống năm 1999, t. 390-391)
Vào canh hai, Phật suy nghiệm về Thập Nhị Nhơn Duyên theo chiều ngược: Khi nguyên nhân nầy không còn thì quả nầy cũng không có. Với sự chấm dứt của nhân nầy thì quả nầy cũng chấm dứt. Như Đức Thầy giảng về môn Hoàn diệt:
Vô minh bị diệt thì Hành diệt; Hành bị diệt thì Thức diệt; Thức bị diệt thì Danh sắc diệt; Danh sắc diệt thì Lục nhập diệt; Lục nhập diệt thì Xúc động diệt; Xúc động diệt thì Thọ cảm diệt; Thọ cảm bị diệt thì Ái diệt; Ái bị diệt thì Bảo thủ diệt; Bảo thủ bị diệt thì Hữu diệt; Hữu bị diệt thì Sanh diệt; Sanh bị diệt thì Lão, Tử diệt. Ấy là giải thoát vậy. (SG, t.391)
Vào canh ba, Phật lại suy nghiệm về Duyên khởi theo chiều xuôi và chiều ngược cùng lúc.
Tuần lễ thứ hai, để tỏ lòng tri ơn cây Bồ đề đã che đỡ Ngài trong những cơn mưa nắng giúp Ngài chiến đấu thành đạt đạo quả, Phật đứng cách khoảng xa và yên lặng nhìn vào cây đó suốt cả 7 ngày không nháy mắt. Đây là một bài học luân lý dành cho thế nhơn chớ quên ơn phụ nghĩa dù đối với một vật vô tri vô giác.
Tuần lễ thứ ba, Phật tạo một đường kinh hành quí báu (bằng ngọc) và đi lên xuống suốt trọn tuần nhằm tỏ cho chư Thiên biết Ngài đã đắc quả vị Phật. (13)
Tuần lễ thứ tư, Phật suy niệm về phần quí báu, những điểm phức tạp của Tạng Luận (Abhidhamma, giáo lý cao siêu). Khi Ngài suy tưởng về lý Nhơn Quả Tương Quan, tâm và thân Ngài trở nên tinh khiết và phát ra một vầng hào quang sáu màu. (14)
Tuần lễ thứ năm, Phật chuyển sang ngồi dưới cội cây Ajapàla và chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Trong thời gian nầy có 3 người con gái của Ma Vương tên Tanhà, Aratì và Ragà cố gắng dùng nhan sắc quyến rũ Ngài, nhưng họ thất bại.
Tuần lễ thứ sáu, từ cây Ajapàla Phật sang qua ngồi dưới cây Mucalinda để lần nữa chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát.
Tuần lễ thứ bảy, Phật lại bước qua ngồi dưới cây Rajayatana để chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát. Đó là phong cách thận trọng của Phật dành thời gian cần thiết để kiểm chứng về Chơn lý đã giác ngộ, như Ngài chủ trương nhìn toàn diện mọi sự vật từ bên ngoài vào tận trong cùng và qua tất cả mọi khía cạnh (angles) của nó.
Sau đó, Đức Phật còn do dự chưa đi hóa độ vì Ngài nghĩ rằng cái Chơn lý mà Ngài vừa chứng đắc quá cao siêu huyền diệu, ngược dòng tư tưởng của người bình phàm; e thế chúng không đủ khả năng lãnh hội vì họ còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần, vương vấn những phiền não tham, sân, si. Bỗng Ngài nhìn vào đầm sen kia không gì đẹp bằng, có nhiều cây đã lên cao khỏi mặt nước với lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng (CD), lại có những cây chỉ vừa nhô lên với búp hoa còn khép kín, cũng có những cây còn ở dưới đáy ao. Rồi Ngài dùng thiên nhãn quán chiếu thấy thế chúng tuy trình độ phàm Thánh khác nhau, có người trí kẻ mê, có người thông minh kẻ ngu khờ, nhưng tất cả ai ai cũng đều có hột giống Phật tánh quí báu. Như Đức Thầy nói:
Ngài bèn xét ở trong Phật chủng,
Các chúng sanh đều có như Ta.
Bị vô minh vọng tưởng vạy tà,
Nên quay lộn Ta bà cõi khổ. (Q.5)
Do đó, Đức Phật quyết định lần bước phô trương độ chúng (Q.5), đánh lên hồi trống Vô Sanh Bất Diệt (amata)Ï. Nếu ai làm đúng theo lời dạy của Ngài (Phật pháp) thì họ sẽ sớm được chứng ngộ; và ngay trong kiếp nầy những người có đủ tri giác, cùng trí huệ sẽ hưởng một đời sống vô cùng thiêng liêng trong sạch.
Đức Phật định hóa độ để trả ơn cho hai vị đạo sĩ mà Ngài theo học trước kia, nhưng khi dùng thiên nhãn soi chiếu thấy một vị đã chết trước đó một tháng và vị kia vừa lìa đời được một tuần nên Phật bèn lên đường đi tìm nhóm ông Kiều Trần Như lúc ấy đang tu hành ở vườn Lộc Uyển, gần thành Ba-la-nại (Benares). Tại nơi đây, Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế là bài chuyển Pháp luân đầu tiên mà Ngài hiến cho trần thế. Sau khi nghe xong, các vị trút bỏ mọi kiến chấp mê mờ lầm lạc, tâm trí trở nên sáng suốt và lần lượt chứng ngộ quả vị A-La-Hán. Đó là 5 vị đệ tử đầu tiên qui y Phật.
(Kỳ sau tiếp phần : Chơn Lý Tuyệt Vời và Quan Niệm Về Niết Bàn)
Ghi chú:
(1). Thần thức, còn được gọi là Tạng thức (Alaya), là thức thứ 8, sau thức thứ 7 là Mạt na (Manas), -lúc nào cũng xét nét, suy nghĩ; và 6 thức khác là thức của 6 căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Theo thuyết Duy Thức của các Ngài Vô Trước và Thế Thân thì thức Alaya là nguồn gốc và nơi nương tựa của vạn vật, là nguyên lý của cá nhân, đồng thời cũng là nguyên lý của vũ trụ, -gần giống như nguyên lý đơn tử (monade) của Tây phương. Mỗi chúng sanh đều có thức Alya... và thức ấy biến hiện thành thế giới tùy theo nghiệp của nó. Thức Alya phát sanh ra ngã chấp vốn là nguồn gốc của tất cả mọi sự mê lầm. Do nghiệp lực từ kiếp vô thủy quy định (nghiệp quả) nó như một dòng nước liên tiếp chảy xiết không ngừng (bất đoạn), rồi do nghiệp lực mà phải sanh trong ba cõi... Trên phương diện Nhơn quả đồng thời, có sự tương quan giữa thức thứ 8 với 7 thức khác do sự hoạt động của 7 thức trước (còn gọi là chuyển thức) mà thức Alya được liên tục tồn tại, rồi do sự hoạt động của Thức Alya (chủng tử hiện hành) mà 7 chuyển thức kia được thường thường hiện hành. Nhưng dù 7 chuyển thức có ở trạng thái bất động thì Thức Alya cũng vẫn bất diệt, liên tục như dòng nước chảy đều. Vậy Thức Alya được nhận là thức chứa trữ (tạng, hay tàng) nghiệp quả. [xem Kimura Taiken, Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, do HT Thích Quảng Độ dịch, t.120-129]
(2). 37 phẩm trợ đạo do Phật chế ra và chia thành 7 môn, gồm có:
Tứ Niệm xứ: Quán thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thị khổ
Tứ Chánh cần: Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa sanh khởi, dứt trừ các điều ác đã sanh khởi, làm sanh khởi các điều thiện, tiếp tục phát triển các điều thiện đã sanh khởi.
Tứ Như ý túc: Dục (như ý túc), Tinh tấn (...), Nhứt tâm (...), Quán (...).
Ngũ Căn: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.
Ngũ Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Huệ lực.
Thất giác chi: Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Niệm, Định, Xả.
Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh mạng, Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định.
(3). Theo câu Đức Thầy viết trong bài Từ Giã Làng Nhơn Nghĩa: Càng đi càng biết nhiều nơi, Càng đem chơn lý tuyệt vời phổ thông.
(4). Xem Kinh Pháp Hoa, phẩm 1 (Tựa), phẩm 2 (Phương tiện), phẩm 3 (Thí dụ).
(5). Chánh Biến Tri (Sammà Sambuddha), là vị Phật hoàn toàn thấu triệt đạo lý và có đầy đủ khả năng truyền bá Giáo lý. Trái lại, Phật Độc Giác (Pacceka, cá nhơn) chỉ thấu triệt Chơn lý, nhưng không thể giảng giải Giáo lý.
(6). Vua Tịnh Phạn đặt cho Hoàng Tử tên Ràhula, có nghĩa là sợi dây trói buộc. Về sau Hoàng tử cũng xuất gia qui y theo Phật.
(7). Theo nhiều tài liệu thì Ngài xuất gia lúc 19 tuổi; thuyết nầy có thể tin được vì theo tục lệ người Ấn, đặc biệt ở thời ấy nam và nữ lập gia đình rất sớm. Nhưng theo T.T. Thích Đức Nhuận, Phật Học Tinh Hoa (PHTH), do PHVQT xuất bản năm 1983, t. 94, căn cứ bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) thì Thái tử xuất gia lúc 29 tuổi.
(8). Rạch Ni Liên Thuyền, tức nơi có con sông Nairanjani (Lilani), một khu rừng gần làng Ouroubilva (cũng gọi là Dukarakrya, có nghĩa là Khổ hạnh lâm), bên tháp núi Râdjagriha (Vương xá); theo T.T. Thích Đức Niệm, PHTH, t. 95.
(9). Cây Bồ đề, là cây pippala, sau người ta gọi là Bôddhidruma; nghĩa là cây (druma) Giác ngộ (bodhi). Còn khu đất chung quanh cây được gọi là Trường Giác ngộ (Bodhimanda).
(10). Các pháp Trầm luân (Àsavas), là những bợn nhơ (lậu) trong tâm, những ô nhiễm trôi chảy đến cảnh giới cao nhứt. Có 4 pháp Trầm luân: Dục (Kàma), Hữu (Bhava), Tà kiến (Ditthi), và Vô minh (Avijjà). Ở đây, Hữu là ý muốn tái sanh vào cảnh giới Sắc và Vô sắc (Rùpa và Arùpa Bhava). [b]
(11). Theo Đại Thừa, muốn phá tan hoàn toàn màn vô minh phải trải qua 52 quả vị. Cứ mỗi lần phá được một phần vô minh là đắc một quả vị. Sau khi đạt Thập tín (10 quả vị) thì đến Thập trụ (10 quả vị), rồi lên Thập hạnh (10 quả vị), Thập hồi hướng (10 quả vị), và Thập địa (10 quả vị). Đến quả vị thứ 51 là đắc Đẳng Giác; sau đó dùng trí huệ Bát nhã Kim cương phá sạch màn vô minh vi tế tận cùng thì chứng ngộ Diệu Giác, tức Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Phật). Như vậy, cuộc hành trình tu hành từ thân phận phàm nhơn cho đến khi thành đạt Phật quả thật quá xa; nhưng tại sao chỉ trong một đêm thiền định mà Ngài đạo sĩ Cồ Đàm trở thành Phật (?). Thật ra, Ngài đã tu hành từ vô lượng kiếp, và đã muôn ngàn kiếp trước là Thánh nhơn, đã ngàn kiếp xưa kia là Bồ Tát.
(12). Theo T.T. Thích Đức Nhuận, PHTH, t. 98 thì Phật thành đạo vào ngày cuối cùng sau 49 ngày suy tưởng. Chúng tôi nghĩ rằng thuyết nầy không phù hợp với nguyên tắc tư duy hợp lý và có tánh cách khoa họcÏ. Dụ như các nhà khoa học mỗi khi đã tìm ra một kết quả nào, họ cần phải thử nghiệm thêm nhiều lần để xác nhận, rồi mới đem ra áp dụng. Giáo thuyết của Phật trong sáng, không có điều nào mâu thuẫn, và cũng không dựa vào thần quyền nên nó phải được Ngài suy tưởng, chứng nghiệm, rồi suy nghiệm theo chiều xuôi và chiều ngược để kiểm lại. Như vậy, ắt Ngài dành thời gian 7 tuần nhựt để suy nghiệm lần nữa về Chơn lý mà Ngài đã thành đạt trước khi lên đường chuyển Pháp luân.
(13). Người viết thiển nghĩ hình ảnh đó biểu thị sự đi lại tự tại của Như Lai. Như trong Tâm Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa ghi: Bồ Tát Tự Tại (có nơi cho là Quán Thế Âm) dùng trí huệ Ba-la-mật quán xét năm uẩn đều không nên giải thoát khỏi mọi sự trói buộc; -Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
(14). Sáu màu, gồm có xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam, và màu thứ sáu là tất cả 5 màu pha lẫn. Theo giáo lý PGHH thì màu đà (nâu) tượng trưng các màu tổng hợp.
Niết Bàn tịch tịnh là đường Vô Sanh. (SG, t. 374)
Bởi Cảnh trần gian nhiều nỗi lao lung, việc tu tỉnh ít người hiểu lý cho nên Đức Thầy khuyên bảo: Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý, coi tại sao ta phải tu hành. (Q.4)
Khi đề cập Phật giáo đại chúng thường liên tưởng đến Nhơn quả và Luân hồi, nhưng đó chỉ là chơn lý thế gian Phật thuyết nhằm chỉ rõ thân phận con người do chướng nghiệp gây ra nên họ mãi lặn hụp trong biển khổ mênh mang từ kiếp nầy sang kiếp khác. Như trong kinh Lăng già ghi: Sanh tử tử sanh, sanh sanh tử tử tợ như triền hỏa luân (vòng lửa) chưa có lúc nào ngừng nghỉ. Còn chơn lý thực sự tuyệt vời vi diệu mà người Phật tử cần tìm hiểu để tu hành chính là những pháp môn Phật dạy nhằm dìu dắt họ thoát khỏi chốn mê đồ tiến đến cõi Vô sanh bất diệt.
Tuy nhiên, nếu nhìn trên phương diện nhơn duyên thì luật Nhơn quả và cảnh sanh tử luân hồi đích thị là nguyên nhơn Phật giáo. Vì có phiền não nên mới cần đến sự diệt trừ phiền não, có sống trong cảnh thống khổ nên mới cầu tìm đến chốn an cư,... thế nên mới có đạo Phật ra đời (kết quả). Và điều đó cũng do thiện duyên giữa Phật với chúng sanh, - Đạo đời nào có tư riêng. (ĐCĐB)
Vậy thiết tưởng hành giả nên suy nghiệm về nguyên nhơn và cứu cánh để Øcoi tại sao ta phải tu hành, đồng thời tìm hiểu các pháp môn thích hợp để trang bị cho cuộc hành trình trên đường tầm đạo, là con đường gai gốc thiên sơn vạn ải (XHTCT).
1. Sơ lược về Nhơn quả.
Thuyết Nhơn quả là một trong những chủ thuyết được quảng bá và giảng giải sâu rộng qua nhiều kinh điển nhà Phật, nên không riêng hàng Phật tử am tường mà đại chúng bên ngoài cũng nghe nói đến. Luật Nhơn quả, có nghĩa là một định luật tự nhiên trong vũ trụ khi có một nguyên nhơn phát sanh thì sẽ có một kết quả tương xứng sanh khởi vào một thời gian, và hoàn cảnh nào đó như bóng với hình, như cộng một với một là hai không thể khác. Dù Thánh nhơn hay phàm phu, dù vua chúa hay thứ dân mỗi khi tự mình đã tạo tác những điều thiện, ác đều phải nhận lấy nghiệp quả lành, dữ nếu không ở kiếp nầy thì cũng ở các kiếp khác. Như Đức Thầy nói:
Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy. (Q.4)
Tích thiện thì thường có phước dư,
Bằng tích ác họa ương đeo đắm (...)
Luật nhơn quả thật là cao viễn,
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai. (Q.5)
Nương theo lời giảng của Đức Thầy, ông Thanh Sĩ viết:
Mỗi việc ác mỗi tờ giấy nợ,
Thân nay chưa thì đợi thân sau.
Vay bao thì trả cũng bao,
Xưa nay nhân quả luật nào nể ai.
Thời mạt pháp trả vay rất chóng,
Kỳ hạ nguơn chết sống lẹ thay.
Đời xưa trả báo thì chầy,
Đời nay trả báo một giây nhãn tiền.
Tiên quá bước huờn nguyên trần tục,
Thánh lộn đường giây phút phàm phu (...)
Thăng trầm tự xử lấy thân,
Lấy câu nhân quả định phân khỏi lầm.
Tự xét mình khởi tâm thiện ác,
Tự xét mình tạo tác hung hiền.
Khỏi cần hỏi ý Thần Tiên,
Tự mình cũng biết nghiệp duyên thế nào.
Ăn chanh muốn ngọt ngào không được,
Làm dữ mong có phước khó thay.
Một cùng với một là hai,
Trồng chi hưởng nấy xưa nay không lầm. (HĐ, q.11, t.711)
2. Tóm lược về Sanh tử luân hồi.
Chủ thuyết về luật Nhơn quả không thể một mình nó đứng vững nếu thực sự không có sanh tử luân hồi. Như trường hợp điển hình có những kẻ vô thần, đoạn kiến ngoại đạo tưởng lầm rằng chết là hết, cõi Niết-bàn hay địa ngục đều do nơi sự tưởng tượng huyễn hoặc, mê tín dị đoan thế nên họ cho tôn giáo là mùi thuốc phiện, và chỉ biết đua tranh những điều hơn kém bằng mọi thủ đoạn:
Lấy sắc thân dẹp nỗi bất bình,
Bỏ đức tính của câu nhơn quả. (Q.5)
Họ đâu có hiểu rõ những lời Phật nói đều chơn thật:
Phật đã biết rõ câu sanh tử,
Phật đã tường tận sự luân hồi.
Cho nên Phật nói cạn lời,
Người nên xét kỹ để hồi hướng tâm.
Không tin Phật chừng lâm họa khổ,
Bừng tỉnh ra đã bỏ xác rồi.
Kế liền bị nghiệp cuốn lôi,
Dễ đâu nhớ được tiền đời ra sao...
Nghiệp trước hiện đang đền chưa hết,
Đã gây nên khổ nghiệp đời sau.
Nối liền như xích buộc vào,
Luân hồi sanh tử tiếp nhau không ngừng. (HĐ, q.11, t.742-743)
Đối với một số Phật tử mới qui y thọ giới cũng có người thắc mắc, nửa tin nửa ngờ như ông Kiến Chính thuở xưa, nên Đức Phật giải thích cho vị đệ tử nầy về cảnh sanh tử biến thức như sau:
Sanh tử luân hồi cũng ví dụ như cái cây cao lớn kia, rễ sâu, góc to, cành lá um tùm, hoa quả đỏ ối. Trước chỉ có một hột giống, sau nhờ được tứ đại (đất, nước, gió, lửa) và mọi duyên bên ngoài giúp cho mà lần hồi qua nhiều sự biến chuyển đổi dời nó thành như vậy. Nguyên từ một hột giống nở thành mầm, mầm nẩy ra dọc, dọc sanh ra lá, cành lá nở ra hoa, quả, hoa quả kết thành hột, vòng quanh biến đổi, mỗi lúc mỗi khác hình thể (tướng) trước sau, không lúc nào giống nhau, duy không lìa bỏ chất cũ (thể tánh). Cả cái tên đó cũng không còn là cái hột thường gọi, mà là cái cây cao lớn kia. Cây lại sanh ra quả, quả lại có hột nở thành cây, cứ theo năm, tháng, thêm lần mãi mãi cho đến vô lượng vô số...
Thần thức (1) là pháp khởi đầu tiên, mà sanh ra pháp ấy lại chính là Si (Vô minh) nghĩa là vì ngu si sanh ra say đắm. Vậy Si cũng như hột giống của cây kia, hột đó tuy nhỏ, nhưng có đủ sức thành được cây rất lớn. Do gốc ở ngu si mà sanh ra 12 nhơn duyên và tất cả nhơn duyên hợp lại thành ra cái thân nầy. Khi sanh ra cái thân nầy thì phải có già, bịnh, chết. Đời trước và đời sau đều do Thần thức biến chuyển dời đổi mà có; mỗi lần dời đổi lại có cha mẹ khác, lại mang lấy sắc thân mới, thay đổi cả sáu căn, cho chí phong tục tập quán khổ vui cũng đều thay đổi khác, và cũng không trở lại như cũ nữa. Cũng ví như cái cây ta trông thấy kia, không sao trở lại thành cái hột được.
Thần thức không có hình tướng, nhưng mỗi khi rời chuyển là phải theo với hành nghiệp thiện ác mà đi vào đường phước, tội. Nếu lúc sanh thời làm điều thiện thì nó chuyển sanh đi theo đến chỗ lành; nếu làm những việc ác Thần thức sẽ sa vào làm kiếp súc sanh, hay địa ngục, mang thân xấu xa ngu dốt. Hễ tạo nghiệp gì thì mang thân ấy: đen, trắng, dài, ngắn, vui, khổ, tốt, xấu. Cũng ví như nước biến đổi theo hình thể của từng cái bình tròn, vuông, lớn, nhỏ.
Trong thời gian giữa lúc vừa chết cho đến khi đầu thai sang kiếp khác, Thần thức dời chuyển ở trong thân Trung ấm cũng như đá quặng nấu thành sắt; từ Trung ấm chuyển sang thân khác, cũng như sắt đã chế thành đồ, hình cũ tiêu đi, thể chất đổi khác. Cũng ví như đá sỏi được nung thành son đỏ, rời đem mài ra hòa với nước; màu đỏ kia không thể trở lại thành màu trắng được.
Cũng ví như lũ người đi buôn, đi khắp các nước ở bốn phương, trông thấy mọi sự tốt xấu, khổ, vui; rồi tự nhiên chỉ nghĩ đến một sự gì ở về phương Đông thì liền đó không còn tưởng nhớ gì đến ba phương kia nữa. Sanh tử cũng như thế. Từ đời nầy làm nghiệp gì đi đến đời sau lúc đã thọ nghiệp mang thân khác là sanh ra tư tưởng mới, nên những mối nghĩa của Thần thức trước (ở ba phương kia) đều quên hết. Thần thức không còn nhớ điều gì ở kiếp trước vì có sáu thứ ràng buộc: thứ 1 là ở trong thân Trung ấm bị mê mờ đi, không trở lại được; thứ 2 là ở trong bào thai, bị bức bách quên hết; thứ 3 là lúc sanh ra bị đau đớn quá, quên hết những điều biết trước; thứ 4 là khi sanh lọt lòng ra gặp những cảnh mới lạ khác hẳn, nên sanh ra tư tưởng mới, quên hết những sự nhớ nghĩ trước; thứ 5 là khi sanh ra rồi, liền say đắm vướng mắc về sự ăn uống, nên chỉ nghĩ đến sự tham lam, vì thế mà quên hết những sự hiểu biết trước; thứ 6 là từ lúc sanh ra đến lớn lên, quen thấy những sự mới lạ của hiện tại, tất sẽ lần lần quên hết những sự hiểu biết trước. Cũng ví như con phúc dục (loại côn trùng) sanh ở dưới đất, không có cánh và tiếng tăm chi hết, đến khi gặp thời tiết khí hậu chuyển thân hóa làm con ve sầu bay lên cây đậu, kêu suốt đêm ngày. Con phúc dục đã biến thể thành con ve sầu bỏ chỗ âm đến chỗ dương. Con ve sầu mang thân hình khác, không thể trở lại làm con phúc dục được nữa cho đến ngày nó chết, hay bị các loài chim bắt ăn. Sanh tử cũng như thế. Khi mạng hết, thân chết, Thần thức chuyển đổi, lại mang thân mới, bị năm thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức (ngũ uẩn) ngăn che từ sự thấy biết cho chí tạp quán sẽ đều khác hết.
Thế nên Từ xưa đến nay biết bao nhiêu người chết đi, không hề thấy qua một người nào trở về bảo cho biết rõ mọi sự (?). Để giải thích điều nầy, Phật lại nói:
Cũng ví như đêm tối 30, đem năm sắc vào chỗ tối tăm mù mịt, rồi cho muôn ngàn người tới đó để xem thì chẳng có người nào trông thấy rõ các màu sắc: trắng, vàng, xanh, đỏ, tím. Vậy nếu đem đuốc soi vào thì ai ai cũng có thể phân biệt rõ năm màu. Nhưng nếu có người ngu si, tự quay lưng về bó đuốc sáng, rồi ngoảnh mặt về chỗ tối, và đi vào chỗ tối hơn nữa thì họ sẽ không bao giờ thấy các màu sắc chi hết. Người ta ở trong vòng sanh tử cũng thế. Tất cả nhân dân cho chí các loài sâu bọ, bò, nhẩy, bay, chạy, cả đến các loài vi trùng, phàm đã mang những thân hình xấu xa, đều bị ngu si che lấp, sanh ra lười biếng, không chịu học hỏi về đường đạo đức, không biết tu sửa ba nghiệp (thân, khẩu, ý), chưa chứng được mắt Trí huệ mà muốn biết chỗ Thần thức đi lại các nơi để về báo cho nhau biết ngay trước mặt, thì cũng không khác chi những người muốn xem màu sắc ở giữa chỗ đêm tối mù mịt. Kết cuộc sẽ không thể nào trông thấy chi hết. Trái lại, nếu theo đúng 37 phẩm (2) trong các kinh luật dạy về các pháp tu hành để chứng đạo quả, giữ gìn ba nghiệp hoàn toàn trong sạch thì sẽ như người theo bó đuốc sáng trông thấy đủ cả năm màu sắc. Người tu đúng các phương pháp của chư Phật dạy thì sẽ biết rõ lẽ sanh tử, thấy đủ cả Thần thức tùy theo nghiệp thiện, ác đi lại trong năm ngã (người, a-tu-la, súc sanh, ma đói, địa ngục) cũng như lửa sáng soi các màu sắc đều thấy rõ. Và muốn biết rõ sanh tử đi lại như thế nào, cần phải nghe nhiều học rộng, cho hiểu thấu rõ mọi việc của Thân và Tâm, suy nghĩ tường tận, hiểu biết rõ ràng từ gốc chí ngọn. Bấy giờ cũng như người ngủ tỉnh dậy, không có gì là không rõ. Phật lại xác nhận:
Phật có đủ mắt trí huệ trong sáng, nên trông rõ suốt hết thảy những việc sanh tử của các loài đi lại trong ba cõi. Như sợi tơ màu xâu chuỗi hột thủy tinh, - xanh, vàng, đỏ, trắng Ngài đều trông rõ hết. Phật coi sanh tử của chúng sanh trong năm ngã đi lại cũng như xem cá ở dưới nước trong, cũng như đứng trên ngọn núi rất cao, trông đằng xa đều thấy rõ mọi người qua lại luôn không ngớt. [a]
3. Nguyên nhơn Phật giáo.
Cả hai thuyết minh về Nhơn quả và Luân hồi chưa đáp ứng mục đích truyền bá của đạo Phật. Người ngoại đạo có thể ngỡ rằng nền Phật giáo từ trên 25 thế kỷ qua không đạt đến chơn lý tuyệt vời (3), vì Phật có nói, hay không nói đến Nhơn quả và Sanh tử luân hồi thì cái lẽ (luật) tự nhiên trong trời đất vẫn không hề dời đổi; nó không giúp ích được gì cho nhơn loại. Thế nhơn đành tuyệt vọng vì không tìm ra được lối thoát khỏi ba cõi ví như căn nhà lửa (4). Như Đức Thầy nhận xét:
Thấy trong trần hạ thảm thương,
Đâu có biết đường chơn chánh mà đi. (Q.1)
Do nguyên nhơn đó, và cơ duyên vô cùng trọng đại, cùng lòng từ bi yêu sanh chúng như con đỏ nên Đức Phật ra đời làm vị Đạo sư dìu dắt những ai biết nghe và hiểu cùng theo Ngài lên đường tầm đạo:
Ai biết đường hãy sớm tẩu đào,
Kiếm đạo lý mà nhờ mà nhõi. (Q.4)
Đức Phật còn có danh hiệu Chuyển Luân Pháp Vương Chánh Biến Tri (5) vì giáo pháp của Ngài được người đời tôn sùng là đệ nhị bảo (Phật, Pháp, Tăng), là chơn lý tuyệt vời, là diệu dược có hiệu năng chữa trị tất cả mọi thứ bịnh từ các phiền não thế gian đến căn gốc si mê, và tham ái. Ngoài ra, vì Phật đã khai mở con đường Vô Sanh Bất Diệt cho nhơn loại, nên Phật giáo được nhơn gian ca tụng là đạo Giải thoát vậy. Như Ngài tuyên bố:
Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã mở cho chúng sanh.
Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng.
Thiện thay! Mặc dù được làm Người do cơ duyên rất may mắn, khó khăn hơn con rùa mù bơi lội không biết bao nhiêu ngàn năm mới chui vào được trong bộng cây trôi giạt ngoài biển khơi; nhưng kẻ thấy đạo lý để tu hành theo chánh pháp lại thực sự là người có căn lành to lớn hơn cả. Vì họ không còn lo lắng tìm cầu một phương hướng nào khác ngoài sự lần bước theo đường xưa lối cũ:
Tượng xưa dấu cũ còn mờ,
Không lo tìm kiếm bến bờ mà nương. (DDBĐ)
...
Nay rừng bụi có người mở ngỏ,
Thì noi theo dấu thỏ đàng dê. (SĐ)
4. Đoạn đường Phật tầm đạo.
Để thành đạt chơn lý cao thượng tuyệt vời hiến cho trần thế, Đức Phật đã đi suốt một cuộc hành trình đơn độc, lặng lẽ đầy những sự gian nan, cùng thử thách, không màng đến những lời xui giục âm thầm của lũ quỉ (tham, sân, si, mạn, nghi, v.v.) trong nội tâm, lẫn những cảnh quyến rũ bên ngoài của bọn ma vương (lục trần) quấy rối. Ngài tự phế bỏ ngôi vị Thái tử cao quí, xa lìa phụ vương yêu thương, vợ đẹp và con vừa mới sanh nở mà Ngài cho rằng mang thêm sợi dây trói buộc, - Ràhula (6) để làm đạo sĩ nghèo nàn không tiền của, nhà cửa. Ngài đi lang thang trong rừng núi, y phục chỉ là những mảnh vải vá víu, chơn không giày dép, đầu không khăn nón, phải tạm trú trong hang đá, hay dưới bóng cây qua những cơn mưa dông, nắng cháy.
Phật hóa hiện ra đời như một vĩ nhơn phi thường đầy lòng từ bi vô lượng, trí huệ tột bực, dũng cảm siêu quần. Cuộc đời Ngài là gương sáng mầu nhiệm soi rọi cho thế chúng nương theo vào cảnh giới tỉnh lặng trường cửu. Như Đức Thầy nhắc nhở:
Nhớ thuở trước oai linh Phật Tổ,
Phép thần thông trừ lũ Ma vương.
Chốn rừng tòng ngồi chịu nắng sương,
Tìm đạo lý hiến cho trần thế...
Và nguyên do Phật quyết chí ra đi tìm đạo được Đức Thầy kể tiếp:
Bịnh với Tử từ kim chí cổ,
Sanh với Già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lâu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài tầm đạo. (Q.4)
Qua ba lần rời cung điện đi ngoạn cảnh bên ngoài, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) lần lượt trông thấy một cụ già chơn mõi lưng khòm, kế đến một người bịnh hoạn rên rỉ, rồi một thây ma hôi thúi. Những cảnh đó làm cho Ngài ưu tư, phiền não. Ôi! sanh ra rồi cứ lăn lộn trong những cuộc bon chen vất vả để cuối cùng thân xác cũng rã tan. Trông người rồi lại nghĩ đến mình, dù ở ngôi Thái tử vào đài ra các tột bực giàu sang, nhưng Ngài cũng sẽ không thoát khỏi vòng sanh-lão-bịnh-tử:
Từ nhỏ tuổi đến người trưởng lão,
Mắc trong vòng sanh tử luân hồi...
Cảnh dương gian muôn thảm ngàn sầu,
Ngó vạn vật lầu đài chẳng có.
Sông với núi trước kia mắt ngó,
Khi chết rồi thấy nó đặng nào. (Q.4)
Đến lần thứ tư, Ngài lại thấy một đạo sĩ nghiêm trang thanh nhã. Hình ảnh nầy gợi trong tâm trí Ngài con đường Giải thoát:
Lần thứ tư vừa đi dạo mát,
Bỗng gặp người tốt đẹp trang nghiêm.
Nào dè đâu trời đã ứng điềm,
Giả tăng sĩ gợi lòng Thái tử.
Ngài hiểu rõ ấy là phận sự,
Phải xuất gia tầm đạo mau mau. (Q.5)
Nên sau đó Thái tử xin xuất gia, nhưng không được phụ vương chấp thuận. Ngài đành chờ đêm tối lẻn trốn khỏi hoàng cung, quyết chí đi tìm đạo lý:
Lòng Thái tử quyết theo ý muốn,
Thừa đêm khuya lén trốn vào rừng.
Lìa cha già, vợ đẹp, con cưng,
Thân chẳng sá xông pha bờ bụi.
Ngài thuở ấy nên mười chín tuổi, (7)
Tâm đại hùng cương quyết tu trì.
Trải bao phen lao khổ xiết chi,...
Thật đúng như lời tiên đoán của tiên ông A Tư Đà (Asita):
Rằng Hoàng tử chừng được thành nhơn
Lìa đền đài khổ cực chẳng sờn,
Tìm đạo lý dắt dìu sanh chúng.
Ngài sẽ được thế gian ca tụng,
Chắc phần Ngài quả Phật vẹn tròn.
Buồn vì tôi tuổi lớn sức mòn,
Chẳng sống đặng nghe lời Phật thuyết.
Cả hồng trần đau thương thống thiết,
Nhờ Ngài mà diệt nẻo luân hồi. (Q.5)
Thời gian đầu Ngài theo học với hai vị đạo sĩ lỗi lạc, nổi danh. Với vị đạo sĩ đầu tiên, Ngài chứng đạt sự nhận thức bằng trí huệ và trực giác, thuộc cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ Thiên, tức cảnh giới có quan niệm về hư không, một tầng thiền khá cao. Với vị thứ hai, Ngài ngộ được đệ bát thiền Vô Sắc, là tầng cao nhứt của thiền Vô Sắc thuộc cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tức không còn tri giác mà cũng không có không tri giác. Khi đắc được thiền nầy tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế nhị đến nỗi không thể nói là có tâm hay không. [b] Tuy đạt được các thành quả nầy, làm chủ tâm mình, nhưng Ngài nhận xét đó chưa phải là mục tiêu cuối cùng dứt được ái dục, thoát khỏi vòng phiền não để tiến đến Chơn lý tối thượng Niết bàn tịch tịnh nên Ngài lại ra đi.
Ngài nghĩ rằng Ta không nên nương nhờ ai khác (tha lực) mà phải tự mình nỗ lực tu tập vì chơn lý phải do nơi chính mình suy niệm:
Đường đạo lý chớ nên chán nản,
Hãy bền lòng tầm Phật trong tâm. (Q.2)
Thế rồi, như Đức Thầy kể tiếp:
Sau Ngài đến Rạch Ni Liên Thuyền, (8)
Thấy cỏ hoa cảnh bắt tham thiền.
Ngồi khổ hạnh sáu năm bên ấy, (Q.5)
Như tất cả đạo sĩ thời bấy giờ, Ngài tu theo lối khổ hạnh suốt trong sáu năm liên tục. Dáng người trở thành gầy ốm, tiều tụy vì thiếu dinh dưỡng; đồng thời tinh thần cũng mệt mõi không còn sáng suốt như trước nữa, nên Ngài nghĩ đến con đường Trung đạo mà sau nầy là đặc điểm của Đại Thừa Phật giáo, cũng như Giáo lý PGHH. Ngài là vị Giáo chủ đầu tiên khám phá ra hệ thống nầy, đó là con đường ở khoảng giữa hai cực đoan (antà, extrême, hay thái cực, cực điểm). Một cực đoan là tham dục luyến ái trước ngũ trần, chỉ biết lợi dưỡng, tìm thích thú trong những khoái lạc tạm bợ và ngắn ngủi. Nó thấp hèn, và thô bỉ. Trái lại, một cực đoan khác là khổ hạnh tuy cao cả hơn, nhưng chỉ làm gia tăng những nỗi đau đớn. Cả hai cực đoan đều không lợi ích, không xứng đáng phẩm hạnh của Thánh nhơn. Sự lợi dưỡng làm suy yếu tinh thần, còn tu khổ hạnh làm hại sức khỏe đều gây trở ngại cho sự phát huy trí giác. Thế nên Ngài trở lại dùng thức ăn đơn sơ vừa đủ. Thấy vậy, nhóm của ông Kiều Trần Như (Kaundinya) gồm tất cả 5 đạo sĩ thất vọng, bèn bỏ ra đi vì họ nghĩ rằng: Đạo sĩ Cồ Đàm (Gotama) đã trở lại ưa thích xa hoa, đã ngưng cố gắng và đã quay về đời sống lợi dưỡng. [b] Nhưng Ngài vẫn không nản chí, cứ một mình hành thiền nhập định giữa chốn rừng sâu. Cũng như xưa nay các bực vĩ nhơn đều ở trong hoàn cảnh âm thầm, cô đơn để tìm chơn lý, hay để giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp mà người bình thường không thấu hiểu.
Trong đêm đó, Ngài ngồi dưới cội cây Bồ đề (9) để nhập sơ thiền, rồi lần lần nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Tâm Ngài an trụ vào một điểm, rồi nó trở thành trong sáng như mặt gương được lau chùi bóng loáng có thể phản chiếu tất cả mọi vật một cách vô cùng trung thực. Tư tưởng Ngài cũng hoàn toàn lắng dịu, tinh khiết, không còn ô nhiễm tham ái. Như Đức Thầy mô tả: Tâm sáng suốt như đài nguyệt kiến, Tánh trong như nước bích mùa xuân. (Q.4)
Vào canh một, Ngài chứng ngộ Túc Mạng Minh; tức phá tan màn vô minh, nhận ra tỏ rõ những lần tái sanh như thế nào, cùng những việc trong muôn kiếp trước.
Vào canh hai, Ngài chứng đạt Thiên Nhãn Minh; với Cặp mắt Thánh dòm xem tứ hải (DPQM) Ngài thấy rõ hiện tượng diệt và sanh của chúng sanh, tức sự phân tán và sự kết hợp trở lại, chết nơi kiếp nầy rồi sống lại ở kiếp khác (đầu thai), cùng lý do có kẻ sanh vào chỗ lành nơi dữ, có kẻ giàu người nghèo, kẻ đẹp đẽ người xấu xí, kẻ thông minh người đần độn,... Tất cả, đều do hành vi tạo tác của họ ở kiếp trước.
Vào canh ba, Ngài chứng đạt Lậu Tận Minh (Asavakkhayanàna); tức phá tan màn vô minh, thấy rõ các pháp Trầm luân nơi tam giới. (10) Ngài nhận ra: Đây là sự phiền não, đây là sự ô nhiễm; và đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt phiền não, đây là con đường chấm dứt sự ô nhiễm. Nhờ đó tâm Ngài giải thoát khỏi Dục lậu, tức sự ô nhiễm của dục vọng; Hữu lậu, tức sự ô nhiễm của luyến ái đời sống; và Vô minh lậu, tức sự ô nhiễm của mê si. Cuối cùng Ngài nhận thức đây là kiếp chót:
Ta đã được giải thoát. Tái sanh đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được viên mãn, đã làm xong những việc phải làm, không còn trở lại trạng thái nầy nữa.
Thế rồi, Phật tuyên bố: Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà nầy. Lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn. Nầy hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô Sanh Bất Diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục. [b] Trải qua nhiều kiếp sanh tử luân hồi nhàm chán Phật cứ mải suy tư tìm hiểu căn gốc tạo nên cái thân xác (cái nhà) nầy, và cuối cùng Ngài khám phá ra chính đó là ái dục (người thợ cất nhà), - nó là động lực nằm sâu kín bên trong mọi người chớ không ở nơi nào khác. Phật đã quán thấy nó (ái dục), và đã tận diệt nó nên từ đây nó sẽ không còn tạo ra những sự ô nhiễm (sườn nhà) như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, v.v. Ngài cũng đã dùng trí huệ tận diệt Vô minh (cây đòn dông) do ái dục tạo tác, nên cùng lúc tất cả mọi thứ phiền não đều tan rã. Phật đã vượt qua con đường gai gốc nguy hiểm, Pháp thân Ngài đã đạt trạng thái vô vi Niết-bàn vắng lặng.
Cùng lúc đó ánh bình minh hiện lên ở chơn trời, màn sương tan biến, vạn vật trong vũ trụ đều chuyển động. Chư Phạm Thiên đến dâng hoa và bái lạy Ngài đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (11), thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Thích Ca là họ của Ngài và Mâu Ni, có nghĩa là Tịch tĩnh.
Tiếp theo, thiện nữ Sujàtà đến dâng cúng Phật bát sữa hòa với mật ong. Ngài thọ dụng để có đủ sức khỏe, rồi nhịn đói luôn 49 ngày (12) để suy nghiệm trong tĩnh lặng quanh quẩn nơi cội cây Bồ đề.
Tuần lễ thứ nhứt, Phật ngồi không cử động để chứng Hạnh Phúc Giải Thoát (Vimutti Sukha). Trong đêm cuối tuần, vào canh một Ngài xuất thiền và suy nghiệm về Thập Nhị Nhơn Duyên theo chiều xuôi: Khi cái nầy (nguyên nhơn) có thì cái đó (kết quả) có; khi cái nầy (nhơn) phát sanh thì cái đó (quả) phát sanh. Như Đức Thầy giảng:
Nhơn duyên thứ nhứt phát khởi từ màn vô minh mà che lấp bản ngã (linh hồn) nên làm cho người phải tăm tối mê say, gây tạo ác nghiệp, chịu nẽo luân hồi thống khổ. Đây là 12 duyên sanh: vô minh sanh hành, hành sanh thức, thức sanh danh sắc, danh sắc sanh lục nhập, lục nhập sanh xúc động, xúc động sanh thọ cảm, thọ cảm sanh ái, ái sanh bảo thủ, bảo thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lão, tử . Ngoài ra, Đức Thầy còn giải thích vì sao chúng sanh vẫn phải lăn lộn trong sáu nẻo luân hồi:
Đó là 12 duyên sanh, nó dắt đi từ kiếp nầy đến kiếp kia không có dứt; cái vô minh nghĩa là tối tăm mê dốt, từ hồi vô thỉ. Có mê dốt ta mới hành động, rồi hành động ấy sanh ra muôn pháp, nên mới có cái thức (biết), ví như loài cây cỏ, sắt đá (vô tình) không biết chi cả, đâu có danh sắc, còn ta là loài hữu tình cái biết ấy nên có xác thịt và linh hồn, danh sắc. Xác thịt và linh hồn có thì phải có 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhiễm với 6 trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là lục nhập. Có lục nhập mới có tiếp xúc với người và vạn vật, nên gọi là xúc động, rồi từ chỗ tiếp xúc mới thọ hưởng của tiền trần nên gọi là thọ cảm. Có thọ cảm, thọ hưởng của tiền trần rồi mới có cái ưa thích, quyến luyến, thâm tình nên gọi là ái. Muôn việc chi ở đời, nếu ta ưa thích cái điều đó, thì ta phải gắng công gìn giữ chặt chịa nên gọi là bảo thủ; mà gìn giữ chặt chịa thì mới có sống, nếu không, làm sao mà ta sống, nên gọi là hữu. Rồi cái sống ấy, mến tiếc ấy mới đầu thai trở lại cõi trần đặng hưởng dụng nên gọi là sanh. Muôn loài vạn vật hễ sanh ra thì lớn, hễ lớn thì sẽ già bị trong tứ đại (đất, nước, gió, lửa) làm nên nào là tứ thời, cảm mạo bất hòa, hễ già thì yếu đau, nếu đau tất là phải chết nên gọi là lão, tử. Ấy vậy cái nghiệp nhơn của già, chết, ấy là tại cái vô minh mà ra tất cảÏ. (SG, bản ấn tống năm 1999, t. 390-391)
Vào canh hai, Phật suy nghiệm về Thập Nhị Nhơn Duyên theo chiều ngược: Khi nguyên nhân nầy không còn thì quả nầy cũng không có. Với sự chấm dứt của nhân nầy thì quả nầy cũng chấm dứt. Như Đức Thầy giảng về môn Hoàn diệt:
Vô minh bị diệt thì Hành diệt; Hành bị diệt thì Thức diệt; Thức bị diệt thì Danh sắc diệt; Danh sắc diệt thì Lục nhập diệt; Lục nhập diệt thì Xúc động diệt; Xúc động diệt thì Thọ cảm diệt; Thọ cảm bị diệt thì Ái diệt; Ái bị diệt thì Bảo thủ diệt; Bảo thủ bị diệt thì Hữu diệt; Hữu bị diệt thì Sanh diệt; Sanh bị diệt thì Lão, Tử diệt. Ấy là giải thoát vậy. (SG, t.391)
Vào canh ba, Phật lại suy nghiệm về Duyên khởi theo chiều xuôi và chiều ngược cùng lúc.
Tuần lễ thứ hai, để tỏ lòng tri ơn cây Bồ đề đã che đỡ Ngài trong những cơn mưa nắng giúp Ngài chiến đấu thành đạt đạo quả, Phật đứng cách khoảng xa và yên lặng nhìn vào cây đó suốt cả 7 ngày không nháy mắt. Đây là một bài học luân lý dành cho thế nhơn chớ quên ơn phụ nghĩa dù đối với một vật vô tri vô giác.
Tuần lễ thứ ba, Phật tạo một đường kinh hành quí báu (bằng ngọc) và đi lên xuống suốt trọn tuần nhằm tỏ cho chư Thiên biết Ngài đã đắc quả vị Phật. (13)
Tuần lễ thứ tư, Phật suy niệm về phần quí báu, những điểm phức tạp của Tạng Luận (Abhidhamma, giáo lý cao siêu). Khi Ngài suy tưởng về lý Nhơn Quả Tương Quan, tâm và thân Ngài trở nên tinh khiết và phát ra một vầng hào quang sáu màu. (14)
Tuần lễ thứ năm, Phật chuyển sang ngồi dưới cội cây Ajapàla và chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Trong thời gian nầy có 3 người con gái của Ma Vương tên Tanhà, Aratì và Ragà cố gắng dùng nhan sắc quyến rũ Ngài, nhưng họ thất bại.
Tuần lễ thứ sáu, từ cây Ajapàla Phật sang qua ngồi dưới cây Mucalinda để lần nữa chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát.
Tuần lễ thứ bảy, Phật lại bước qua ngồi dưới cây Rajayatana để chứng nghiệm Quả Phúc Giải Thoát. Đó là phong cách thận trọng của Phật dành thời gian cần thiết để kiểm chứng về Chơn lý đã giác ngộ, như Ngài chủ trương nhìn toàn diện mọi sự vật từ bên ngoài vào tận trong cùng và qua tất cả mọi khía cạnh (angles) của nó.
Sau đó, Đức Phật còn do dự chưa đi hóa độ vì Ngài nghĩ rằng cái Chơn lý mà Ngài vừa chứng đắc quá cao siêu huyền diệu, ngược dòng tư tưởng của người bình phàm; e thế chúng không đủ khả năng lãnh hội vì họ còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần, vương vấn những phiền não tham, sân, si. Bỗng Ngài nhìn vào đầm sen kia không gì đẹp bằng, có nhiều cây đã lên cao khỏi mặt nước với lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng (CD), lại có những cây chỉ vừa nhô lên với búp hoa còn khép kín, cũng có những cây còn ở dưới đáy ao. Rồi Ngài dùng thiên nhãn quán chiếu thấy thế chúng tuy trình độ phàm Thánh khác nhau, có người trí kẻ mê, có người thông minh kẻ ngu khờ, nhưng tất cả ai ai cũng đều có hột giống Phật tánh quí báu. Như Đức Thầy nói:
Ngài bèn xét ở trong Phật chủng,
Các chúng sanh đều có như Ta.
Bị vô minh vọng tưởng vạy tà,
Nên quay lộn Ta bà cõi khổ. (Q.5)
Do đó, Đức Phật quyết định lần bước phô trương độ chúng (Q.5), đánh lên hồi trống Vô Sanh Bất Diệt (amata)Ï. Nếu ai làm đúng theo lời dạy của Ngài (Phật pháp) thì họ sẽ sớm được chứng ngộ; và ngay trong kiếp nầy những người có đủ tri giác, cùng trí huệ sẽ hưởng một đời sống vô cùng thiêng liêng trong sạch.
Đức Phật định hóa độ để trả ơn cho hai vị đạo sĩ mà Ngài theo học trước kia, nhưng khi dùng thiên nhãn soi chiếu thấy một vị đã chết trước đó một tháng và vị kia vừa lìa đời được một tuần nên Phật bèn lên đường đi tìm nhóm ông Kiều Trần Như lúc ấy đang tu hành ở vườn Lộc Uyển, gần thành Ba-la-nại (Benares). Tại nơi đây, Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế là bài chuyển Pháp luân đầu tiên mà Ngài hiến cho trần thế. Sau khi nghe xong, các vị trút bỏ mọi kiến chấp mê mờ lầm lạc, tâm trí trở nên sáng suốt và lần lượt chứng ngộ quả vị A-La-Hán. Đó là 5 vị đệ tử đầu tiên qui y Phật.
(Kỳ sau tiếp phần : Chơn Lý Tuyệt Vời và Quan Niệm Về Niết Bàn)
Ghi chú:
(1). Thần thức, còn được gọi là Tạng thức (Alaya), là thức thứ 8, sau thức thứ 7 là Mạt na (Manas), -lúc nào cũng xét nét, suy nghĩ; và 6 thức khác là thức của 6 căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Theo thuyết Duy Thức của các Ngài Vô Trước và Thế Thân thì thức Alaya là nguồn gốc và nơi nương tựa của vạn vật, là nguyên lý của cá nhân, đồng thời cũng là nguyên lý của vũ trụ, -gần giống như nguyên lý đơn tử (monade) của Tây phương. Mỗi chúng sanh đều có thức Alya... và thức ấy biến hiện thành thế giới tùy theo nghiệp của nó. Thức Alya phát sanh ra ngã chấp vốn là nguồn gốc của tất cả mọi sự mê lầm. Do nghiệp lực từ kiếp vô thủy quy định (nghiệp quả) nó như một dòng nước liên tiếp chảy xiết không ngừng (bất đoạn), rồi do nghiệp lực mà phải sanh trong ba cõi... Trên phương diện Nhơn quả đồng thời, có sự tương quan giữa thức thứ 8 với 7 thức khác do sự hoạt động của 7 thức trước (còn gọi là chuyển thức) mà thức Alya được liên tục tồn tại, rồi do sự hoạt động của Thức Alya (chủng tử hiện hành) mà 7 chuyển thức kia được thường thường hiện hành. Nhưng dù 7 chuyển thức có ở trạng thái bất động thì Thức Alya cũng vẫn bất diệt, liên tục như dòng nước chảy đều. Vậy Thức Alya được nhận là thức chứa trữ (tạng, hay tàng) nghiệp quả. [xem Kimura Taiken, Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, do HT Thích Quảng Độ dịch, t.120-129]
(2). 37 phẩm trợ đạo do Phật chế ra và chia thành 7 môn, gồm có:
Tứ Niệm xứ: Quán thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thị khổ
Tứ Chánh cần: Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa sanh khởi, dứt trừ các điều ác đã sanh khởi, làm sanh khởi các điều thiện, tiếp tục phát triển các điều thiện đã sanh khởi.
Tứ Như ý túc: Dục (như ý túc), Tinh tấn (...), Nhứt tâm (...), Quán (...).
Ngũ Căn: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Huệ căn.
Ngũ Lực: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Huệ lực.
Thất giác chi: Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Niệm, Định, Xả.
Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh mạng, Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định.
(3). Theo câu Đức Thầy viết trong bài Từ Giã Làng Nhơn Nghĩa: Càng đi càng biết nhiều nơi, Càng đem chơn lý tuyệt vời phổ thông.
(4). Xem Kinh Pháp Hoa, phẩm 1 (Tựa), phẩm 2 (Phương tiện), phẩm 3 (Thí dụ).
(5). Chánh Biến Tri (Sammà Sambuddha), là vị Phật hoàn toàn thấu triệt đạo lý và có đầy đủ khả năng truyền bá Giáo lý. Trái lại, Phật Độc Giác (Pacceka, cá nhơn) chỉ thấu triệt Chơn lý, nhưng không thể giảng giải Giáo lý.
(6). Vua Tịnh Phạn đặt cho Hoàng Tử tên Ràhula, có nghĩa là sợi dây trói buộc. Về sau Hoàng tử cũng xuất gia qui y theo Phật.
(7). Theo nhiều tài liệu thì Ngài xuất gia lúc 19 tuổi; thuyết nầy có thể tin được vì theo tục lệ người Ấn, đặc biệt ở thời ấy nam và nữ lập gia đình rất sớm. Nhưng theo T.T. Thích Đức Nhuận, Phật Học Tinh Hoa (PHTH), do PHVQT xuất bản năm 1983, t. 94, căn cứ bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) thì Thái tử xuất gia lúc 29 tuổi.
(8). Rạch Ni Liên Thuyền, tức nơi có con sông Nairanjani (Lilani), một khu rừng gần làng Ouroubilva (cũng gọi là Dukarakrya, có nghĩa là Khổ hạnh lâm), bên tháp núi Râdjagriha (Vương xá); theo T.T. Thích Đức Niệm, PHTH, t. 95.
(9). Cây Bồ đề, là cây pippala, sau người ta gọi là Bôddhidruma; nghĩa là cây (druma) Giác ngộ (bodhi). Còn khu đất chung quanh cây được gọi là Trường Giác ngộ (Bodhimanda).
(10). Các pháp Trầm luân (Àsavas), là những bợn nhơ (lậu) trong tâm, những ô nhiễm trôi chảy đến cảnh giới cao nhứt. Có 4 pháp Trầm luân: Dục (Kàma), Hữu (Bhava), Tà kiến (Ditthi), và Vô minh (Avijjà). Ở đây, Hữu là ý muốn tái sanh vào cảnh giới Sắc và Vô sắc (Rùpa và Arùpa Bhava). [b]
(11). Theo Đại Thừa, muốn phá tan hoàn toàn màn vô minh phải trải qua 52 quả vị. Cứ mỗi lần phá được một phần vô minh là đắc một quả vị. Sau khi đạt Thập tín (10 quả vị) thì đến Thập trụ (10 quả vị), rồi lên Thập hạnh (10 quả vị), Thập hồi hướng (10 quả vị), và Thập địa (10 quả vị). Đến quả vị thứ 51 là đắc Đẳng Giác; sau đó dùng trí huệ Bát nhã Kim cương phá sạch màn vô minh vi tế tận cùng thì chứng ngộ Diệu Giác, tức Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Phật). Như vậy, cuộc hành trình tu hành từ thân phận phàm nhơn cho đến khi thành đạt Phật quả thật quá xa; nhưng tại sao chỉ trong một đêm thiền định mà Ngài đạo sĩ Cồ Đàm trở thành Phật (?). Thật ra, Ngài đã tu hành từ vô lượng kiếp, và đã muôn ngàn kiếp trước là Thánh nhơn, đã ngàn kiếp xưa kia là Bồ Tát.
(12). Theo T.T. Thích Đức Nhuận, PHTH, t. 98 thì Phật thành đạo vào ngày cuối cùng sau 49 ngày suy tưởng. Chúng tôi nghĩ rằng thuyết nầy không phù hợp với nguyên tắc tư duy hợp lý và có tánh cách khoa họcÏ. Dụ như các nhà khoa học mỗi khi đã tìm ra một kết quả nào, họ cần phải thử nghiệm thêm nhiều lần để xác nhận, rồi mới đem ra áp dụng. Giáo thuyết của Phật trong sáng, không có điều nào mâu thuẫn, và cũng không dựa vào thần quyền nên nó phải được Ngài suy tưởng, chứng nghiệm, rồi suy nghiệm theo chiều xuôi và chiều ngược để kiểm lại. Như vậy, ắt Ngài dành thời gian 7 tuần nhựt để suy nghiệm lần nữa về Chơn lý mà Ngài đã thành đạt trước khi lên đường chuyển Pháp luân.
(13). Người viết thiển nghĩ hình ảnh đó biểu thị sự đi lại tự tại của Như Lai. Như trong Tâm Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa ghi: Bồ Tát Tự Tại (có nơi cho là Quán Thế Âm) dùng trí huệ Ba-la-mật quán xét năm uẩn đều không nên giải thoát khỏi mọi sự trói buộc; -Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
(14). Sáu màu, gồm có xanh dương, vàng, đỏ, trắng, cam, và màu thứ sáu là tất cả 5 màu pha lẫn. Theo giáo lý PGHH thì màu đà (nâu) tượng trưng các màu tổng hợp.
Gửi ý kiến của bạn